- 1Luật viên chức 2010
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2022/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 18 tháng 02 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3012/TTr-SNV ngày 25 tháng 11 năm 2021 và Công văn số 292/SNV-TCBC-CCVC ngày 07 tháng 02 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 và thay thế Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Quy định phân cấp tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Quy định này quy định việc phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
1. Viên chức theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, làm việc ở các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị, địa phương được phân cấp tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức bao gồm:
a) Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
đ) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tổ chức hành chính trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Bảo đảm công tác quản lý được thực hiện thống nhất, hiệu quả, đồng thời bảo đảm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Làm rõ trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức.
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa thống nhất quản lý đội ngũ viên chức của tỉnh; đồng thời, phân cấp cho các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện một số nội dung quản lý viên chức tại Quy định này.
1. Tuyển dụng viên chức; tiếp nhận vào làm viên chức; thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Ký hợp đồng làm việc.
3. Thay đổi vị trí việc làm, tiếp nhận, chuyển công tác, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc.
4. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp.
5. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ viên chức quản lý; sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc.
6. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ.
7. Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
8. Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
Điều 5. Thẩm quyền của Sở Nội vụ
1. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo đề nghị của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng của các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thẩm định, có ý kiến đối với việc tiếp nhận vào làm viên chức của các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Thẩm quyền của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức quản lý do Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý sau khi có ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cấp thẩm quyền nào quyết định việc ký kết hợp đồng làm việc thì cấp đó có thẩm quyền thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc.
3. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng III, hạng IV theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về Đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
4. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
a) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng II sau khi thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên hạng III, hạng IV.
c) Cho ý kiến việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng từ hạng III trở xuống.
5. Thay đổi vị trí việc làm
a) Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức quản lý do Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý sau khi có ý kiến của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II sau khi có ý kiến của Giám đốc Sở Nội vụ.
c) Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống.
6. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ công tác, đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, thông báo nghỉ hưu, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với viên chức quản lý do Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý và đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
Riêng việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ công tác, kỷ luật viên chức quản lý do Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý phải có ý kiến của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi quyết định.
Riêng việc kỷ luật viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I phải có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi quyết định.
7. Tiếp nhận, chuyển công tác đối với viên chức
a) Tiếp nhận viên chức
- Quyết định việc tiếp nhận viên chức từ ngoài phạm vi quản lý chuyển đến công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trực thuộc.
- Cho ý kiến việc tiếp nhận từ ngoài phạm vi quản lý chuyển đến công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên trực thuộc.
b) Chuyển công tác của viên chức
- Quyết định việc chuyển công tác của viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên ra ngoài phạm vi quản lý.
- Cho ý kiến việc chuyển công tác của viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên ra ngoài phạm vi quản lý.
- Cho ý kiến việc chuyển công tác của viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thuộc phạm vi quản lý.
Riêng đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; viên chức có trình độ sau đại học; viên chức là nguồn thu hút nhân tài của tỉnh chuyển công tác ra ngoài phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh phải có ý kiến thống nhất của Giám đốc Sở Nội vụ.
8. Nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách khác
a) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách đối với viên chức quản lý do Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý.
b) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II,
c) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
d) Thỏa thuận với Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống.
1. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng III, hạng IV theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về Đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
2. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
a) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng II sau khi thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên hạng III, hạng IV.
c) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng từ hạng III trở xuống.
3. Thay đổi vị trí việc làm
a) Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II sau khi có ý kiến của Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống.
4. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ công tác, đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, thông báo nghỉ hưu, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân cấp quản lý cán bộ.
Riêng việc kỷ luật viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I phải có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi quyết định.
5. Quyết định việc tiếp nhận viên chức từ cơ quan, đơn vị khác chuyển đến và cho viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác. Riêng việc chuyển công tác ra ngoài phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; viên chức có trình độ sau đại học; viên chức là nguồn thu hút nhân tài của tỉnh phải có ý kiến thống nhất của Giám đốc Sở Nội vụ.
6. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
1. Tuyển dụng viên chức
a) Tổ chức tuyển dụng viên chức theo quy định sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền.
b) Quyết định tuyển dụng viên chức sau khi được cấp có thẩm quyền công nhận kết quả tuyển dụng.
2. Thực hiện việc tiếp nhận vào làm viên chức theo quy định sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
3. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng III, hạng IV theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về Đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
4. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
a) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng II sau khi thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên hạng III, hạng IV,
c) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng từ hạng III trở xuống.
5. Thay đổi vị trí việc làm
a) Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II sau khi có ý kiến của Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống.
6. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ công tác, đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, thông báo nghỉ hưu, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân cấp quản lý cán bộ.
Riêng việc kỷ luật viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I phải có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi quyết định.
7. Quyết định việc tiếp nhận viên chức từ cơ quan, đơn vị khác chuyển đến và cho viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác. Riêng việc chuyển công tác ra ngoài phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; viên chức có trình độ sau đại học; viên chức là nguồn thu hút nhân tài của tỉnh phải có ý kiến thống nhất của Giám đốc Sở Nội vụ.
8. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
1. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên hạng III, hạng IV theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành sau khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền (thông qua cơ quan quản lý trực tiếp) về Đề án và chỉ tiêu thăng hạng.
2. Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
a) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên hạng III, hạng IV.
b) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng từ hạng III trở xuống.
3. Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống theo phân cấp quản lý cán bộ.
4. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ công tác, đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, thông báo nghỉ hưu, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân cấp quản lý cán bộ.
Riêng việc kỷ luật viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I phải có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi quyết định.
5. Tiếp nhận, chuyển công tác đối với viên chức
a) Quyết định việc tiếp nhận viên chức từ ngoài phạm vi quản lý chuyển đến công tác sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên.
b) Quyết định việc chuyển công tác đối với viên chức ra ngoài phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên. Riêng đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; viên chức có trình độ sau đại học; viên chức là nguồn thu hút nhân tài của tỉnh chuyển công tác ra ngoài phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh phải có ý kiến thống nhất của Giám đốc Sở Nội vụ.
6. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ.
1. Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng từ hạng III trở xuống sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên.
2. Quyết định thay đổi vị trí việc làm đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp quản lý cán bộ.
3. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ công tác, đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, thông báo nghỉ hưu, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân cấp quản lý cán bộ.
Riêng việc kỷ luật viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I phải có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi quyết định.
4. Quyết định tiếp nhận, cho viên chức chuyển công tác giữa các đơn vị trực thuộc (giữa các đơn vị thuộc sở, ban, ngành hoặc giữa các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) trên cơ sở thống nhất ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp và theo phân cấp quản lý.
5. Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách khác đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống (riêng việc nâng bậc lương trước thời hạn cho viên chức phải có ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý trực tiếp); đồng thời báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên theo dõi, kiểm tra.
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thuộc tỉnh Khánh Hòa căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan và Quy định này để tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức theo đúng thẩm quyền.
Sau khi quyết định các nội dung về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, gửi các văn bản có liên quan về cơ quan cấp trên trực tiếp để theo dõi.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 16/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 01/2022/QĐ-UBND về quản lý viên chức do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 01/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy và tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 08/2022/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý
- 5Quyết định 59/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, quản lý vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Luật viên chức 2010
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 8Quyết định 01/2022/QĐ-UBND về quản lý viên chức do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Quyết định 01/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý tổ chức bộ máy và tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 10Quyết định 08/2022/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý
- 11Công văn 1657/UBND-TH năm 2022 về đính chính Quyết định 02/2022/QĐ-UBND do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 12Quyết định 59/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, quản lý vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 02/2022/QĐ-UBND về phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 02/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/02/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực