Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2006/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN VÀ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND.
- Căn cứ vào Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên.
- Căn cứ vào Quyết định số 181/2005/QĐ-UB ngày 8/11/2005 của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc chuyển đổi Công ty Công viên Thống Nhất thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Thống Nhất.
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| TM. UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
(Ban hành theo Quyết định số 01/2006/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
- Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
- Tên viết tắt: CÔNG TY CÔNG VIÊN THỐNG NHẤT
- Tên giao dịch Quốc tế: THONGNHAT PARK LIMITED COMPANY
- Địa chỉ: 354 A Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội
- Điện thoại: 5.725.720
- Fax: 5.725.720
- Tài khoản: 102010000016250
- Tại: NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II - HAI BÀ TRƯNG
- Địa chỉ Email: Thongnhat-cv@yahoo.com.vn
Điều 2: Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân:
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Thống Nhất là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 - 6 - 1999 và Luật doanh nghiệp Nhà nước sửa đổi ngày 21/12/2003. Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Thống Nhất được UBND Thành phố Hà Nội phê chuẩn.
Điều 3: Trụ sở của Công ty và các đơn vị trực thuộc:
A - Trụ sở chính của Công ty:
Số nhà 354A - Đường Lê Duẩn - Quận Đống Đa - Hà Nội
- Điện thoại: 04.5725720 Fax: 04.5725721
- Email: thongnhat-cv@yahoo.com.vn
B - Các đơn vị trực thuộc:
1- Xí nghiệp Duy trì I - Điện thoại 04.9760331
Địa chỉ: Công viên Thống Nhất - Hai Bà Trưng - Hà Nội
2- Xí nghiệp Duy trì II - Điện thoại : 04.9760331
Địa chỉ: Công viên Thống Nhất - Hai Bà Trưng - Hà Nội
3- Xí nghiệp dịch vụ Vui chơi - Điện thoại 9760330
Địa chỉ: Công viên Thống Nhất - Hai Bà Trưng - Hà Nội
4- Xí nghiệp dịch vụ Văn Hoá - Điện thoại: 04.8228853
Địa chỉ: Công viên Thống Nhất - Hai Bà Trưng - Hà Nội
5- Xí nghiệp dịch vụ và sản xuất - Điện thoại 04.9760674
Địa chỉ: Công viên Thống Nhất - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Trong quá trình hoạt động, Công ty sẽ thay đổi, thành lập thêm các đơn vị mới hoặc tiếp nhận các đơn vị khác ngoài Công ty phù hợp với yêu cầu cụ thể từng thời điểm theo các quy định của Pháp luật Nhà nước và Thành phố;
Tổng vốn điều lệ của Công viên Thống Nhất tại thời điểm đăng ký kinh doanh là 31.000.000.000 đ
Điều 5: Đại diện theo pháp luật:
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty công viên Thống Nhất là Tổng Giám đốc Công ty.
1- Chủ sở hữu Công ty: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2- Đại diện chủ sở hữu: UBND Thành phố Hà Nội
Thời hạn hoạt động của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Thống Nhất là 30 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Điều 8: Mục tiêu, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Công ty
1- Mục tiêu hoạt động của Công ty công viên Thống Nhất sau chuyển đổi:
- Sản xuất kinh doanh nhằm mục đích phục vụ lợi ích công cộng của Thành phố trong lĩnh vực duy tu duy trì vườn hoa thảm cỏ, quản lý hệ thống cây xanh trong công viên, phục vụ vui chơi giải trí và thu lợi nhuận góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế của thủ đô, đảm bảo quyền lợi của Doanh nghiệp và người lao động trong Công ty.
2- Ngành nghề kinh doanh:
- Quản lý, bảo vệ, phát triển, cải tạo, duy trì các công trình đô thị, vui chơi, văn hoá, thể dục thể thao, cây xanh, vườn hoa, hồ nước, chim cá, muông thú cảnh;
- Tổ chức hội chợ hoa cây cảnh, cây thế, biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, thời trang, thể dục thể thao, trưng bày giới thiệu các sản vật cây hoa, cây cảnh, muông thú quý hiếm,
- Tư vấn thiết kế vườn hoa, cây cảnh, cây bóng mát;
- Kinh doanh vui chơi, dịch vụ vui chơi, giới thiệu cây hoa, cây cảnh, các loại sinh vật cảnh khác, vật dụng lưu niệm và các dịch vụ phục vụ hoạt động của Công ty;
- Xây dựng lắp đặt, sửa chữa các công trình: Cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, khuôn viên phục vụ nhiệm vụ được giao và nhu cầu xã hội;
- Trang trí, thi công những công trình: Cây xanh, vườn hoa thảm cỏ, khuôn viên, phục vụ nhiệm vụ được giao và nhu cầu xã hội;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu cây hoa, cây cảnh, cho thuê hoa, cây cảnh phục vụ các nhu cầu xã hội;
- Kinh doanh dịch vụ giải khát, ẩm thực văn hoá, đại lý sách báo, dụng cụ thể dục thể thao, tổ chức lễ hội và hội chợ;
- Nhận thầu xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng quy mô vừa và nhỏ thuộc ngành GTCC;
- Cắt tỉa, chặt hạ cây bóng mát theo quy định của Thành phố;
- Trông giữ các phương tiện giao thông trong phạm vi đất thuộc Công ty quản lý;
- Tổ chức dịch vụ du lịch lữ hành Nội địa.
- Dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn ăn uống, nhà nghỉ sinh thái;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị chuyên ngành GTCC và xây dựng;
- Kinh doanh quảng cáo
- Kinh doanh bất động sản
3- Phạm vi hoạt động của Công ty:
- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Thống Nhất hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Công ty có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế;
Điều 9: Tổ chức Đảng, đoàn thể trong Công ty:
1- Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong Công ty hoạt động theo hiến pháp, Pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam;
2- Các tổ chức Chính trị - Xã hội khác trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật và Điều lệ của các tổ chức Chính trị - Xã hội phù hợp với quy định của Pháp luật;
Điều 10. Quyền hạn của Công ty
1- Công ty có quyền quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn do chủ sở hữu giao quản lý bao gồm: Tài sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty;
2- Tổ chức bộ máy quản lý Công ty, các đơn vị trực thuộc Công ty nhằm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty;
3- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty;
4- Đặt chi nhánh, văn phòng đại điện của Công ty ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp nước sở tại;
5- Kinh doanh những ngành nghề được Nhà nước cho phép;
6- Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước, được trực tiếp xuất nhập khẩu theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.
7- Quyết định giá mua, bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá;
8- Được quyền bảo hộ về sở hữu công nghiệp bao gồm: Thương hiệu Công ty các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế;
9- Đầu tư, liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của Pháp luật với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh;
10- Tuyển chọn, điều hành, bố trí sử dụng, đào tạo và đào tạo lại lao động theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, quyết định các hình thức trả lương, thưởng và các thu nhập khác theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước;
11- Có quyền khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo quy định của Bộ luật lao động, Nội quy lao động của Công ty đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo quy định của Pháp luật lao động;
12- Thực hiện các quyền khác theo quy định của Pháp luật;
1- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về kết quả kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khách hành và Pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp;
2- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu thị trường;
3- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với đối tác, xây dựng kế hoạch lao động, quy chế tuyển dụng lao động, định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng, quy chế nâng bậc, nâng ngạch lương, tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật và chức danh tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh xã hội. Thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của Nhà nước, hàng năm Công ty có trách nhiệm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của Nhà nước;
4- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và những thoả thuận khác với người lao động;
5- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, an ninh quốc gia và công tác phòng chống cháy nổ;
6- Chịu sự giám sát và kiểm tra của chủ sở hữu Nhà nước, chấp hành các quy định về Thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật;
7- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán của báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Chủ sở hữu Công ty;
8- Hàng năm xây dựng và trình chủ sở hữu phê duyệt quỹ tiền lương của Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và cán bộ Đảng, Đoàn thể hưởng lương chuyên trách Công ty;
9- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật;
Điều 12: Quyền hạn của Chủ sở hữu Công ty:
1- Thẩm định, sửa đổi, bổ sung, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty theo đề nghị của Chủ tịch Công ty;
2- Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ của Công ty cho tổ chức, cá nhân khác:
3- Quyết định dự án đầu tư, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất theo đề nghị của Chủ tịch Công ty. Trong trường hợp đặc biệt Chủ sở hữu Công ty có thể uỷ quyền cho Chủ tịch Công ty quyết định các hợp đồng vay vốn này;
4- Quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý Công ty, quyết định hình thức và biện pháp tổ chức tại Công ty theo đề nghị của Chủ tịch Công ty;
5- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, khen thưởng xử lý vi phạm kỷ luật, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của (Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty, hoặc uỷ quyền để Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, xếp lương, thuê Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty:
6- Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty hoạt động quản lý điều hành của Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty;
7- Phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Chủ tịch Công ty duyệt quỹ tiền lương hàng năm của Công ty đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách tiền lương của Công ty theo cơ chế quản lý tiền lương đối với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên;
8- Phê duyệt báo cáo quyết toán hàng năm, quyết định sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của Công ty theo báo cáo và đề nghị của Chủ tịch Công ty và theo thẩm quyền phân cấp;
9- Quyết định các hình thức và biện pháp tổ chức lại Công ty theo quy định tại Chương VIII của điều lệ này;
10- Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY
Điều 13: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty
1- Chủ tịch Công ty
2- Tổng Giám đốc Công ty
3- Các Phó Tổng Giám đốc
4- Kế toán trưởng
5- Bộ máy giúp việc gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh
Điều 14: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Công ty
1- Chức năng:
Chủ tịch Công ty thực hiện chức năng quản lý Công ty và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu Công ty và Pháp luật về sự phát triển của Công ty theo mục tiêu Chủ sở hữu Công ty giao;
2- Nhiệm vụ, quyền hạn:
a- Nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển số vốn được giao. Chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty và Pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo mục tiêu được Chủ sở hữu Công ty giao;
b- Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm của Công ty, thực hiện công khai báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước;
c- Quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm gần nhất;
d- Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, giá sản phẩm và dịch vụ trong Công ty khi được chủ sở hữu uỷ quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật;
đ- Quyết định cơ cấu tổ chức, biên chế bộ máy quản lý, thành lập các đơn vị trực thuộc, quyết định ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc Công ty trên cơ sở hiện hành của Nhà nước;
e- Khi được Chủ sở hữu Công ty uỷ quyền được quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lương và giải quyết các chế độ khác đối với Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty:
f- Quyết định cử người quản lý phần vốn của Công ty ở doanh nghiệp khác;
g- Thông qua quyết toán tài chính hàng năm, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc phương án xử lý lỗ trong quá trình sản xuất - kinh doanh trình Chủ sở hữu phê duyệt;
h- Kiểm tra giám sát Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc. Kế toán trưởng trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ;
i- Báo cáo đề nghị Chủ sở hữu Công ty quyết định những vấn đề sau:
- Phê duyệt báo cáo quyết toán hàng năm, phương án sử dụng lợi nhuận của Công ty;
- Phê duyệt các dự án đầu tư, hợp đồng mua bán tài sản, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm gần nhất;
- Bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, cách chức đối với phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Công ty;
- Điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty;
k- Có trách nhiệm thực hiện các quyết định của Chủ sở hữu Công ty, định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm báo cáo Chủ sở hữu Công ty kết quả và tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty;
l- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật và điều lệ này;
3- Quyền lợi và Chế độ của Chủ tịch Công ty:
a- Chủ tịch Công ty được hưởng mức tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác tương ứng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do Chủ sở hữu Công ty quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước;
b- Trong trường hợp Chủ tịch Công ty kiêm Tổng Giám đốc thì hưởng tiền lương theo quy định của Chủ sở hữu, được hưởng phụ cấp lương, thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của Công ty theo quy chế trả lương của Công ty và theo quy định hiện hành của Nhà nước;
4- Bổ nhiệm và miễn nhiệm Chủ tịch Công ty:
a- Chủ tịch Công ty do Chủ sở hữu Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen khen thưởng, kỷ luật;
b- Nhiệm kỳ của Chủ tịch Công ty là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ do Chủ sở hữu giao và không vi phạm những quy định của Pháp luật;
c- Chủ tịch Công ty có thể miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
- Vi phạm các quy định của pháp luật;
- Quyết định vượt quá thẩm quyền được quy định trong điều lệ này và các quy định của Nhà nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của Công ty;
- Trong nhiệm kỳ bổ nhiệm để Công ty thua lỗ 02 năm hoặc không đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư 02 năm trừ các trường hợp: Lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư có lý do khách quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt, những năm đầu mới hoạt động sau khi đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ mà trong báo cáo khả thi xác định bị lỗ.
- Bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, xin từ chức hoặc có quyết định điều chuyển, bố trí công tác khác của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Lạm dụng quyền hạn để thu lợi cho bản thân, gia đình và người khác, tiết lộ bí mật gây thiệt hại cho Công ty;
- Các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Thành phố;
Điều 15: Tổng Giám đốc Công ty
1- Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc Công ty
a- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty trình Chủ tịch Công ty quyết định;
b- Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền phân cấp của Chủ tịch Công ty;
c- Tổ chức hoạt động, kế hoạch kinh doanh và các dự án đầu tư của Công ty nhằm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty;
d- Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ theo phân cấp của Chủ tịch Công ty, ký kết các hợp đồng dân sự và kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của Chủ tịch Công ty;
đ- Đề nghị Chủ tịch Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; cho nghỉ chế độ và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng
e- Quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước;
f- Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ Công ty;
g- Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch Công ty:
h- Báo cáo Chủ tịch Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng, quý, năm;
i- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chủ tịch Công ty, Chủ sở hữu Công ty đối với việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật;
k- Quyết định ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty
l- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo phân cấp của Chủ tịch Công ty và Điều lệ Công ty, các quy định hiện hành của Nhà nước;
2. Nghĩa vụ của Tổng Giám đốc Công ty
a- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì ích lợi của Công ty;
b- Không lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không được đem tài sản của Công ty cho người khác, thực hiện các quy định về bảo quản và cung cấp thông tin theo quy định của Nhà nước và Công ty;
c- Trường hợp vi phạm Điều lệ Công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho Công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Công ty và Nhà nước do mình gây ra theo quy định của Pháp luật;
d- Trường hợp điều hành Công ty không đạt chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh được Chủ tịch Công ty giao hoặc để Công ty thua lỗ, mất vốn, không đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động theo quy định của Pháp luật lao động hiện hành để xẩy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Chủ sở hữu quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
đ- Có nghĩa vụ thực hiện những thoả thuận với người lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế của Công ty liên quan đến quyền lợi của người lao động:
e- Trường hợp triển khai thực hiện dự án đầu tư không đúng kế hoạch tiến độ chất lượng, dẫn đến để Công ty thua lỗ thì tuỳ theo mức độ bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của Pháp luật;
3- Quyền lợi của Tổng Giám đốc Công ty
a- Được hưởng lương, thưởng theo năm, tháng tương ứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty;
b- Được hưởng các lợi ích khác theo quy định của Nhà nước Thành phố và quy chế quản lý Công ty;
4- Bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng Giám đốc Công ty
a- Tổng Giám đốc Công ty do Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm, hoặc uỷ quyền cho Chủ tịch Công ty quyết định bổ nhiệm. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm. Tổng Giám đốc Công ty được xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ điều hành hoạt động Công ty ở nhiệm kỳ trước;
b- Tổng giám đốc Công ty miễn nhiệm; thay thế, kỷ luật trong các trường hợp sau:
- Vi phạm các quy định của Pháp luật;
- Quyết định vượt quá thẩm quyền được quy định trong điều lệ này và các quy định của Nhà nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động của Công ty;
- Trong nhiệm kỳ bổ nhiệm để Công ty thua lỗ 02 năm hoặc không đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư 02 năm trừ các trường hợp: Lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư có lý do khách quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt, những năm đầu mới hoạt động sau khi đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất: đổi mới công nghệ mà trong báo cáo khả thi xác định bị lỗ;
- Không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh dẫn đến Công ty không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu, chiến lược phát triển hàng năm mà Chủ tịch Công ty quyết định;
- Bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, xin từ chức hoặc có quyết định điều chuyển, bố trí công tác khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Lạm dụng quyền hạn để thu lợi cho bản thân và cho người khác, tiết lộ bí mật gây thiệt hại cho Công ty;
Điều 16: Trường hợp đặc biệt - Chủ tịch Công ty kiêm Tổng giám đốc
Do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên là mô hình doanh nghiệp nhà nước mới, Chủ sở hữu cho phép Công ty được áp dụng thí điểm mô hình quản lý Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty trong thời hạn 02 năm đầu chuyển đổi (2005 - 2007)
Trong trường hợp này Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ theo điều 15 và điều 16 Điều lệ này;
1. Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
2- Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ Công ty có chức năng giúp việc cho Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý điều hành Công ty theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
Điều 18: Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty
1. Tuỳ theo quy mô sản xuất - kinh doanh từng thời kỳ mà các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty có thể thay đổi. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty là các đơn vị có pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc Công ty, hoạt động theo sự phân cấp và uỷ quyền của Công ty. Một số đơn vị trực thuộc có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của Pháp luật;
2- Nguyên tắc hoạt động của các đơn vị trực thuộc được quy định cụ thể theo quyết định của Chủ tịch Công ty:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
Điều 19: Quyền của người lao động trong Công ty
1- Người lao động có quyền tham gia quản lý Công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau:
a- Hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu Công nhân viên chức lao động Công ty;
b- Tổ chức Công đoàn của Công ty;
c- Ban thanh tra nhân dân của Công ty;
d- Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
2- Người lao động hoặc đại diện người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý trước khi Chủ tịch Công ty hoặc Tổng Giám đốc Công ty quyết định các vấn đề sau:
a- Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại lao động của Công ty;
b- Chuyển đổi sở hữu Công ty;
c- Các nội quy, quy chế của Công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của Pháp luật;
d- Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao dộng
e- Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc Công ty khi có yêu cầu;
3- Ngoài ra người lao động trong Công ty còn được thảo luận và biểu quyết, quyết định các vấn đề sau:
a- Nội dung hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung của thoả ước lao động tập thể. Được cử người đại diện tập thể người lao động để thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể với Tổng Giám đốc Công ty;
b- Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch khác của Công ty có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật;
c- Chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân;
d- Bầu ban thanh tra Nhân dân:
Điều 20: Nghĩa vụ của người lao động trong Công ty
1- Người lao động phải có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với Tổng Giám đốc Công ty hoặc người được Tổng Giám đốc Công ty uỷ quyền, thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy định khác của Công ty có liên quan đến người lao động, được hội nghị CNVC lao động Công ty thông qua hàng năm;
2- Người lao động phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề để hoàn thành công việc được giao:
3- Chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Thành phố và Công ty về sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh của Công ty;
4- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành của Bộ luật lao động và các quy định hợp pháp của Công ty:
Điều 21: Quản lý tài chính của Công ty
Việc quản lý Tài chính của Công ty thực hiện theo quy chế quản lý tài chính đã được Chủ sở hữu phê duyệt, các văn bản hướng dẫn và các quy định theo Pháp luật hiện hành;
Điều 22: Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Công ty
1- Tổng lợi nhuận của Công ty bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và các hoạt động khác.
Tổng lợi nhuận thực hiện của Công ty là chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác với chi phí giá thành sản phẩm tiêu thụ, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
2- Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Bù đắp các khoản lỗ năm trước và chi phí thực tế đã chi nhưng không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác liên doanh liên kết (nếu có). Chủ sở hữu quyết định sử dụng phần lợi nhuận còn lại theo hướng dẫn sau đây:
a- Trích 10% quỹ dự phòng tài chính, khi số dư này bằng 25% vốn điều lệ thì không phải trích nữa;
b- Số dư còn lại sau khi trích quỹ dự phòng tài chính được dùng để
- Trích tối đa 10% lập quỹ khen thưởng;
- Trích tối đa 10% lập quỹ phúc lợi;
Đối với phần cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích mà được Nhà nước đặt hàng (trừ những sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức đấu thầu) phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi trên bằng hai tháng lương, thực hiện như sau:
* Trường hợp lãi ít: Công ty được giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước để cho đủ hai tháng lương cho hai quỹ. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ hai tháng lương cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi thì được Nhà nước trợ cấp cho đủ.
* Trường hợp không có lãi: Nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng hai tháng lương.
* Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng ban quản lý điều hành Công ty. Mức trích thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Trích tối thiểu 30% bổ sung vốn cho Công ty.
- Phần còn lại Chủ sở hữu quyết định để lại tiếp tục bổ sung vốn cho Công ty hoặc điều động đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc nộp Ngân sách.
QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG TY Ở DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 23: Các hình thức đầu tư vào doanh nghiệp khác
1- Trong quá trình hoạt động, tuỳ theo nhu cầu hoạt động kinh doanh Công ty có thể đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác;
2- Hình thức đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác:
- Góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh;
- Mua cổ phần của Công ty Cổ phần;
- Các hình thức khác theo quy định của Pháp luật;
Điều 24: Vốn của Công ty đầu tư ở doanh nghiệp khác
1- Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc quyền thuê đất, giá trị tài sản khác thuộc sở hữu của Công ty được Công ty đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;
2- Vốn của Chủ sở hữu Công ty góp vào liên doanh khác giao cho Công ty quản lý;
3- Lợi tức từ vốn góp của Công ty ở doanh nghiệp khác;
4- Các loại vốn khác;
Điều 25: Thẩm quyền quyết định góp vốn vào doanh nghiệp khác
1- Chủ sở hữu Công ty quyết định góp vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%. Tổng giá trị tài sản ghi trong Báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm gần nhất;
2- Chủ tịch Công ty quyết định góp vốn có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong Báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm gần nhất:
3- Chủ tịch Công ty phân cấp cho Tổng Giám đốc Công ty quyết định việc góp vốn có giá trị dưới 10% tổng giá trị tài sản ghi trong Báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm gần nhất;
Điều 26: Người đại diện pháp lý đối với phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác
1- Quyền hạn của người đại diện pháp lý đối với phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác như sau:
a- Trường hợp Công ty đầu tư vốn hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối ở doanh nghiệp khác. Tổng Giám đốc Công ty là người đại diện pháp lý đối với phần vốn này;
b- Người đại diện phần vốn góp của Công ty ở doanh nghiệp khác có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh ở doanh nghiệp có vốn góp của Công ty;
- Sử dụng quyền cổ phần chi phối của Công ty để định hướng doanh nghiệp theo mục tiêu Công ty giao;
- Tham gia ứng cử hay đề cử người đại diện của Công ty vào quản lý điều hành của doanh nghiệp nhận vốn góp theo điều lệ hiện hành của doanh nghiệp.
- Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp của Công ty:
- Thực hiện chế độ báo cáo Chủ tịch Công ty về hiệu quả sử dụng phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp;
- Xin ý kiến Chủ tịch Công ty trước khi tham gia biểu quyết về phương hướng, kế hoạch kinh doanh, tăng giảm vốn điều lệ, chia lợi tức, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 30% giá trị tài sản của doanh nghiệp có vốn góp của Công ty và các vấn đề khác do Chủ tịch Công ty quyết định;
2- Nghĩa vụ của người đại diện pháp lý đối với phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác như sau:
a- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty về hiệu quả sử dụng vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác;
b- Trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, lợi dụng quyền đại diện phần vốn góp, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho Công ty thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất đối với các thiệt hại do mình gây ra theo đúng pháp luật;
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY
1- Việc tổ chức lại, sát nhập, giải thể, chuyển đổi Công ty do Chủ tịch Công ty trình Chủ sở hữu Công ty xem xét, quyết định trên cơ sở chủ trương, quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố;
2- Việc tổ chức lại, sát nhập, giải thể và thành lập mới các đơn vị trực thuộc do Chủ tịch Công ty xem xét quyết định và báo cáo Chủ sở hữu Công ty
Công ty phải chuyển đổi sang hình thức pháp lý khác khi:
1- Chủ sở hữu Công ty chuyển một phần vốn Điều lệ cho Tổ chức cá nhân khác. Khi Công ty đó trở thành Công ty TNHH Nhà nước hai thành viên trở lên:
2- Chủ sở hữu Công ty chuyển toàn bộ vốn Điều lệ cho tổ chức khác;
3 - Chủ sở hữu Công ty Giao Công ty cho Tập thể người lao động để trở thành Công ty cổ phần, Công ty TNHH nhiều thành viên. Hợp tác xã;
Trình tự thủ tục chuyển đổi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố;
1. Công ty bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau đây
a- Công ty kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
b- Công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
c- Việc duy trì các hoạt động của Công ty là không cần thiết;
d- Trường hợp đặc biệt, do Chủ sở hữu Công ty xem xét quyết định sau khi đã trao đổi với Chủ tịch Công ty:
2- Trình tự, thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố;
Công ty mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì thực hiện theo quy định của Luật phá sản;
Điều 31: Giải quyết tranh chấp nội bộ
1- Mọi tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công việc của Công ty giữa Chủ sở hữu và Chủ tịch Công ty, Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty hay bộ máy giúp việc đều phải giải quyết theo các quy định của Điều lệ này;
2- Nếu phải giải quyết tranh chấp theo Điều lệ này không được các bên chấp thuận, bất kỳ bên nào cũng có thể đưa tranh chấp ra Toà án dân sự theo các quy định của Pháp luật về tranh chấp dân sự;
1- Điều lệ này có hiệu lực đối với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Thống Nhất kể từ ngày Công ty được Chủ sở hữu Công ty phê duyệt.
2- Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung điều lệ này, Chủ tịch Công ty báo cáo Chủ sở hữu Công ty xem xét, quyết định./.
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lá
- 4Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 7Luật Phá sản 2004
- 8Quyết định 3588/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Vận tải Hà Nội
- 9Quyết định 4789/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
Quyết định 01/2006/QĐ-UB về phê chuẩn và ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên Thống Nhất do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 01/2006/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/01/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra