Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2008/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 04 tháng 01 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số: 120 /TTr-SXD ngày 28 /12 /2007.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Bản Quy định một số nội dung về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
Điều 2. Giao cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện bản Quy định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo quyết định số: 03 /2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương 1:
Bản Quy định này quy định một số nội dung cụ thể về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm: Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, định mức và đơn giá, hợp đồng trong hoạt động xây dựng, thanh toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước do địa phương quản lý, vốn hỗn hợp trong đó vốn nhà nước do địa phương quản lý chiếm từ 30% trở lên.
Trường hợp có quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ hoặc có điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết mà có quy định khác thì không áp dụng quy định này.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước do địa phương quản lý.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn khác áp dụng quy định này.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 4. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là chi phí dự tính của dự án bao gồm các chi phí theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Phần II Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là thông tư 05/2007/TT-BXD). Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là một nội dung bắt buộc phải có trong phần thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được xác định theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 99/CP và hướng dẫn tại phụ lục số 01 Thông tư 05/BXD.
1.Chi phí xây dựng:
a) Chi phí xây dựng tính theo thiết kế cơ sở của dự án được xác định trên cơ sở khối lượng chủ yếu tính từ thiết kế cơ sở và đơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố, giá vật liệu tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền thông báo, chế độ chính sách hiện hành. Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại được tính theo tỷ lệ (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu.
b) Chi phí xây dựng tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng công trình thì xác định theo giá xây dựng tổng hợp hoặc suất vốn đầu tư xây dựng công trình. Giá xây dựng tổng hợp được xác định trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết do Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố, giá vật liệu tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền thông báo và các chế độ chính sách hiện hành. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình được xác định theo từng loại công trình, nhóm công trình, cấp công trình tại một thời điểm nhất định và được điều chỉnh theo thời gian thực hiện dự án. Suất vốn đầu tư xây dựng công trình được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 kèm theo quy định này.
c) Chi phí xây dựng tính theo số liệu của các công trình xây dựng đã có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện thì phải sử dụng chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các công trình đã xây dựng tại Lào Cai. Chi phí xây dựng tính theo số liệu các công trình đã có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 kèm theo quy định này.
2. Chi phí thiết bị xác định theo hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 2 Thông tư số 05/TT-BXD;
3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư được xác định trên cơ sở Phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
4. Chi phí quản lý dự án được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm do Bộ Xây dựng công bố hoặc xác định theo phương pháp lập dự toán;
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các công việc theo hướng dẫn tại tiết 1.1.5 điểm 1.1 mục 1 Phần II Thông tư 05/TT-BXD. Những công việc tư vấn đầu tư xây dựng đã có định mức được Bộ Xây dựng công bố thì áp dụng theo định mức đó để xác định chi phí, những công việc không có định mức thì tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư, khi thực hiện phải xác định bằng phương pháp lập dự toán và được chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư có đủ điều kiện, năng lực thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thì được hưởng chi phí thực hiện công việc tư vấn đó;
6. Chi phí khác gồm các chi phí theo hướng dẫn tại tiết 1.1.6 điểm 1.1 mục 1 Phần II Thông tư 05/TT-BXD được xác định theo định mức quy định, những chi phí chưa có quy định thì tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư, khi thực hiện phải lập dự toán và phê duyệt theo quy định;
7. Chi phí dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại tiết 1.1.7 điểm 1.1 mục 1 Phần II Thông tư 05/TT-BXD.
Điều 6. Thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư xây dựng công trình và phải được thẩm định, phê duyệt.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định tổng mức đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm định tổng mức đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã;
2. Thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 12 Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 5/6/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành một số điểm cụ thể về quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượngcông trình tại Lào Cai;
Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư:
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2007/NĐ-CP .
Điều 8. Lập dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình là cơ sở để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
1. Chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng các công việc tính theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố, giá vật liệu tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền thông báo, chế độ chính sách hiện hành. Chi phí làm nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được xác định bằng định mức tỷ lệ theo hướng dẫn tại tiết 2.2.1 điểm 2.2 mục 2 Phần II Thông tư 05/TT-BXD, trường hợp chi phí này tính theo định mức lớn hơn 100 triệu đồng thì phải lập dự toán hoặc xác định theo suất vốn đầu tư đối với nhà tạm do UBND tỉnh công bố;
2. Chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác và chi phí dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại mục 2 Phần II Thông tư 05/TT-BXD.
3. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình được tính theo định mức ban hành kèm theo văn bản công bố của Bộ Xây dựng, những công việc tư vấn đầu tư xây dựng không có định mức thì phải lập dự toán;
Điều 9. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình
1. Công trình hoặc hạng mục công trình trước khi khởi công phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt;
2. Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm tra và phê duyệt dự toán xây dựng công trình, trường hợp không có đủ năng lực để thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán để làm cơ sở phê duyệt.
3. Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành và các phòng chuyên môn thuộc cấp huyện không được thực hiện công việc tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán cho các chủ đầu tư khác.
Điều 10. Điều chỉnh dự toán công trình
Thực hiện theo Điều 11 Nghị định 99/2007/NĐ-CP .
ĐỊNH MỨC VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 11. Lập và quản lý định mức xây dựng
Định mức xây dựng gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ.
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Xây dựng công bố là căn cứ để lập đơn giá xây dựng công trình tại Lào cai;
2. Định mức tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố dùng xác định chi phí một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng bao gồm: Tư vấn đầu tư xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác.
3.Trường hợp công tác xây dựng không có trong hệ thống định mức được Bộ Xây dựng công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công lập định mức theo hướng dẫn lập định mức xây dựng công trình tại phụ lục số 3 kèm theo Thông tư số 05/TT-BXD gửi Sở Xây dựng thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để áp dụng;
4. Trường hợp định mức công tác xây dựng được Bộ Xây dựng công bố chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình, chưa phù hợp với điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó theo hướng dẫn lập định mức xây dựng công trình tại phụ lục số 3 kèm theo Thông tư số 05/TT-BXD gửi Sở Xây dựng thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để áp dụng;
5. Sở Xây dựng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý định mức xây dựng tại Lào Cai;
Điều 12. Lập đơn giá xây dựng và đơn giá xây dựng công trình
1. Sở Xây dựng lập các bộ đơn giá xây dựng để áp dụng tại Lào Cai trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Xây dựng công bố;
2. Chủ đầu tư lập đơn giá xây dựng công trình cho công trình xây dựng cụ thể trên cơ sở đơn giá xây dựng tại Lào Cai do UBND tỉnh công bố và các yếu tố chi phí sau:
a) Vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu xây dựng sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá vật liệu chính do cơ quan có thẩm quyền thông báo, báo giá của nhà sản suất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã dược áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự;
b) Giá nhân công xây dựng được tính toán theo đơn giá nhân công trong đơn giá xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố và căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác;
c) Giá ca máy và thiết bị thi công tính theo đơn giá ca máy và thiết bị thi công do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố.
Điều 13. Quản lý giá xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện cụ thể của công trình, đơn giá xây dựng tại Lào Cai được Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố, giá vật liệu tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền thông báo và chế độ chính sách hiện hành làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
2. Những công việc không có trong hệ thống đơn giá được Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố hoặc đơn giá được công bố chưa phù hợp với điều kiện thi công, biện pháp thi công thì chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn lập đơn giá trên cơ sở định mức quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 10 gửi Sở Xây dựng thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện.
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Điều 14. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng thực hiện theo mục 3 Phần I Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
2. Hợp đồng xây dựng được ký kết căn cứ phải vào Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu; Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được chọn còn hiệu lực và các văn bản khác có liên quan; Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; Kết quả thương thảo hợp đồng; Thông tin về năng lực và tài chính của nhà thầu tại thời điểm ký hợp đồng phải đáp ứng đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Điều 15. Giá hợp đồng xây dựng
Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và yêu cầu khác quy định trong hợp đồng. Giá hợp đồng không vượt giá trúng thầu được duyệt (đối với trường hợp đấu thầu), không vượt dự toán gói thầu (đối với trường hợp chỉ định thầu) trừ trường hợp khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được Người quyết định đầu tư cho phép. Tùy theo đặc điểm tính chất công trình xây dựng, chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức hợp đồng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định 99/2007/NĐ-CP để trình người quyết định đầu tư phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu;
Điều 16. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
Điều chỉnh hợp đồng phải được người quyết định đầu tư cho phép và chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký, trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian do có những nguyên nhân khách quan mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra thì bên giao thầu phải xem xét nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ để báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định việc gia hạn hợp đồng. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.
Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng và phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và kết quả đàm phán hợp đồng. Trong hợp đồng các bên quy định rõ các trường hợp được điều chỉnh hợp hợp đồng, phương pháp, cách thức, phạm vi điều chỉnh hợp đồng.
Giá hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
1. Hợp đồng theo hình thức giá hợp đồng trọn gói (Hình thức trọn gói và hình thức theo tỷ lệ phần trăm quy định trong Luật đấu thầu):
a) Khi có khối lượng công việc bổ sung ngoài hợp đồng đã được ký kết;
b) Khi các bên hợp đồng thống nhất không thực hiện một số công việc trong hợp đồng;
c) Khi có thay đổi thiết kế so với thiết kế đã được duyệt;
2. Hợp đồng theo hình thức theo đơn giá cố định:
a) Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng;
b) Khi có biến động lớn về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị hoặc khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng.
c) Khi có khối lượng phát sinh tăng giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu gây ra.
3. Hợp đồng theo hình thức giá điều chỉnh:
a) Trong hợp đồng có sử dụng đơn giá tạm tính đối với những công việc hoặc khối lượng công việc mà ở thời điểm hợp đồng bên giao thầu và bên nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có điều kiện xác định đơn giá;
b) Trong hợp đồng có cam kết xem xét điều chỉnh lại các đơn giá sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi ký hợp đồng;
c) Khi có biến động lớn về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị hoặc khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng;
d) Khi có bổ sung công việc ngoài hợp đồng đã được ký kết;
đ) Khi các bên hợp đồng thống nhất không thực hiện một số công việc trong hợp đồng;
e) Khi có thay đổi thiết kế so với thiết kế đã được duyệt;
g) Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng;
4. Hợp đồng theo hình thức giá hợp đồng kết hợp:
Tùy theo loại công việc áp dụng giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo điều chỉnh giá ứng với các trường hợp được điều chỉnh tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này để điều chỉnh giá hợp đồng cho phù hợp.
Điều 17. Tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng xây dựng
Bên nhận thầu được tạm ứng vốn đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 99/2007/NĐ-CP , các văn bản quy định hiện hành khác của Nhà nước có liên quan và quy định sau:
1. Trước khi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình, bên nhận thầu nếu có nhu cầu tạm ứng thì phải có văn bản đề nghị tạm ứng và phải có bảo lãnh tạm ứng của ngân hàng. Giá trị bảo lãnh không thấp hơn giá trị đề nghị tạm ứng, thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng có giá trị đến khi thu hồi 100% tiền tạm ứng.
Trường hợp bên nhận thầu không có bảo lãnh thì được tạm ứng không quá mức bảo đảm thực hiện hợp đồng.
2. Các dự án kể các các dự án phát sinh trong kỳ kế hoạch phải được ghi vốn và bổ sung kế hoạch vốn kịp thời để đáp ứng khả năng tạm ứng vốn thực hiện hợp đồng xây dựng.
THANH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 18. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Thực hiện theo quy định tại Điều 31, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ; Điều 42 NĐ 16/CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 19. Quyết toán vốn đầu tư
Thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 20. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
1. Sở Tài chính thẩm tra hồ sơ báo cáo quyết toán và trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán đối với các công trình do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư;
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm tra hồ sơ báo cáo quyết toán và trình UBND cùng cấp phê duyệt quyết toán đối với các công trình do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư.
1. Các dự án đã được phê duyệt tổng mức đầu tư trước ngày quy định này có hiệu lực thì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định về quản lý chi phí đầu tư quy định tại nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của nghị định 16/2005/NĐ-CP , Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 5/6/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành một số điểm cụ thể về quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình tại Lào Cai và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trường hợp cần thiết điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của nghị định 99/NĐ-CP và quy định này thì người quyết định đầu tư xem xét điều chỉnh nhưng không làm gián đoạn các công việc thực hiện dự án;
2. Các dự án chưa phê duyệt thì thực hiện theo quy định này;
3. Các dự án đang thực hiện dở dang nếu có điều chỉnh hợp đồng thì thực hiện điều chỉnh hợp đồng theo quy định này;
4. Tạm ứng hợp đồng thực hiện theo quy định này;
1. Sở Xây dựng:
a) Lập các bộ đơn giá xây dựng tại Lào Cai (đơn giá máy và thiết bị thi công, đơn giá xây dựng công trình, đơn giá khảo sát xây dựng, ....) trình UBND tỉnh xem xét công bố;
b) Công bố chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng công trình;
c) Hướng dẫn lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình và quản lý giá xây dựng và dự toán xây dựng công trình.
2. Sở Tài chính hướng dẫn tạm ứng, thanh quyết toán công trình và chi phí quản lý dự án.
3. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp đôn đốc thực hiện quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân nhân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Lào Cai)
Suất vốn đầu tư xây dựng được xác định như sau:
Gxd = G*Ksđt
Trong đó:
G là suất vốn đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã có;
Ksđt là hệ số điều chỉnh về thời gian thực hiện dự án và được xác định theo công thức:
Ksđt = Kvl*Knc*Km*Kk
Trong đó:
Kvl là tỷ lệ bình quân giữa giá các vật liệu chính theo loại công trình tại thời điểm lập, phê duyệt dự án và giá bình quân các vật liệu chính của loại công trình tại thời điểm công bố suất vốn đầu tư;
Knc là tỷ lệ tiền lương công nhân theo chế độ chính sách quy định tại thời điểm lập, phê duyệt dự án và tiền lương công nhân theo chế độ chính sách quy định tại thời điểm công bố suất vốn đầu tư;
Km là tỷ lệ giá ca máy được công bố tại thời điểm lập, phê duyệt dự án và giá ca máy tại thời điểm công bố suất vốn đầu tư;
Kk là hệ số điều chỉnh các chi phí khác (nếu có), trường hợp không có thì lấy Kk=1.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chi phí xây dựng nếu tính theo số liệu của các công trình xây dựng đã có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện được tính theo công thức:
Gxd = Gxd-cttt* Ht*Hkv
Trong đó: - Gxd là chi phí xây dựng công trình;
- Gxd-cttt là chi phí xây dựng công trình tương tự;
- Ht là hệ số quy đổi về thời điểm lập dự án được xác định theo công thức:
Ht = Hvl* Hnc*Hm*Hk
Trong đó: - Hvl là tỷ lệ bình quân giữa giá các vật liệu chính tại thời điểm và giá bình quân các vật liệu chính của công trình tương tự đã có;
- Hnc là tỷ lệ tiền lương công nhân theo chế độ chính sách quy định tại thời điểm và tiền lương bình quân công nhân theo chế độ chính sách quy định tại thời điểm thực hiện công trình tương tự đã có;
- Hm là tỷ lệ giá ca máy được công bố tại thời điểm và giá ca máy tại thời điểm thực hiện công trình tương tự đã có.
Hk là hệ số điều chỉnh các chi phí khác (nếu có), trường hợp không có thay đổi so với thời gian thực hiện dự án tương tự đã có thì lấy Hk=1.
Hệ số quy đổi về địa điểm xây dựng được xác định theo công thức:
Hkv = Hp*Kvl
Trong đó: - Hp là tỷ lệ giữa phụ cấp khu vực nơi xây dựng công trình và phụ cấp khu vực nơi xây dựng công trình tương tự đã có;
- Hvl là tỷ lệ giữa giá các vật liệu chính tại nơi xây dựng công trình và giá vật liệu tại nơi xây dựng công trình tương tự đã có.
- 1Quyết định 10/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Công văn 1070/SXD-HĐ hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Sở Xây dựng tỉnh Long An ban hành
- 3Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 10/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 1994/QĐ-UBND năm 2008 sửa đổi Quyết định 03/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 3Nghị định 99/2007/NĐ-CP về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Thông tư 05/2007/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Thông tư 06/2007/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.
- 9Công văn 1070/SXD-HĐ hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Sở Xây dựng tỉnh Long An ban hành
Quyết định 03/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 03/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/01/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Phạm Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra