Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

Số: 01/2010/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU THỦY LỢI PHÍ, TIỀN NƯỚC VÀ MỨC TRẦN DỊCH VỤ THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Văn bản số 47/ĐC-CP ngày 09/4/2009 của Chính phủ về việc đính chính Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Theo đề nghị của liên Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Tài chính tại tờ trình số 260TTr/LN: NN&PTNT-TC ngày 13/10/2009 về việc đề nghị ban hành mức thu thủy lợi phí, tiền nước và mức trần thu dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng, phạm vi thu thủy lợi phí, tiền nước

Diện tích mặt đất, mặt nước, giá trị sản lượng, doanh thu của các tổ chức, cá nhân sử dụng tưới, tiêu nước từ công trình thủy lợi để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy, hải sản, thể thao, giải trí, du lịch, sân gôn, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác.

Điều 2. Đối tượng, phạm vi miễn thủy lợi phí và nguồn kinh phí thực hiện

Thực hiện theo quy định tại mục II – Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/2/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.

Điều 3. Mức thu thủy lợi phí, tiền nước và mức trần dịch vụ thủy lợi nội đồng

1. Mức thu thủy lợi phí:

a) Biểu mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa:

STT

Vùng và biện pháp công trình

Mức thu
(1.000 đồng/ha/vụ)

1

Khu vực miền núi

 

 

- Tưới tiêu bằng động lực

670

 

- Tưới tiêu bằng trọng lực

566

 

- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ

635

2

Khu vực đồng bằng 

 

 

- Tưới tiêu bằng động lực

1.097

 

- Tưới tiêu bằng trọng lực

982

 

- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ

1.040

3

Khu vực trung du, bán sơn địa

 

 

- Tưới tiêu bằng động lực

955

 

- Tưới tiêu bằng trọng lực

886

 

- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ

920

- Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức phí trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì thu bằng 40% mức phí trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì thu bằng 50% mức phí trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực kết hợp động lực hỗ trợ thì thu bằng 45% mức phí trên.

b) Đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông thì mức thu thủy lợi phí bằng 40% mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa.

c) Đối với diện tích trồng một vụ lúa, một vụ cá thu bằng mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa.

d) Đối với diện tích chuyên tưới hoặc chuyên tiêu mức thu thủy lợi phí bằng 50% mức thu tưới tiêu tương ứng.

2. Biểu mức tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực:

STT

Các đối tượng dùng nước

Đơn vị

Thu theo các biện pháp công trình

Bơm điện

Hồ đập, kênh cống

1

Cấp nước sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp.

đồng/m3

1.500

750

2

Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi

đồng/m3

1.100

750

3

Cấp nước tưới các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây cảnh và cây dược liệu.

đồng/m3

850

700

4

Cấp nước để nuôi trồng thủy sản

đồng/m3

700

500

đồng/m2
mặt thoáng

250

5

- Nuôi trồng thủy sản tại các công trình hồ chứa thủy lợi;

% giá trị
sản lượng

7%

 

- Nuôi cá bè.

8%

6

Vận tải qua âu thuyền, cống của hệ thống công trình thủy lợi:

 

 

 

- Thuyền, sà lan;

- Các loại bè.

đồng/tấn/lượt

đồng/m2/lượt

6.000

1.500

7

Sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện

% giá trị sản lượng điện thương phẩm

8%

8

Sử dụng công trình thủy lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn, casino, nhà hàng)

Tổng giá trị doanh thu

10%

- Trường hợp lấy nước theo khối lượng thì mức tiền nước được tính từ vị trí nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước.

- Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, hoa, cây ăn quả, cây cảnh nếu không tính được theo mét khối (m3) thì thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 40% mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa.

Mức thu thủy lợi phí, tiền nước quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được áp dụng cho tất cả các công trình thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các công trình đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Mức trần dịch vụ thủy lợi nội đồng:

Mức trần dịch vụ thủy lợi nội đồng quy định là 24.000 đồng/sào/năm. (1 sào = 360m2)

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố quy định cụ thể danh mục công trình và biện pháp tưới tiêu áp dụng đối với từng công trình thủy lợi; các vị trí cống đầu kênh của tổ hợp tác dùng nước.  

b) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thực hiện mức thu thủy lợi phí, tiền nước và dịch vụ thủy lợi nội đồng đối với các doanh nghiệp thủy lợi, các quận, huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố.

c) Thẩm định và chịu trách nhiệm về diện tích và hình thức tưới, tiêu của các doanh nghiệp thủy lợi trên cơ sở bản đồ tưới, tiêu có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan.

d) Hướng dẫn và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi đảm bảo công tác vận hành công trình, điều hành tưới, tiêu tiết kiệm, hiệu quả.

2. Sở Tài chính:

a) Chịu trách nhiệm rà soát, thẩm định, bố trí nguồn kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí trong kế hoạch, đặt hàng của các doanh nghiệp thủy lợi, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.

b) Cân đối nguồn kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí do Ngân sách cấp huyện đảm bảo (đối với phần hợp tác xã tự tưới tiêu).

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện thủ tục hợp đồng, tạm ứng, thanh lý, cấp phát thanh quyết toán và sử dụng nguồn kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí, tiền nước theo quy định.

3. Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi:

a) Có trách nhiệm ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tưới, tiêu với các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ công trình thủy lợi trên địa bàn được giao quản lý.

b) Chịu trách nhiệm tính chính xác về diện tích, hình thức tưới, tiêu, cơ cấu cây trồng trên địa bàn quản lý; báo cáo chất lượng dịch vụ theo các nội dung hợp đồng đã ký kết.

c) Quản lý sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp theo quy định quản lý tài chính hiện hành.

4. Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã:

a) Thẩm tra, chịu trách nhiệm xác nhận về diện tích, hình thức tưới, tiêu, cơ cấu cây trồng của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

b) Thẩm định, cấp kinh phí và phê duyệt quyết toán kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu do quận, huyện, thị xã quản lý.

c) Chỉ đạo các xã, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi thuộc phạm vi cấp quận, huyện, thị xã quản lý thực hiện việc tưới tiêu đảm bảo chất lượng, kịp thời vụ.

5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

a) Chịu trách nhiệm về việc xác nhận diện tích, hình thức tưới, tiêu, cơ cấu cây trồng (cả phần ký kết với các doanh nghiệp thủy lợi và phần tự phục vụ tưới, tiêu).

b) Chỉ đạo các thôn, hợp tác xã, đơn vị, cá nhân trên địa bàn thực hiện hợp đồng tưới, tiêu theo quy định.

c) Xác nhận diện tích, chất lượng tưới, tiêu của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn.

Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp

1. Thủy lợi phí, tiền nước và dịch vụ thủy lợi nội đồng trong năm 2009 được áp dụng theo mức quy định tại Điều 3 của Quyết định này để thực hiện.

2. Đối với các công trình thủy lợi hiện đang do các xã, hợp tác xã nông nghiệp tự tưới, tiêu:

a) Năm 2009, giao UBND các quận, huyện, thị xã trên cơ sở hiện trạng các công trình thủy lợi hiện đang được giao quản lý, chủ động thực hiện việc rà soát, tổng hợp xác nhận toàn bộ diện tích, kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí (phần tự tưới tiêu) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, làm căn cứ cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí năm 2009 (ngân sách Thành phố cấp bổ sung ngân sách các quận, huyện, thị xã để chi trả cho các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn).

b) Từ năm 2010, giao Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, xác định diện tích miễn thủy lợi phí, chủ động bố trí nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách quận, huyện, thị xã để thực hiện việc chi trả phần kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí cho các hợp tác xã nông nghiệp tự bơm tưới, tiêu trên địa bàn.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 141/2004/QĐ-UB ngày 09/9/2004 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về việc thu thủy lợi phí, tiền nước trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quyết định số 82/QĐ-UB ngày 26/01/2005 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành Quy chế về thu, nộp thủy lợi phí.

Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Giám đốc các doanh nghiệp thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Các Đ/c Phó Chủ tịch UBND TP;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- VPUB: Các PVP, NN, KT, TH;
- Báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH  




Trịnh Duy Hùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 01/2010/QĐ-UBND quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước và mức trần dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 01/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/01/2010
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Trịnh Duy Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản