- 1Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- 2Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 về cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Nghị quyết số 1002/2006/NQ-UBTVQH11 về việc quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch kiểm toán viên nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Nghị quyết số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 về việc giải thích khoản 6 điều 19 của luật kiểm toán nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:01/2007/QĐ-KTNN
| Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THI, CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 1002/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/3/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch Kiểm toán viên nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 10/11/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích khoản 6 Điều 19 của Luật Kiểm toán nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
THI, CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2007/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về thi và cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức kỳ thi
Việc tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo nghiêm minh, công bằng, công khai, dân chủ.
1. “Giấy chứng nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước” do Chủ tịch Hội đồng thi cấp để xác nhận kết quả điểm thi cho người tham dự kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
2. “Chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước” do Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp cho người đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước.
3. “Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước” do Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp cho người có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Kiểm toán viên nhà nước.
TỔ CHỨC KỲ THI CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
Người dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước.
Người dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại Điều 29 Luật Kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán viên dự bị và các công chức, viên chức khác của Kiểm toán Nhà nước, phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và đảm bảo được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp trong thời gian công tác tại Kiểm toán Nhà nước và được đơn vị cử tham dự kỳ thi.
3. Những người đang bị kỷ luật không được dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
1. Người dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải dự thi 7 môn thi sau :
a) Luật kinh tế;
b) Quản lý tài chính;
c) Kế toán;
d) Kiểm toán;
đ) Phân tích tài chính;
e) Tin học (trình độ B);
f) Ngoại ngữ: tiếng anh (trình độ B).
2. Nội dung chi tiết từng môn thi do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
1. Người đăng ký dự thi lần đầu, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Đơn đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan đang công tác;
c) Chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp;
d) Các bản sao văn bằng chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch;
đ) Xác nhận của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý về năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức trong thời gian công tác tại đơn vị;
e) 03 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm mới chụp trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi, 02 phong bì đã dán tem và đề địa chỉ người nhận.
2. Người đăng ký thi lại các môn đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi để đạt tổng điểm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Quy chế này, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
b) Giấy chứng nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước của những lần thi trước;
c) 03 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm mới chụp trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi, 02 phong bì đã dán tem và đề địa chỉ người nhận.
1. Kiểm toán Nhà nước tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước mỗi năm một lần.
2. Trình tự, thủ tục tổ chức kỳ thi áp dụng theo Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
3. Đối với các môn thi quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 6 của Quy chế này, người dự thi phải hoàn thành các bài thi viết (thời gian tối đa 180 phút). Đối với môn ngoại ngữ người dự thi phải hoàn thành một bài thi viết (thời gian tối đa là 120 phút) và bài thi vấn đáp (thời gian tối đa là 30 phút). Đối với môn tin học, người dự thi phải hoàn thành bài thi viết (thời gian tối đa 60 phút) và bài thi thực hành trên máy tính (thời gian tối đa 30 phút).
Điều 9. Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi và miễn thi
1. Đạt yêu cầu môn thi: môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ 50 điểm trở lên chấm theo thang điểm 100.
2. Đạt yêu cầu kỳ thi: người dự thi phải đạt yêu cầu cả 7 bài thi và đạt tổng số điểm từ 420 điểm trở lên là đạt yêu cầu kỳ thi.
3. Bảo lưu kết quả thi: các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu kết quả trong thời hạn 03 năm tính từ lần thi thứ nhất. Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn chưa thi hoặc những môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi nâng điểm những môn thi đã đạt yêu cầu. Mỗi môn thi được dự thi tối đa 3 lần.
4. Miễn thi: những công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính, Kiểm toán viên cao cấp.
1. Sau thời hạn 3 năm tính từ lần thi thứ nhất có từ 01 môn thi trở lên không đạt yêu cầu hoặc tất cả các môn thi đã đạt yêu cầu nhưng tổng số điểm thi không đủ số điểm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Quy chế này thì kết quả thi trước không còn giá trị. Người dự thi muốn tiếp tục dự thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải thi lại tất cả các môn thi quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
2. Người dự thi vi phạm quy chế, nội quy thi bị xử lý từ đình chỉ thi đến huỷ bỏ kết quả thi.
HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC; BAN CHỈ ĐẠO THI VÀ BAN MÔN THI
Điều 11. Hội đồng thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Hội đồng thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
3. Hội đồng thi được phép sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước trong thời gian hoạt động.
4. Hội đồng thi có nhiệm kỳ là năm năm. Việc thay đổi nhân sự Hội đồng thi trong nhiệm kỳ do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Điều 12. Thành phần và số lượng thành viên của Hội đồng thi
1. Thành phần Hội đồng thi bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ;
c) Thư ký Hội đồng là chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ;
d) Uỷ viên Hội đồng thi:
- Các chuyên gia chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, luật của Kiểm toán Nhà nước;
- Các chuyên gia của các cơ quan: Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài chính, Hội Kế toán - Kiểm toán và một số trường đại học, học viện do Kiểm toán Nhà nước mời tham gia.
2. Hội đồng thi có số lượng lẻ, gồm từ 7-15 thành viên.
Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi
Hội đồng thi có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng nội dung, yêu cầu từng môn thi quy định tại Điều 6 của Quy chế này, gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định;
2. Lập kế hoạch thi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt;
3. Tổ chức thi theo quy định tại Điều 8 của quy chế này;
4. Tổ chức ra đề thi, lựa chọn đề thi, đáp án các môn thi đảm bảo bí mật theo quy định của pháp luật;
5. Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt danh sách những người đủ điều kiện dự thi theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
6. Xây dựng và công bố nội quy phòng thi;
7. Tổ chức đánh mã phách, rọc phách, quản lý mã phách, giao bài thi cho Trưởng Ban môn thi để chấm thi;
8. Tổ chức chấm thi, xét duyệt kết quả và ban hành quyết định công nhận kết quả thi;
9. Tổ chức chấm phúc khảo kết quả thi nếu có yêu cầu.
Điều 14. Chế độ làm việc của Hội đồng thi
1. Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi theo nguyên tắc biểu quyết với trên 50% số ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi.
2. Hội đồng thi tổ chức các cuộc họp theo quyết định triệu tập của Chủ tịch Hội đồng.
3. Nội dung các kỳ họp của Hội đồng thi phải được ghi vào biên bản.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thi:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này; chỉ đạo kỳ thi đảm bảo đúng quy chế;
b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;
c) Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thi và Ban môn thi;
d) Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định công nhận kết quả thi.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thi
Giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
3. Các uỷ viên Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng thi, giúp Chủ tịch Hội đồng thi:
a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh theo đúng quy định về điều kiện dự thi trình Hội đồng thi để xét duyệt danh sách thí sinh;
b) Tổ chức và chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh;
c) Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
d) Tổ chức việc thu phí dự thi, quản lý chi tiêu và thanh toán phí dự thi;
đ) Tổ chức việc thu nhận bài thi, biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh, bàn giao bài thi đã rọc phách cho Ban môn thi;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi.
Điều 16. Ban chỉ đạo thi và Tổ giám thị
1. Ban chỉ đạo thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi. Ban chỉ đạo thi thành lập các Tổ giám thị cho các điểm thi hoặc phòng thi. Số lượng các Tổ giám thị và các thành viên của mỗi Tổ giám thị do Trưởng Ban chỉ đạo thi quyết định.
Ban chỉ đạo thi có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức, chỉ đạo kỳ thi theo đúng quy định, bảo đảm trật tự, an toàn cho kỳ thi. Ban chỉ đạo thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nhiệm vụ của Trưởng Ban chỉ đạo thi và Tổ giám thị
a) Nhiệm vụ của Trưởng Ban chỉ đạo thi:
- Thành lập các Tổ giám thị cho các điểm thi hoặc phòng thi và phân công các Tổ giám thị tại các điểm thi hoặc phòng thi;
- Chỉ đạo các Tổ giám thị trong khi diễn ra kỳ thi;
- Nhận và bảo quản đề thi theo quy định;
- Đình chỉ giám thị và báo các Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định người thay thế khi giám thị vi phạm nội quy thi. Tổ chức lập biên bản đối với thí sinh vi phạm nội quy thi;
- Tổ chức quản lý bài thi, giao bài thi cho Chủ tịch Hộ đồng thi.
b) Nhiệm vụ của Tổ giám thị và giám thị:
- Kiểm tra phòng thi;
- Ghi số báo danh của thí sinh tại vị trí ngồi thi;
- Gọi thí sinh vào phòng thi; kiểm tra Thẻ dự thi (hoặc một trong các giấy tờ tuỳ thân hợp pháp khác) của thí sinh: hướng dẫn thí sinh ngồi đúng vị trí;
- Phổ biến nội quy thi;
- Thực hiện nhiệm vụ coi thi trong phòng thi theo đúng nội quy;
- Giữ gìn trật tự phòng thi;
- Ký vào giấy thi và phát giấy thi theo quy định. Mỗi tờ giấy thì phải có chữ ký của 02 giám thị phòng thi;
- Phát đề cho thí sinh, chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất là 2/3 thời gian làm bài; trường hợp có lý do đặc biệt phải báo cáo với Trưởng Ban chỉ đạo thi;
- Thu bài thi, yêu cầu thí sinh ghi tổng số tờ giấy thi, ký tên vào danh sách nộp bài thi và nộp cho Trưởng Ban chỉ đạo thi;
- Giải quyết các trường hợp vi phạm quy chế thi, lập biên bản và báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo thi xem xét, giải quyết.
1. Ban môn thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập. Ban môn thi thành lập các Tiểu ban môn thi tương ứng với mỗi môn thi. Số lượng thành viên của mỗi Tiểu ban môn thi do Trưởng Ban môn thi quyết định.
Ban môn thi có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình ôn tập và tổ chức chấm thi. Ban môn thi tự giải thể sau kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nhiệm vụ của Trưởng Ban môn thi và các Trưởng Tiểu ban môn thi
a) Nhiệm vụ của Trưởng Ban môn thi:
- Thành lập các Tiểu ban môn thi và phân công nhiệm vụ cho các Tiểu ban môn thi:
- Tổ chức xây dựng nội dung, chương trình ôn tập trong từng kỳ thi theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;
- Tổ chức soạn thảo đề thi, đáp án theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi, giữ bí mật tuyệt đối đề thi và đáp án;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc chấm thi theo đúng quy định;
- Tổng hợp kết quả bài thi, bàn giao cho Thư ký Hội đồng thi; giữ gìn bí mật kết quả điểm thi.
- Trường hợp Trưởng Ban môn thi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định người thay thế.
b) Nhiệm vụ của Trưởng Tiểu ban môn thi:
- Giúp Trưởng Ban môn thi xây dựng nội dung chương trình ôn tập đối với môn thi mà Tiểu ban phụ trách;
- Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức cho cán bộ chấm thi của Tiểu ban thảo luận, nắm vững đáp án, thang điểm;
- Phân công cán bộ chấm thi và tổ chức thực hiện việc chấm thi;
- Tổ chức đánh giá để tổng kết, rút kinh nghiệm chấm thi của Tiểu ban.
1. Bài thi trước khi giao cho Ban môn thi chấm điểm phải được rọc phách, ghi phách theo từng môn thi.
2. Chủ tịch Hội đồng thi bố trí các Tiểu ban môn thi chấm thi tập trung tại địa điểm quy định.
3. Việc chấm thi được thực hiện theo quy trình 02 lần độc lập giữa 02 cán bộ chấm thi. Cán bộ chấm thi chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án đã được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt để chấm thi.
4. Chỉ chấm những bài thi hợp lệ, là những bài thi làm trên giấy do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký của 02 giám thị.
5. Không chấm những bài thi có hai thứ chữ khác nhau, hoặc viết, vẽ bậy, bài có đánh dấu, bài viết hai thứ mực.
6. Điểm của môn thi được tính theo thang điểm 100 như sau:
+ Điểm thi viết, vấn đáp;
(Điểm của cán bộ chấm thi thứ nhất + Điểm của cán bộ chấm thi thứ 2) |
2 |
+ Điểm thi ngoại ngữ và tin học:
[Điểm thi viết + Điểm thi vấn đáp (thực hành)] |
2 |
Trường hợp điểm chấm thi của 02 cán bộ chấm thi chênh lệch nhau từ 10 điểm trở lên thì 02 cán bộ chấm thi cần trao đổi để thống nhất, nếu không thống nhất được thì Chủ tịch Hội đồng thi sẽ xem xét quyết định chấm lại bài thi.
Điều 19. Xét duyệt kết quả thi
Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để xét duyệt kết quả thi và thông qua danh sách thí sinh đạt yêu cầu, thí sinh chưa đạt yêu cầu. Kết quả thi do Chủ tịch Hội đồng thi công bố sau khi thông qua Hội đồng thi.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn xin phúc khảo, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức phúc khảo bài thi và trả lời cho người có đơn biết. Sau thời gian quy định trên, đơn xin phúc khảo sẽ không được giải quyết.
2. Việc chấm phúc khảo kết quả thi do Trưởng Ban môn thi phân công 02 cán bộ chấm thi thực hiện độc lập không bao gồm thành viên đã chấm thi; kết quả chấm phúc khảo phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thi phải thông báo kết quả phúc khảo cho người có đơn xin phúc khảo sau khi thông qua Hội đồng thi.
Điều 21. Cấp Giấy chứng nhận kết quả thi
1. Căn cứ kết quả kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước cho từng người dự thi.
2. Giấy chứng nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước là cơ sở để xét cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước hoặc là cơ sở để đăng ký thi các môn chưa thi, thi lại các môn chưa đạt yêu cầu hoặc thi nâng điểm đối với các môn đã đạt yêu cầu.
CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
Điều 22. Đối tượng được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Những người đạt yêu cầu kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Những người được miễn thi theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Quy chế này.
Điều 23. Quy trình cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
a) Vụ Tổ chức cán bộ lập hồ sơ những người đủ điều kiện cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định;
b) Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
c) Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
d) Người được nhận Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước ký nhận vào sổ;
e) Đối với trường hợp Chứng chỉ bị mất, rách, bị hư hỏng, căn cứ vào hồ sơ. Vụ Tổ chức cán bộ sẽ trình Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Điều 24. Hồ sơ cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
1. Hồ sơ cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước gồm:
a) Chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp;
b) Giấy chứng nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
c) 02 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm chụp trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Hồ sơ cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước đối với các đối tượng được miễn thi bao gồm:
a) Quyết định xếp ngạch công chức của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) 02 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm chụp trong thời gian không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Hồ sơ xin cấp chứng nhận đã được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước gồm:
a) Đơn xin cấp chứng nhận đã được cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước có xác nhận của thủ trưởng đơn vị;
b) Bản tường trình (trường hợp bị mất) có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước bị rách, bị hư hỏng.
Điều 25. Quản lý việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm:
1. Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước trong công tác quản lý việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
2. Kiểm tra hồ sơ và trình Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
3. Thống kê, theo dõi việc cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC SỐ 01
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-KTNN Ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ KTVNN ******* Số: / | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM *******
Hà Nội, ngày tháng năm |
CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI CẤP CHỨNG CHỈ
KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
Căn cứ quyết định số ngày tháng năm của Chủ tịch Hội đồng thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước về việc công nhận kết quả thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước năm…….
CHỨNG NHẬN:
Ông/Bà:
Ngày sinh:............................ Số báo danh:
Nơi làm việc:
Đã tham gia kỳ thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước năm……
Điểm các môn thi như sau:
Môn thi | Điểm thi |
1. Luật kinh tế |
|
2. Quản lý tài chính |
|
3. Kế toán |
|
4. Kiểm toán |
|
5. Phân tích tài chính |
|
6. Tin học |
|
7. Ngoại ngữ |
|
Tổng cộng: |
|
Giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị để xét cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước hoặc là cơ sở để đăng ký thi tiếp các môn chưa thi, những môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi nâng điểm những môn thi đã đạt yêu cầu.
| TM.HỘI ĐỒNG THICHỦ TỊCH (Chữ ký, họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC SỐ 02
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-KTNN ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******* |
CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
|
Tổng Kiểm toán Nhà nước
Cấp cho Ông/Bà:
Ngày sinh:
Nguyên quán:
Đủ điều kiện cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại Điều 22 của Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
Số chứng chỉ: | Hà Nội, ngày tháng năm TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (Chữ ký, họ tên và đóng dấu) |
(Công báo số 334+335 ngày 07/6/2007)
- 1Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- 2Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 về cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Nghị quyết số 1002/2006/NQ-UBTVQH11 về việc quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch kiểm toán viên nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Quyết định 10/2006/QĐ-BNV ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 12/2006/QĐ-BNV ban hành Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch đối với cán bộ, công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Nghị quyết số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 về việc giải thích khoản 6 điều 19 của luật kiểm toán nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Quyết định 01/2007/QĐ-KTNN ban hành quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 01/2007/QĐ-KTNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/05/2007
- Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: 07/06/2007
- Số công báo: Từ số 334 đến số 335
- Ngày hiệu lực: 22/06/2007
- Ngày hết hiệu lực: 08/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực