Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2010/QĐ-UBND | Đồng Hới, ngày 05 tháng 02 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 44/TTr-TNMT ngày 02 tháng 02 năm 2010;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
1. Quy định này cụ thể hóa một số nội dung về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định 197/2004/NĐ-CP); Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP); Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP); Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (sau đây gọi là Nghị định 69/2009/NĐ-CP); Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (sau đây gọi là Nghị định số 81/2009/NĐ-CP); Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất (sau đây gọi là Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT);
2. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo yêu cầu của nhà tài trợ khác với quy định của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP , Nghị định số 17/2006/NĐ-CP , Nghị định số 84/2007/NĐ-CP , Nghị định số 69/2009/NĐ-CP , Nghị định số 81/2009/NĐ-CP nhưng được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chấp thuận hoặc trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Điều ước đó.
1. Cơ quan, cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất) để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế.
3. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện dự án đầu tư.
CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Điều 3. Xử lý một số trường hợp cụ thể về thu hồi đất ở
Trường hợp sau khi Nhà nước thu hồi mà diện tích đất còn lại nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định tại Quyết định số 57/2005/QĐ-UBND ngày 16/11/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình quy định hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích đất ở cho hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh nhưng bằng hoặc lớn hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 08/01/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh mà phù hợp quy hoạch nếu hộ gia đình, cá nhân có nguyện vọng được ở lại thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải hướng dẫn sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nguyện vọng ở lại thì thu hồi toàn bộ diện tích đất và được bố trí tái định cư.
1. Thực hiện bồi thường khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều 1 của Nghị định số 81 của Chính phủ.
2. Bồi thường đối với diện tích đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn (không phải lưới điện cao áp) thuộc trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang an toàn của công trình) nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì được bồi thường. Mức bồi thường bằng 70% mức bồi thường thu hồi các loại đất theo mục đích sử dụng tính trên diện tích đất nằm trong hành lang an toàn nhưng không tính hỗ trợ giá đất vườn liền kề đất ở.
3. Bồi thường đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp như sau:
Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang an toàn lưới điện thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường được thực hiện một lần như sau:
- Diện tích đất ở được bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang an toàn lưới điện. Mức bồi thường bằng 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;
- Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của cùng một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang an toàn lưới diện chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì ngoài diện tích đất ở được bồi thường phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường. Mức bồi thường bằng 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang nhưng không tính hỗ trợ giá đất vườn liền kề đất ở.
Điều 5. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất
Thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.
1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình do Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành theo quy định của Chính phủ.
2. Bồi thường nhà, công trình xây dựng khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này mức bồi thường như sau:
- Công trình mới xây dựng đến dưới 5 năm, mức bồi thường bằng 100% giá xây dựng mới của nhà, công trình cùng loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
- Công trình xây dựng từ 5 năm đến dưới 10 năm, mức bồi thường bằng 90% giá xây dựng mới của nhà, công trình cùng loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
- Các công trình xây dựng từ 10 năm đến dưới 15 năm mức bồi thường bằng 80% giá xây dựng mới của nhà, công trình cùng loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
- Các công trình xây dựng từ 15 năm đến dưới 20 năm mức bồi thường bằng 70% giá xây dựng mới của nhà, công trình cùng loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
- Các công trình xây dựng từ 20 năm trở lên mức bồi thường bằng 50% giá xây dựng mới của nhà, công trình cùng loại do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Điều 6. Bồi thường đối với nhà ở, công trình trong hành lang an toàn lưới điện cao áp
Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện điện áp đến 220 KV như quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 81/2009/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường được thực hiện một lần như sau:
Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường phần diện tích trong hành lang an toàn lưới điện. Mức bồi thường bằng 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện, theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 7. Bồi thường di chuyển mồ mả
1. Mồ mả phải di chuyển, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai (nếu có), đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Đối với lăng, mộ xây cầu kỳ, có tính kỹ thuật, mỹ thuật cao thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ vào khối lượng, tính chất cầu kỳ để lập dự toán xác định mức bồi thường cho phù hợp với thực tế trình cấp thẩm quyền quyết định.
3. Đối với những khu lăng mộ tập trung trong cùng một khuôn viên nhưng chỉ giải phóng mặt bằng một phần mà hộ gia đình, cá nhân có nguyện vọng di chuyển toàn bộ thì được xem xét cho di chuyển và bồi thường toàn bộ khu lăng, mộ đó. Mức bồi thường di chuyển trong trường hợp này thực hiện theo quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Đối với các dân tộc có tập quán không di dời mồ mả thì được hỗ trợ chi phí thờ cúng và chi phí bảo đảm vệ sinh môi trường (nếu có).
Điều 8. Bồi thường đối với công trình văn hóa, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu
Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hóa, di tích lịch sử, nhà thờ, đình chùa, am, miếu trong trường hợp phải di chuyển thì được bồi thường theo dự toán xây dựng mới đối với công trình tương đương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Bồi thường cây trồng, vật nuôi trên đất
1. Về chính sách bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT trường và đơn giá bồi thường theo quy định của UBND tỉnh tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Đối với cây trồng trong và ngoài hành lang lưới điện được quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP được bồi thường như sau:
- Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP thì được bồi thường 100% theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang an toàn lưới điện thuộc đối tượng không phải chặt bỏ và cấm trồng mới như quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP hoặc cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP thì đơn vị quản lý, vận hành có quyền chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và chủ sở hữu cây được bồi thường một lần mức bồi thường bằng 80% giá trị bồi thường theo quy định.
1. Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở, kể cả hộ gia đình, cá nhân thuê nhà ở thì được hỗ trợ kinh phí di chuyển theo quy định của UBND tỉnh.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh đối với từng dự án cụ thể.
- Hỗ trợ 200.000 đồng/hộ/tháng và được hỗ trợ thêm mỗi nhân khẩu 100.000 đồng/tháng, thời gian tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp nhà bị giải tỏa là nhà 01 tầng, không quá 9 tháng đối với trường hợp nhà bị giải tỏa là nhà 02 tầng trở lên;
- Hỗ trợ tiền lắp đặt điện sinh hoạt cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển đến nơi ở mới: 1.000.000 đồng/hộ;
- Hỗ trợ tiền lắp đặt điện thoại cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển đến nơi ở mới: 500.000 đồng/hộ (chỉ hỗ trợ cho các hộ đã có đường dây điện thoại cố định tại nơi ở cũ);
- Hỗ trợ tiền lắp đặt nước sinh hoạt hoặc đào giếng cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển đến nơi ở mới: 1.500.000 đồng/hộ.
4. Hỗ trợ làm thủ tục cấp giấy, hoặc chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 200.000 đồng/hộ.
Điều 11. Hỗ trợ tái định cư, suất tái định cư tối thiểu, suất tái định cư hạ tầng
Thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể như sau:
1. Giá trị một suất tái định cư tối thiểu: ở khu vực đô thị là 330.000.000 đồng; khu vực ven đô thị, đầu mối giao thông là 250.000.000 đồng; khu vực nông thôn là 170.000.000 đồng.
2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở mới thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng giá trị suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình cụ thể như sau: Tại khu vực đô thị là 50.000.000 đồng; khu vực ven đô thị đầu mối giao thông là 30.000.000 đồng, khu vực nông thôn là 20.000.000 đồng.
Trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này thì không được hỗ trợ khoản tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 12. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1. Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Điều 14 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b) Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng;
c) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại các điểm a và b khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
3. Hỗ trợ đời sống trong thời gian xây dựng lại nhà ở: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có nhà trên đất phải giải tỏa và phải làm lại nhà ở tại địa điểm khác được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ là: 01 nhân khẩu/01 tháng tương đương 30 kg gạo tính theo giá trung bình của địa phương tại thời điểm lập phương án bồi thường với thời gian như sau:
- Nếu nhà bị giải tỏa là 01 tầng được hỗ trợ trong 06 tháng;
- Nếu nhà bị giải tỏa là từ 02 tầng trở lên được hỗ trợ trong thời gian 09 tháng.
Trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ không quá 12 tháng.
Trong thời gian hai mươi (20) ngày, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ và giao đất tái định cư (nếu có) cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất và các công trình xây dựng trên đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để làm thủ tục bàn giao cho chủ đầu tư triển khai dự án. Nếu không bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
4. Các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (trước thời điểm thông báo chủ trương thu hồi đất mà đang trồng cây hàng năm dạng tập trung) nhưng chưa thu hoạch thì được hỗ trợ bằng giá trị thu nhập một vụ trên cùng một diện tích. Giá để tính hỗ trợ là giá trung bình của địa phương tại thời điểm lập phương án bồi thường.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ đất ở hoặc trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao ổn định theo quy hoạch đã duyệt được công bố, hiện có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí hộ nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố trong từng thời kỳ có giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền, ngoài các hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ một lần tính theo nhân khẩu hiện có, mức cụ thể như sau:
- Hộ nghèo tại đô thị: 5.000.000 đồng/khẩu
- Hộ nghèo tại nông thôn: 6.000.000 đồng/khẩu
6. Hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất trong hạn mức, sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh hiện đang sử dụng đất ổn định, liên tục từ 18 tháng trở lên (đối với đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản), 24 tháng trở lên (đối với đất trồng rừng, đất trồng cây lâu năm). Khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất, nhưng được hỗ trợ, tối đa không vượt quá hạn mức đất được giao theo quy định của Luật Đất đai như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp được hỗ trợ bằng 50% giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Đối với diện tích nhận giao khoán vượt hạn mức được giao theo quy định hoặc hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông, lâm trường không thuộc các đối tượng quy định trên đây thì không được hỗ trợ về đất mà được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).
Trường hợp đất ở không đủ điều kiện bồi thường nhưng ngưòi sử dụng đất không có đất ở nào khác thì được hỗ trợ đối với đất vườn ao trong cùng thửa đất; mức hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trong cùng thửa đất; diện tích hỗ trợ theo diện tích thực tế bị thu hồi; trường hợp diện tích thực tế bị thu hồi lớn hơn 02 lần hạn mức đất ở thì tính tối đa bằng 02 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.
3. Giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi được xác định theo địa bàn xã, phường, thị trấn, cụ thể như sau:
- Đối với khu vực đô thị được tính bằng trung bình cộng của các vị trí 3 của tất cả các loại đường, phố trong phường, thị trấn tại bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định hàng năm;
- Đối với khu vực nông thôn được tính bằng trung bình cộng của các vị trí 2 của tất cả các khu vực trong xã tại bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định hàng năm.
4. Khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này là các khu dân cư đã được thể hiện trên bản đồ quy hoạch khu dân cư nông thôn hoặc đã được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; trường hợp khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn mà chưa có quy hoạch khu dân cư, quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, thị trấn được xét duyệt thì xác định theo hiện trang ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của tiểu khu, khu phố, làng, bản, thôn.
Điều 14. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy định này mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 69/2009 /NĐ-CP còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. Mức hỗ trợ bằng 2 lần giá đất đối với đất sản xuất nông nghiệp và 1,5 lần giá đất đối với đất sản xuất lâm nghiệp. Diện tích được hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
Điều 15. Hỗ trợ đối với đất và tài sản trên đất nằm trong hành lang an toàn lưới điện cao áp
1. Trường hợp đất trong hành lang an toàn lưới điện không đủ điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật đất đai thì được xem xét hỗ trợ. Mức hỗ trợ bằng 60% mức bồi thường cùng loại đất đó tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;
2. Đối với công trình là nhà ở và công trình phụ phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định thì được hỗ trợ bằng 60% giá trị bồi thường của công trình cùng loại theo mức giá bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
3. Đối với nhà ở, công trình được bồi thường theo quy định tại Điều 6 và đất được bồi thường theo quy định tại Điều 4 Quy định này, nếu chủ sở hữu nhà ở tự tìm được đất ở mới và có nguyện vọng di chuyển khỏi hành lang an toàn lưới điện thì tự thực hiện việc di chuyển và được hỗ trợ chi phí di chuyển theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
Điều 16. Xử lý các trường hợp hỗ trợ về nhà, công trình
1. Nhà, công trình khác được xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP mà tại thời điểm xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì không được bồi thường và được hổ trợ. Mức hỗ trợ bằng 40% mức bồi thường giá trị công trình do UBND tỉnh quy định. Trường hợp nhà, công trình khác xây dựng từ ngày 01/7/2004 trở vể sau thì không được bồi thường, hỗ trợ.
2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường về đất và xây dựng từ ngày 01/7/2004 trở về sau, xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất thì không được bồi thường và được hổ trợ. Mức hỗ trợ bằng 40% mức bồi thường giá trị công trình do UBND tỉnh quy định.
Điều 17. Hỗ trợ đối với quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn
Khi Nhà nước thu hồi đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ về đất bằng 100% mức bồi thường theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách Nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chính từ sản xuất nông, lâm nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng mà không đủ điều kiện bồi thường theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ; các Điều 44, 45 và 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì được hỗ trợ về đất bằng 30% mức bồi thường theo quy định đối với đất nông nghiệp và bằng 15% mức bồi thường theo quy định đối với đất lâm nghiệp.
Điều 19. Lập, tổ chức thực hiện tái định cư
Thực hiện theo quy định tại các Điều 33, 34, 35, 37, 38 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP , Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó:
1. Ưu tiên giao đất hoặc bán nhà, cho thuê nhà ở tái định cư đối với các hộ gia đình có đất, nhà đủ điều kiện bồi thường; gia đình chính sách;
2. Việc bố trí đất, căn hộ tái định cư cho các hộ có đất bị thu hồi căn cứ vào diện tích đất ở, nhà ở thu hồi; số nhân khẩu đến độ tuổi có nhu cầu tách hộ và khả năng quỹ đất, nhà tại khu tái định cư để bố trí cho phù hợp. Cụ thể:
a) Bố trí 01 lô đất tái định cư theo quy hoạch cho hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở bị thu hồi hết đất (trừ trường hợp không có nhu cầu tái định cư);
b) Trường hợp hộ gia đình bị thu hồi hết đất mà trong hộ đó tại thời điểm thu hồi đất có các gia đình sống xen ghép (vợ chồng của ông bà, cha, mẹ , con đẻ, con nuôi) cùng chung sống có nhu cầu tách hộ thì được xem xét để bố trí thêm lô đất tái định cư phù hợp với nhu cầu tách hộ và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định (Không giao đất ở tái định cư cho các cặp vợ chồng sống xen ghép mà đã có đất ở nơi khác); diện tích đất ở được giao cho các hộ gia đình, cá nhân tại các khu tái định cư theo quy hoạch khu tái định cư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nếu hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi một phần đất có diện tích đất ở bị thu hồi lớn hơn hạn mức đất ở theo quy định mà phải di chuyển chỗ ở hoặc các hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có nhiều thế hệ cùng sinh sống có nhu cầu tách hộ thì tuỳ điều kiện cụ thể quỹ đất của địa phương, giao cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án trình cấp có thẩm quyền giải quyết giao đất tại các khu tái định cư theo quy định hiện hành về giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân nhưng mức tối đa không vượt quá diện tích thu hồi và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Điều 20. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và xã
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 43 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất thu hồi có trách nhiệm:
a. Phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 31 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của ngày 13/8/2009 của Chính phủ;
b. Quyết định phê duyệt kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng dự án theo quy định tại khoản 2, Điều 26 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan;
c. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi tường định kỳ hàng quý, tổng hợp các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các dự án trên địa bàn huyện báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;
d. Chỉ đạo Phòng Kế hoạch - Tài chính kiểm tra trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định kinh phí hoạt động phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thẩm định theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án; vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương bồi thưởng giải tỏa của Nhà nước; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Phát triển quỹ đất lựa chọn địa điểm xây dựng khu tái định cư trên địa bàn;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi về các nội dung liên quan như: nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, xây dựng nhà, tài sản khác trên đất và các vấn đề khác liên quan theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng;
d) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện các cuộc đối thoại, chất vấn của người có đất bị thu hồi; đôn đốc, áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để thực hiện giải phóng mặt bằng đúng tiến độ; Niêm yết công khai các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 21. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định;
b) Là thành viên của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất đai và tài sản bị ảnh hưởng bởi dự án;
c) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập kế hoạch giải phóng mặt bằng, tổ chức thực hiện tốt các nội dung và các bước công việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng theo quy định;
d) Hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân để lập trích lục, trích đo khu đất để trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phê duyệt;
đ) Đảm bảo kịp thời, đầy đủ kinh phí để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và kinh phí cho tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh về bố trí quỹ đất tái định cư phục vụ nhu cầu tái định cư của các dự án;
b) Chủ trì việc thẩm định phương án bồi thường chi tiết theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
c) Chịu trách nhiệm hướng dẫn hoặc đề xuất giải quyết vướng mắc của UBND các huyện, thành phố trong áp dụng chính sách hỗ trợ về đất, việc xác định diện tích đất, loại đất được bồi thường, hỗ trợ; diện tích đất không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
d) Kiểm tra, thanh tra việc bồi thường, hỗ trợ của các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
đ) Tham mưu giải quyết các khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.
3. Sở Tài chính:
a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bảng giá các loại tài sản trên đất (trừ nhà và công trình xây dựng khác) để tính bồi thường, các mức hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ và tái định cư tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
b) Chịu trách nhiệm hướng dẫn hoặc đề xuất giải quyết vướng mắc của UBND các huyện thành phố trong áp dụng chính sách hỗ trợ, giá các loại tài sản trên đất; chi phí đầu tư vào đất còn lại;
c) Ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định;
d) Thông báo định kỳ giá gạo tẻ 03 tháng một lần để làm cơ sở xác định mức hỗ trợ ổn định đời sống.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án tái định cư;
b) Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án tái định cư theo quy định.
5. Sở Xây dựng:
a) Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, chất lượng, tính chất hợp pháp, không hợp pháp, của các công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi;
b) Xác định giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
6. Cục Thuế tỉnh Quảng Bình:
a) Có trách nhiệm hướng dẫn các Chi cục Thuế trên địa bàn, xác định các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải khấu trừ để nộp ngân sách đối với diện tích đất bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư và nghĩa vụ tài chính phải nộp tại khu tái định cư, để làm cơ sở lập phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo quy định;
b) Chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện, thành phố xác định mức thu nhập sau thuế của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh.
7. Trách nhiệm của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng:
a) Phối hợp với chủ đầu tư lập dự toán kinh phí phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng; xây dựng phương án bồi thường giải phóng mặt bằng chi tiết ngay sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi để tổ chức việc lập và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định hiện hành. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp ngân sách nhà nước thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải làm nhiệm vụ kê khai nộp tiền khấu trừ vào ngân sách Nhà nước theo quy định;
c) Chủ động lập dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư trình cấp thẩm quyền phê duyệt;
d) Chậm nhất 30 ngày, sau khi kết thúc công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng báo cáo quyết toán với cơ quan Tài chính để phê duyệt theo quy định hiện hành về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Điều 22. Cưỡng chế thu hồi đất
Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế đối với hành vi cố tình không thi hành quyết định thu hồi đất thuộc thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 23. Xử lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành quy định
Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư đã được phê duyệt hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày quy định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quy định này.
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3Quyết định 01/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 4Quyết định 2425/QĐ-UBND năm 2013 quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện công trình: Đường D5 nối dài (đoạn nối ra đường Hùng Vương) thuộc phường 5, thành phố Trà Vinh - Dự án nâng cấp đô thị thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
- 5Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 501/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/7/1989 đến ngày 31/12/2014 hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần
- 7Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 22/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình kèm theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND
- 4Quyết định 501/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/7/1989 đến ngày 31/12/2014 hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần
- 5Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Nghị định 106/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- 2Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 3Luật Điện Lực 2004
- 4Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 5Luật Đất đai 2003
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 8Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 9Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 10Thông tư 14/2009/TT-BTNMT về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Nghị định 81/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 106/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
- 12Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 13Quyết định 57/2005/QĐ-UBND ban hành Quy định hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 14Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 15Quyết định 01/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 16Quyết định 2425/QĐ-UBND năm 2013 quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện công trình: Đường D5 nối dài (đoạn nối ra đường Hùng Vương) thuộc phường 5, thành phố Trà Vinh - Dự án nâng cấp đô thị thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 02/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/02/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Đảng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2010
- Ngày hết hiệu lực: 19/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra