Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2016/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
Căn cứ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/ TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời QCVN17:2013/BXD;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số:1172/TTr- SVH&TT ngày 18/12/2015, ý kiến thẩm định số 3346/STP-VBPQ ngày 23/11/2015 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười (10) ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 94/2009/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 của UBND thành phố Hà Nội và các quy định có nội dung trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Giao thông Vận tải, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội)
Quy chế này quy định về hoạt động quảng cáo ngoài trời và phân công trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã; UBND phường, xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý đối với các hoạt động quảng cáo ngoài trời
Hoạt động quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các quy định của Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành; các quy định khác của pháp luật có liên quan, phù hợp với quy hoạch, không gian, cảnh quan, kiến trúc của Thành phố Hà Nội.
Điều 4. Phương tiện quảng cáo ngoài trời
1. Bảng quảng cáo, hộp đèn, bảng điện tử chạy chữ, màn hình chuyên quảng cáo, quảng cáo dạng chữ, băng rôn, biển hiệu.
2. Phương tiện giao thông.
3. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo.
4. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. Mái nhà: Là bộ phận bao che và chịu lực ở trên cùng của ngôi nhà.
2. Tầng trên cùng: Là tầng có mái che cao nhất của ngôi nhà.
3. Mặt tiền công trình, nhà ở: Là mặt chính của công trình có lối vào tiếp giáp với lối đi lại của khu vực, gắn với số nhà và được công nhận tại các giấy tờ có giá trị pháp lý.
4. Mặt tường bên công trình, nhà ở: Là các mặt nhà tiếp giáp mặt tiền của công trình, nhà ở.
5. Công trình cao tầng: Là công trình có số tầng 09 tầng trở lên.
6. Khu vực khuôn viên là ranh giới được thể hiện tại giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất.
7. Nội thành: Là khu vực các quận của thành phố Hà Nội.
8. Ngoại thành: Là khu vực các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.
9. Bảng quảng cáo tấm lớn có diện tích một mặt từ 40 m2 trở lên.
10. Bảng quảng cáo tấm nhỏ có diện tích một mặt dưới 40 m2.
HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
Mục 1. KHU VỰC KHÔNG QUẢNG CÁO VÀ KHU VỰC HẠN CHẾ QUẢNG CÁO
Điều 6. Khu vực không quảng cáo
1. Khu vực Quảng trường Ba Đình được giới hạn bằng các tuyến đường, phố tiếp giáp nhau bao quanh quảng trường gồm: Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ (từ Nguyễn Tri Phương), Trần Phú (từ Điện Biên Phủ), Hùng Vương.
2. Hồ Hoàn Kiếm và khu vực bao quanh hồ thuộc các tuyến phố: Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay. Các tuyến phố tiếp giáp với khu vực Hồ Hoàn Kiếm: Hàng Trống, Hàng Hành, Bảo Khánh, Lương Văn Can, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Lò Sũ, Trần Nguyên Hãn, Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ.
3. Khu vực phố cổ (theo Quyết định số 14/2004/QĐ-BVHTT ngày 05/04/2004 của Bộ Văn hóa và Thông tin về việc xếp hạng di tích quốc gia di tích lịch sử khu phố cổ Hà Nội) được giới hạn bởi các phố sau: Hàng Đậu, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Hàng Thùng, Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông, Phùng Hưng.
4. Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; các di tích có trong danh mục kiểm kê của Thành phố; di tích cách mạng kháng chiến; khuôn viên nơi đặt tượng đài, bia tưởng niệm và cơ sở tôn giáo.
5. Trụ sở của cơ quan đảng, nhà nước các cấp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, doanh trại quân đội, trụ sở công an, đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
6. Khu vực phạm vi hành lang an toàn đường bộ tại các vị trí giao lộ, vòng xoay; hành lang an toàn đối với cầu, hầm đường bộ, đường sắt trong thành phố; trong phạm vi hành lang an toàn đường cao tốc.
7. Đất của đường bộ khu vực ngoài đô thị.
8. Các tầng là nhà ở thuộc công trình cao tầng.
9. Khu vực quy định tại khoản 1 đến khoản 7 Điều này được cổ động trực quan phục vụ những sự kiện chính trị - xã hội, quảng cáo cho nhà tài trợ trong khuôn khổ hoạt động sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 7. Khu vực hạn chế quảng cáo
1. Khu vực Quảng trường 19/8 (Nhà hát lớn Thành phố), Quảng trường 1/5 (Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô), Trung tâm Hội nghị Quốc gia; các quảng trường, công viên thuộc thành phố và quận, huyện, thị xã được quảng cáo cho các sự kiện diễn ra tại khu vực.
2. Tuyến phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ (từ Hàng Bông đến Nguyễn Tri Phương), khu vực ngã 5 Cửa Nam, khu vực mặt tiền Ga Hà Nội, các tuyến đường bao quanh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch được thực hiện quảng cáo của cơ sở trực tiếp kinh doanh giới thiệu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thay thế cho biển hiệu.
3. Trên mặt các hồ nước của thành phố được quảng cáo cho các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Trên thân các cột đèn chiếu sáng đô thị được thực hiện băng rôn dọc theo quy định tại Điều 8.
Mục 2. HÌNH THỨC, PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI PHẢI THỰC HIỆN THÔNG BÁO SẢN PHẨM QUẢNG CÁO
Điều 8. Quảng cáo trên băng rôn
1. Băng rôn tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, an sinh xã hội có nội dung quảng cáo và băng rôn quảng cáo cho chương trình biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện được thực hiện ở cấp thành phố; treo trên hệ thống giá treo - đỡ băng rôn thống nhất của Thành phố.
2. Kích thước băng rôn: Rộng 0,75 m x dài 2,5m.
3. Nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích. Nội dung quảng cáo xã hội hóa là biểu trưng, lôgô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng của băng rôn; diện tích thể hiện của biểu trưng, lôgô, nhãn hiệu hàng hóa không quá 20% diện tích băng rôn.
a. Chương trình biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, triển lãm được quảng cáo tối đa 50 băng rôn/chương trình; thời gian treo băng rôn tối đa 10 ngày.
b. Chương trình an sinh xã hội được quảng cáo 500 băng rôn/chương trình, đối với từng chương trình được giải quyết số lượng băng rôn phù hợp với yêu cầu tuyên truyền và điều kiện thực tế; thời gian treo băng rôn tối đa 10 ngày.
c. Chương trình tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị có nội dung quảng cáo (xã hội hoá), được thực hiện về số lượng theo của hoạt động, sự kiện; thời gian treo băng rôn tối đa 15 tính chất, quy mô ngày.
4. Khi thực hiện tuyên truyền, quảng cáo trên hệ thống giá treo băng rôn quy định của Thành phố, các tổ chức thực hiện nộp phí dịch vụ treo, tháo dỡ và quản lý băng rôn trong thời gian quảng cáo với chủ đầu tư lắp đặt hệ thống giá treo - đỡ băng rôn.
Điều 9. Quảng cáo bằng bảng quảng cáo đứng độc lập.
1. Không quy hoạch mới công trình quảng cáo tấm lớn đứng độc lập trong khu vực nội thành.
2. Công trình quảng cáo đứng độc lập (bao gồm quảng cáo tấm lớn và quảng cáo có diện tích dưới 40m2 hình thức tương tự quảng cáo tấm lớn), thực hiện theo Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thành phố.
3. Tùy thuộc quy mô, địa điểm xây dựng công trình quảng cáo đứng độc lập phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn cho công trình, các công trình lân cận và các yêu cầu về: Độ cao tĩnh không, đảm bảo về bảo vệ môi trường, độ thông thủy, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa và khoảng cách đến các công trình dễ cháy nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Điều 10. Quảng cáo tại công trình, nhà ở riêng lẻ
1. Không quảng cáo trên nóc nhà hoặc che lấp nóc nhà, mái nhà. Số lượng, vị trí, chiều cao bảng quảng cáo tại công trình, nhà ở phải phù hợp với vị trí, quy mô, kích thước bề mặt công trình, hình thể ngôi nhà.
2. Bảng quảng cáo lắp đặt tại mặt tiền các công trình, nhà ở riêng lẻ:
2.1. Bảng quảng cáo ngang:
a. Mỗi tầng chỉ được đặt một bảng, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình, nhà ở.
b. Vị trí: ốp sát vào ban công, mái hiên, mép dưới bảng trùng với mép dưới của sàn ban công, mái hiên hoặc ốp vào mặt tường nhà, mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường nhà không quá 0,2m, không che chắn thông gió, chiếu sáng.
c. Quảng cáo dạng chữ gắn trực tiếp lên tường nhà được thực hiện tổng chiều cao các chữ tối đa 2m, chiều ngang các chữ không vượt quá giới hạn kết cấu tường có thể gắn chữ.
2.2. Bảng quảng cáo dọc:
a. Chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 4m không vượt quá chiều cao của tầng công trình, nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo.
b. Vị trí đặt: Ốp sát vào mặt tường đứng ngôi nhà.
3. Bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường trình, nhà ở riêng lẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau: bên công
a. Đối với khu vực nội thành: Chiều cao bảng quảng cáo tối đa 5m, chiều dài không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng, số lượng không quá 02 bảng, tổng diện tích 02 bảng tối đa đến 40m2. Mặt tường bên công trình, nhà ở riêng lẻ tiếp giáp trực tiếp với hè đường giao thông từ ngã 3 của các đường, phố trở lên: Chiều cao bảng tối đa 2m.
b. Đối với khu vực ngoại thành: Chiều cao bảng tối đa 5m, chiều dài không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng, số lượng không quá 02 bảng.
c. Đối với công trình, nhà ở 4 tầng trở xuống, chiều cao của bảng quảng cáo ốp vào mặt tường bên không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m. Công trình, nhà ở 5 tầng trở lên toàn bộ diện tích mặt bảng quảng cáo phải gắn, ốp vào mặt tường bên.
4. Đối với các toà nhà cao tầng là khách sạn, trung tâm thương mại, trung tâm tài chính, ngân hàng, trung tâm hoạt động văn hoá đa năng, cao ốc trụ sở, văn phòng cho thuê được lắp đặt thêm bảng quảng cáo dạng chữ tại tầng trên cùng.
5. Toà nhà ở cao tầng trong khu đô thị, nhà chung cư cao tầng được quảng cáo tại tầng dịch vụ.
6. Bảng quảng cáo đặt tại mặt ngoài tòa nhà cao tầng, công trình, nhà ở phải đảm bảo an toàn chịu lực, phòng chống cháy nổ, an toàn sinh mạng, thông gió, chiếu sáng. Bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình, nhà ở phải có giấy phép xây dựng theo Điều 31 Luật Quảng cáo.
7. Trong khuôn viên công trình đang xây dựng được lắp đặt hoặc thể hiện quảng cáo tạm thời vào mặt tường rào bao quanh công trình, nhưng không được gây ảnh hưởng đến công tác thi công, các hoạt động bình thường của các công trình lân cận và các hoạt động xung quanh khác.
8. Trong khuôn viên trung tâm thương mại, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe, bãi đỗ xe (được cơ quan có thẩm quyền giao đất hoạt động ổn định) được thực hiện quảng cáo có diện tích tối đa là 40 m2; bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích dưới 40m2 thực hiện theo quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố. Không quảng cáo tại các bãi đỗ xe tạm thời.
9. Trong các khu vực hạn chế xây dựng được đặt bảng quảng cáo có diện tích tối đa là 20m2.
10. Bảng quảng cáo sử dụng ánh sáng điện, đèn điện tử, đèn LED, đèn laze... thực hiện theo quy định.
1. Không quảng cáo trên nóc nhà chờ xe buýt; không đặt bảng quảng cáo đứng độc lập trong khu vực nhà chờ xe buýt, trạm trung chuyển xe buýt.
2. Được thực hiện quảng cáo trong phạm vi nhà trạm trung chuyển xe buýt. chờ xe buýt,
3. Phía ngoài trạm ATM được quảng cáo tên gọi, tên viết tắt, nhãn hiệu của ngân hàng là chủ sở hữu máy. Mọi dịch vụ của Ngân hàng chỉ được quảng cáo bên trong trạm rút tiền tự động, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Điều 12. Quảng cáo trên dải phân cách của đường đô thị
1. Quảng cáo tại dải phân cách của đường đô thị phải đảm bảo mỹ quan, không ảnh hưởng đến các quy chuẩn về giao thông và xây dựng; thực hiện thống nhất mẫu bảng quảng cáo trên cùng một tuyến đường.
2. Hình thức: Hộp đèn quảng cáo đứng độc lập.
3. Yêu cầu kỹ thuật: Theo quy định trong Bảng 2 “Yêu cầu kỹ thuật đối với hộp đèn đặt trên dải phân cách của đường đô thị” tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời có điều chỉnh trên thực tế từng tuyến đường đảm bảo phù hợp với địa hình cụ thể của khu vực và cảnh quan đô thị.
Điều 13. Quảng cáo tại cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ
1. Vị trí quảng cáo: Treo, gắn trên lan can, tường tại mặt phía trong của cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ.
2. Hình thức: Hộp đèn, bảng điện tử chạy chữ. Đối với hầm dành cho người đi bộ được đặt màn hình chuyên quảng cáo, diện tích bảng tối đa không quá 20m2, không được dùng âm thanh.
3. Đối với cầu vượt dành cho người đi bộ: Chiều cao bảng quảng cáo không vượt quá chiều cao lan can cầu, không ảnh hưởng đến mỹ quan của cầu và cảnh quan khu vực.
Điều 14. Đoàn người thực hiện quảng cáo
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đoàn người quảng cáo phải thông báo tới Sở Văn hoá và Thể thao về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân thực hiện đoàn người quảng cáo, Sở Văn hoá và Thể thao trả lời bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý và nêu rõ lý do.
3. Đoàn người thực hiện quảng cáo phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục 3. HÌNH THỨC, PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI KHÔNG PHẢI THÔNG BÁO SẢN PHẨM QUẢNG CÁO
Điều 15. Quảng cáo trên phương tiện giao thông, màn hình chuyên quảng cáo.
1. Quảng cáo trên phương tiện giao thông phải quy định của pháp luật về quảng cáo và giao thông. tuân thủ các
2. Màn hình chuyên quảng cáo lắp đặt ngoài trời phải tuân theo quy định của Luật Quảng cáo, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của thành phố Hà Nội.
3. Trường hợp quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố chưa được phê duyệt, về vị trí lắp đặt màn hình chuyên quảng cáo phải có ý kiến của Sở Văn hoá và Thể thao. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên phải có giấy phép xây dựng.
4. Nội dung quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo, phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo. Người quảng cáo, người thực hiện quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung quảng cáo.
1. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo và yêu cầu sau:
1.1. Vị trí: Đặt ở cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
1.2. Số lượng, kiểu dáng: 01 (một) biển hiệu ngang hoặc biển hiệu dọc; bảo đảm mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.
a. Biển hiệu ngang: Chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.
b. Biển hiệu dọc: Chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
2. Biển hiệu có diện tích một mặt trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo.
3. Biển hiệu thực hiện dạng chữ gắn trực tiếp lên tường công trình, nhà ở được thực hiện tổng chiều cao các chữ tối đa 2m, chiều ngang các chữ không vượt quá giới hạn kết cấu tường có thể gắn chữ; đảm bảo mỹ quan và phù hợp với kiến trúc công trình.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
Điều 17. Sở Văn hoá và Thể thao
Sở Văn hoá và Thể thao là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội; có các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng trời trên địa bàn Thành phố, trình UBND Thành phố phê duyệt. cáo ngoài
2. Xây dựng trình UBND Thành phố ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thành phố.
3. Tổ chức hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quảng cáo; tập huấn về nghiệp vụ quản lý trong hoạt động quảng cáo.
4. Tiếp nhận, trả lời hồ sơ Thông báo sản phẩm quảng cáo theo quy định pháp luật.
5. Tiếp nhận hồ sơ, tham mưu UBND Thành phố cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam, địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Chủ trì thẩm định các đề án tuyên truyền theo hình thức xã hội hóa kết hợp quảng cáo cho nhà tài trợ, trình UBND Thành phố quyết định.
7. Chủ trì, phối hợp cùng các sở ngành, đơn vị có liên quan xác định vị trí lắp đặt, hình thức, chất liệu, kiểu dáng bảng quảng cáo tại dải phân cách, cầu vượt dành cho người đi bộ, đường hầm dành cho người đi bộ, nhà chờ xe buýt, trạm trung chuyển xe buýt; bến xe, bãi đỗ xe; tham mưu UBND Thành phố quyết định.
8. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo trên phương tiện giao thông.
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo trên địa bàn thành phố.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Phòng Văn hoá và Thông tin quận, huyện, thị xã về công tác quản lý nhà nước hoạt động quảng cáo tại địa phương.
11. Theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố gửi về UBND thành phố Hà Nội và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của UBND Thành phố.
1. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao thực hiện nội dung quy định tại khoản 7 Điều 17 Quy chế này.
3. Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thuộc địa giới hành chính giữa hai (2) quận, huyện, thị xã trở lên và công trình quảng cáo gắn vào công trình, nhà ở xây dựng trên thửa đất trong các tuyến đường phố quy định tại Điểm e, g Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND Thành phố về việc quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thuộc thẩm quyền của UBND quận, huyện, thị xã.
5. Phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã trong việc chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn quản lý, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng của công trình quảng cáo trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 của UBND Thành phố về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố.
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về xây dựng công trình quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Văn hoá và Thể thao.
Điều 19. Sở Quy hoạch Kiến trúc
1. Cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các nội dung liên quan; phối hợp xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Tham gia ý kiến đối với một số vị trí quảng cáo trên tuyến đường trung tâm và khu vực quan trọng của thành phố khi có yêu cầu; phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao thực hiện nội dung quy định tại khoản 6 Điều 17 Quy chế này.
Điều 20. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phối hợp xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND Thành phố về quy trình, thủ tục liên quan đến sử dụng đất đai đối với các vị trí quảng cáo theo quy hoạch quảng cáo ngoài trời được UBND Thành phố phê duyệt.
3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, môi trường của công trình quảng cáo theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Văn hoá và Thể thao.
Điều 21. Sở Giao thông Vận tải
1. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao thực hiện nội dung quy định tại khoản 7 Điều 17 Quy chế này.
3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn giao thông trong hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Văn hoá và Thể thao
4. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao trong quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quảng cáo trên phương tiện giao thông.
Điều 22. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Tham mưu trình UBND Thành phố chủ trương đầu tư các dự án quảng cáo có sử dụng đất trên địa bàn thành phố theo quy định của Luật Quảng cáo, Luật Đầu tư và Luật Đất đai.
3. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao phổ biến quy định của pháp luật về viết, đặt biển hiệu cho các tổ chức khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố Quy chế đấu thầu không gian công cộng, tài sản công đưa vào hoạt động kinh doanh quảng cáo.
Điều 23. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao, các sở, ngành liên quan và UBND quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động quảng cáo.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí thành phố và các đơn vị cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố.
3. Phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã và Công an Thành phố xử lý các số điện thoại quảng cáo rao vặt treo, đặt, dán, viết, về không đúng nơi quy định gây mất mỹ quan đô thị.
Điều 24. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Phối hợp xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố.
2. Có ý kiến về nội dung quảng cáo thuộc lĩnh vực của Sở quản lý cho cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo khi được yêu cầu.
3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của hoạt động quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Văn hoá và Thể thao.
1. Có ý kiến về nội dung quảng cáo đối với quảng cáo thương mại, quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực của Sở quản lý cho cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo khi được yêu cầu.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về nội dung quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Văn hoá và Thể thao
1. Có ý kiến về nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực của Sở quản lý cho cơ quan xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo khi được yêu cầu. tiếp nhận,
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về nội dung biển hiệu, quảng cáo của các cơ sở y tế, phòng khám, nhà thuốc trên địa bàn thành phố; quản lý nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của Luật Quảng cáo và văn bản hướng dẫn thi hành; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Văn hoá và Thể thao.
Sở Ngoại vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao trong hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài:
1. Quảng cáo trong các sự kiện đối ngoại chính trị của Thành phố, sự kiện do tổ chức quốc tế thực hiện trên địa bàn thành phố; quảng cáo có nội dung, hình ảnh liên quan an ninh đối ngoại; quảng cáo về hội nghị, hội thảo quốc tế.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo trong lĩnh vực đối ngoại theo thẩm quyền; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Văn hoá và Thể thao.
1. Công an Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông trong việc nắm bắt thông tin và xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động quảng cáo.
2. Thực hiện kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm Luật Quảng cáo đối với người phát tán tờ rơi tại các giao lộ, vòng xoay giao thông.
Điều 29. Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy
Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh lắp đặt biển hiệu, bảng quảng cáo không đúng quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy; thông báo kết quả xử lý vi phạm về Sở Văn hoá và Thể thao.
Điều 30. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận, huyện, thị xã nắm thông tin về hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế trong hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền.
Điều 32. Sở, ngành Thành phố liên quan
Các sở, ngành liên quan của Thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo theo quy định pháp luật và phân công của UBND Thành phố.
Điều 33. UBND quận, huyện, thị xã
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Quảng bản quy phạm pháp luật có liên quan và Quy chế này trên địa bàn cáo, các văn quản lý.
2. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về các hoạt động quảng cáo trên địa bàn quản lý.
3. Tổ chức, quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt và biển hiệu trên địa bàn quản lý.
4. Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố.
5. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
6. Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thuộc địa giới hành chính do mình quản lý quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định số 59/2013/QĐ- UBND ngày 19/12/2013 của UBND Thành phố về việc quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Lập Đề án tổ chức và quản lý treo băng rôn trên những tuyến phố thuộc địa bàn, ngoài những tuyến phố thực hiện ở cấp thành phố, phù hợp với quy hoạch quảng cáo ngoài trời của thành phố; thực hiện khi được Thành phố phê duyệt, phân cấp.
8. Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc và UBND phường, xã, thị trấn tổ chức việc kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm về hoạt động quảng cáo. Chủ trì tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng là biển hiệu, bảng quảng cáo vi phạm trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định hiện hành. Chỉ đạo hướng dẫn các hộ kinh doanh thực hiện biển hiệu theo quy định của Luật Quảng cáo khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
9. Căn cứ theo Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất cần cho quảng cáo ngoài trời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.
10. Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm việc quản lý quảng cáo trên địa bàn gửi Sở Văn hoá và Thể thao và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 34. UBND phường, xã, thị trấn
UBND phường, xã, thị trấn trong phạm vi, quyền hạn của mình:
1. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện, thị xã về các hoạt động quảng cáo trên địa bàn do mình quản lý.
2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của nhà nước và thành phố về hoạt động quảng cáo, thực hiện Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành, nội dung của Quy chế này trên địa bàn quản lý.
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo nếu vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Sở Văn hoá và Thể thao, các sở, ban, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã và UBND phường, xã, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo và Quy chế này; chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về các vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn do mình quản lý.
3. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 94/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 30/QĐ-SVHTTDL năm 2010 thành lập Đoàn kiểm tra công tác quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 2266/QĐ-UBND năm 2011 về Phê chuẩn Điều lệ Hiệp hội Quảng cáo thành phố Hà Nội nhiệm kỳ I (2011-2016) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động thông tin quảng cáo trên báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử trên mạng thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố Hà Nội
- 5Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Kế hoạch 1650/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 1545/QĐ-UBND năm 2017 về quy định hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 2307/2016/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 9Quyết định 11/2018/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 10Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2018 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Quyết định 24/2024/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 2Quyết định 14/2004/QĐ-BVHTT về việc xếp hạng Di tích Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Quyết định 30/QĐ-SVHTTDL năm 2010 thành lập Đoàn kiểm tra công tác quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn thành phố Hà Nội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 2266/QĐ-UBND năm 2011 về Phê chuẩn Điều lệ Hiệp hội Quảng cáo thành phố Hà Nội nhiệm kỳ I (2011-2016) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6Luật Quảng cáo 2012
- 7Luật Thủ đô 2012
- 8Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 9Thông tư 19/2013/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 10Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
- 11Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện Luật quảng cáo và Nghị định 181/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 12Luật đất đai 2013
- 13Quyết định 59/2013/QĐ-UBND hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 14Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 15Luật Xây dựng 2014
- 16Luật Đầu tư 2014
- 17Quyết định 06/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động thông tin quảng cáo trên báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử trên mạng thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố Hà Nội
- 18Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 19Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 20Kế hoạch 1650/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 21Quyết định 1545/QĐ-UBND năm 2017 về quy định hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 22Quyết định 2307/2016/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 23Quyết định 11/2018/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 24Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2018 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 01/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/01/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra