Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2006/QĐ-UBND | Đồng Hới, ngày 06 tháng 01 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 29/2005/CT-TTG NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự;
Căn cứ Quyết định số 1985/2005/QĐ-BTP ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Bình tại Tờ trình số 1621/TTr-STP ngày 14 tháng 11 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự.
Điều 2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 29/2005/CT-TTG NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Đây là Bộ luật quan trọng, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, cá nhân, đến hoạt động của nhiều ngành, nhiều cấp.
Để những quy định của Bộ luật Dân sự sớm đi vào cuộc sống, đồng thời để triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1985/2005/QĐ-BTP ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản nêu trên với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm triển khai kịp thời thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự, sớm đưa các quy định của Bộ luật đi vào cuộc sống, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
- Phân công trách nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, đảm bảo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Bộ luật.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nội dung công việc thuộc thẩm quyền được quy định tại Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội; Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1985/2005/QĐ-BTP ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/2005/CT-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự phải được tiến hành nghiêm túc với nội dung, hình thức phù hợp. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tế.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Rà soát các văn bản hiện hành liên quan đến Pháp luật Dân sự
Tổ chức rà soát các văn bản hiện hành liên quan đến Pháp luật Dân sự do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành để sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp, ban hành các văn bản mới để triển khai thi hành Bộ luật Dân sự 2005.
Danh mục các văn bản được rà soát phải phân loại lên danh mục phù hợp; trên cơ sở kết quả rà soát, thực hiện hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới.
Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát về Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ.
2. Xây dựng, ban hành mới các văn bản để triển khai thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005
Trên cơ sở kết quả rà soát và sau khi có các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hóa, phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện.
3. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Bộ luật Dân sự 2005
a) Nội dung
Bộ luật Dân sự năm 2005 là kết quả của việc sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện Bộ luật Dân sự năm 1995 trên cơ sở kế thừa và giữ lại những điều luật còn phù hợp, loại bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung và xây dựng những quy định mới để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Vì vậy, trong quá trình thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến cần chú trọng các nội dung sau:
- Sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản được thể hiện trong Bộ luật;
- Cơ cấu, bố cục của Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Nội dung chủ yếu của Bộ luật Dân sự năm 2005;
- Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2005 so với Bộ luật Dân sự 1995;
- Việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005.
b) Đối tượng
Bộ luật Dân sự năm 2005 có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, cá nhân, đến hoạt động của nhiều ngành, nhiều cấp. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt phải được thực hiện thường xuyên, liên tục sâu rộng đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ, người lao động và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật (báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật) và đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật (Tư pháp, Công an, Toà án, Viện Kiểm sát, Thi hành án...) phải được học tập, nghiên cứu chuyên sâu.
c) Hình thức
Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, đơn vị, địa bàn và nhóm đối tượng để có sự lựa chọn, áp dụng các hình thức tuyên truyền, phổ biến thích hợp, như:
- Tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt;
- Tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu;
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, thi tìm hiểu Bộ luật Dân sự;
- Biên soạn, in ấn đề cương, tài liệu (sách bỏ túi, tờ gấp...) để cấp phát cho các đối tượng;
- Tuyên truyền thông qua việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật, hoạt động hòa giải ở cơ sở, hoạt động trợ giúp pháp lý; tuyên truyền trên báo, đài phát thanh, truyền hình và trên hệ thống truyền thanh cơ sở.
Gắn việc tuyên truyền, phổ biến với việc giáo dục ý thức chấp hành, việc tổ chức thực hiện Bộ luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Dân sự.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, CÁC BIỆN PHÁP VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm và các biện pháp
a) Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh: Có trách nhiệm tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Bộ luật Dân sự 2005 theo quy định tại khoản 3 Mục II kế hoạch này.
b) Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và sở, ban, ngành có liên quan: Tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung được quy định tại khoản 1, khoản 2 Mục II kế hoạch này.
c) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Căn cứ vào nội dung tại khoản 1, khoản 2 Mục II kế hoạch này, có trách nhiệm tự rà soát các văn bản hiện hành liên quan đến Pháp luật Dân sự do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc do ngành mình đã tham mưu để đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có hướng xử lý, giải quyết. Kết quả rà soát gửi về Sở Tư pháp và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
Trên cơ sở kết quả rà soát và sau khi có các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành, chủ động soạn thảo các văn bản có nội dung thuộc ngành mình quản lý, phụ trách để tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhằm cụ thể hóa, phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện.
d) Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình và các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương: Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến nội dung Bộ luật Dân sự năm 2005, các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và ở địa phương ban hành và về tình hình tổ chức thực hiện Bộ luật Dân sự năm 2005 trên các phương tiện thông tin đại chúng.
đ) Sở Tài chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp kinh phí để triển khai các nội dung của kế hoạch này (trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp).
Kinh phí phục vụ cho việc rà soát các văn bản hiện hành liên quan đến Pháp luật Dân sự do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành và kinh phí phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Dân sự năm 2005 thực hiện từ nay đến hết năm 2006 được cấp riêng ngoài nguồn kinh phí rà soát văn bản và phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm. Các năm tiếp theo được thực hiện theo kế hoạch chung.
e) Ủy ban nhân dân và Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thành phố: Trên cơ sở kế hoạch này, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương mình.
2. Thời gian thực hiện
Việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Dân sự năm 2005 phải được tiến hành nghiêm túc, khẩn trương và thường xuyên.
- Hội nghị phổ biến, quán triệt và triển khai thi hành Bộ luật ở cấp tỉnh tiến hành vào cuối tháng 01 năm 2006.
- Sau hội nghị ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức hội nghị ở cấp huyện, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị ở cấp xã và hoàn thành trong tháng 02 năm 2006.
- Bắt đầu từ tháng 01 đến hết năm 2006, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Bộ luật Dân sự năm 2005 đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ, người lao động và nhân dân trên địa bàn. Các năm tiếp theo, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Dân sự năm 2005 theo kế hoạch chung về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Nhận được kế hoạch này, các sở, ban, ngành, tổ chức, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả và phản ánh những khó khăn, vướng mắc (nếu có) về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp) để kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.
- 1Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2011 triển khai thi hành Luật Thanh tra năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 2678/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 4032/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch sơ kết 3 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 113/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần được rà soát trong năm 2016
- 5Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Quyết định 113/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần được rà soát trong năm 2016
- 2Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11 về việc thi hành Bộ luật Dân sự do Quốc hội ban hành
- 2Bộ luật Dân sự 2005
- 3Chỉ thị 29/2005/CT-TTg thực hiện Nghị quyết 45/2005/QH11 về thi hành Bộ Luật Dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1985/2005/QĐ-BTP thực hiện Chỉ thị 29/2005/CT-TTg thực hiện nghị quyết Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2011 triển khai thi hành Luật Thanh tra năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 2678/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 4032/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch sơ kết 3 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 01/2006/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 29/2005/CT-TTg thực hiện Nghị quyết về thi hành Bộ luật Dân sự do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 01/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/01/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Phan Lâm Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra