- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 519/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 05 tháng 04 năm 2012 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ, ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Xét Tờ trình số 79/TTr.SNV, ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
1. Xây dựng, rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, nhất là văn bản về công chức, công vụ và thủ tục hành chính.
2. Thủ tục hành chính liên quan tới cá nhân, tổ chức được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản; phấn đấu đến năm 2015 giảm tối đa chi phí về thời gian và kinh phí của cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính.
3. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đến năm 2015, các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, trong đó có 50% cơ quan thực hiện cơ chế một cửa liên thông. (Hiện nay có 100% cơ quan hành chính từ tỉnh đến xã đã thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; 03 sở, ngành, 02 đơn vị cấp huyện thực hiện cơ chế một cửa liên thông, cấp xã có 05 đơn vị); sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ do cơ quan hành chính cung cấp đạt trên 60% vào năm 2015.
4. Đến năm 2015, chức năng của các cơ quan hành chính Nhà nước được xác định phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, không có sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan.
5. Đến năm 2015 có 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực và phẩm chất thực hiện công vụ, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, phục vụ nhân dân (hiện nay cán bộ, công chức đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với cấp tỉnh, huyện là 1613/1747 người, đạt tỉ lệ 92,33%). Đến năm 2015 có 95% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ chuyên môn theo quy định (hiện nay 873/1225 người, đạt tỉ lệ 71,27%), 95% công chức cấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên (hiện nay 916/1018 người, tỉ lệ 89,98%), 1570/2243 người (tương đương 70%) cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm. Khắc phục cơ bản tình trạng công chức, kể cả công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo chức danh.
6. Đến năm 2015, đảm bảo 100% cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, huyện, thành phố, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 02, trong đó ít nhất 30% mức độ 3 (hiện nay có 4/8 huyện, thành phố, đạt 50% và 10/18 sở, ban, ngành tỉnh, đạt 55% thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 02).
B. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU.
I. CẢI CÁCH THỂ CHẾ.
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương, nhằm đảm bảo công tác quản lý và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách xã hội,... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà khoa học thực hiện phản biện các chương trình, đề án, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của địa phương; xây dựng quy chế cụ thể để lấy ý kiến của nhân dân và đối tượng bị điều chỉnh trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Thường xuyên rà soát và kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn của địa phương và quy định của Trung ương.
II. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
1. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa thủ tục hành chính theo quy định để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và điều kiện cụ thể của từng ngành, từng cấp. Các đơn vị, lĩnh vực trọng tâm cần tập trung như: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thuế, Kho bạc, Ban quản lý khu công nghiệp và các sở, ban, ngành có liên quan theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Kiểm tra chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng nhiều hình thức thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải chi trả khi giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh; duy trì và nhập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
5. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính để nâng cao chất lượng các thủ tục hành chính.
6. Tiếp tục nhân rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện liên thông giữa các cơ quan cùng cấp hành chính và giữa các cấp hành chính, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và giải quyết tốt công việc cho người dân, doanh nghiệp.
III. CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY.
1. Rà soát xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính ở từng cấp, loại bỏ nhiệm vụ chồng chéo, trùng lắp, bổ sung những nhiệm vụ mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Kiện toàn các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, đảm bảo tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với các Sở, ngành tỉnh, huyện, thành phố và giữa huyện, thành phố với xã, phường, thị trấn, đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm và đồng bộ với nguồn lực tài chính, năng lực của cán bộ, công chức và các điều kiện cần thiết khác, nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành, các cấp.
3. Kiện toàn các tổ chức tư vấn (Hội đồng, Ban chỉ đạo...) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập theo hướng giao cho một cơ quan hành chính chủ trì phối hợp với các cơ quan khác trong tổ chức thực hiện.
4. Tiếp tục cải tiến chế độ làm việc, tăng cường trách nhiệm, năng lực của người đứng đầu cơ quan hành chính và cá nhân từng cán bộ, công chức trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân và doanh nghiệp.
IV. ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC.
1. Xác định cơ cấu cán bộ, công chức, xây dựng vị trí việc làm theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ và ngạch công chức để làm cơ sở xác định biên chế, tuyển dụng và quy hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức.
2. Thực hiện đúng quy định về tuyển dụng công chức, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, để chọn người có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức, năng lực vào bộ máy nhà nước và có tỷ lệ nữ hợp lý trong các ngành, lĩnh vực.
3. Đổi mới công tác đánh giá, nhận xét đối với cán bộ, công chức, đảm bảo trung thực, khách quan và đúng với thành tích, kết quả thực thi công vụ, nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của từng ngành, từng cấp; có kế hoạch đào tạo chuyên gia về một số ngành, lĩnh vực ở cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh và ngạch công chức.
6. Đổi mới phân cấp quản lý cán bộ, công chức, đảm bảo đồng bộ với phân cấp nhiệm vụ và kinh phí.
7. Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
8. Mở rộng việc ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ điện tử cán bộ, công chức, viên chức sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã.
V. CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG.
1. Thực hiện phân cấp tài chính và ngân sách, kinh phí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức đối với cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
2. Tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính ở tất cả cơ quan hành chính các cấp (theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ).
3. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với tất cả đơn vị sự nghiệp công lập, (theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ).
4. Triển khai thực hiện rộng rãi cơ chế khoán cho tư nhân và các tổ chức ngoài nhà nước một số loại dịch vụ công như: vệ sinh đô thị, cấp, thoát nước, cây xanh, công viên, chiếu sáng đô thị,…
5. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công.
6. Thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch về tài chính công.
VI. HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH.
1. Nâng cấp hệ thống mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh, mạng LAN của các Sở, ngành tỉnh, cấp huyện, cấp xã; phấn đấu đến năm 2015 có 60% các văn bản, tài liệu chính thức của hệ thống các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện sẽ làm việc, trao đổi thông tin, báo cáo, luân chuyển, góp ý dự thảo văn bản (không thuộc danh mục bí mật nhà nước) qua mạng và giảm hội họp so với hiện nay; Hoàn thiện và mở rộng phần mềm một cửa liên thông tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và người dân có thể tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua Internet, điện thoại hoặc tổng đài nhắn tin tự động.
2. Thường xuyên cải tiến Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các Sở, ngành tỉnh và huyện, thành phố; đưa các thủ tục hành chính lên mức 2 và từng bước giải quyết thủ tục hành chính thông qua hồ sơ điện tử; nâng cấp hạ tầng thông tin để đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính quyền điện tử;
3. Duy trì, mở rộng và cải tiến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (hiện nay có 37/243 đơn vị hành chính áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, trong đó 11 đơn vị áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, 26 đơn vị áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008) và đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh (có 03 đơn vị đang áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008). Phấn đấu đến năm 2015 có trên 90% cơ quan hành chính nhà nước sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 và 9001:2008.
4. Phấn đấu đến năm 2015 tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở các cơ quan hành chính, nhất là ở cấp xã (tỉnh đã quy hoạch nâng cấp và xây dựng 101 trụ sở xã), đặc biệt ưu tiên tập trung xây dựng trụ sở cho 22 xã nông thôn mới, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước và phục vụ tốt nhân dân, doanh nghiệp.
I. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.
1. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra, đưa cải cách hành chính thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của ngành, địa phương; đồng thời, phải gắn chặt với việc thực hiện đổi mới hệ thống chính trị và cải cách tư pháp.
2. Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của các cơ quan chức năng, của cán bộ, công chức chuyên trách cải cách hành chính trong việc giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
3. Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án, đề án cải cách hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời phát hiện, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương những tập thể, cá nhân làm tốt và phê phán, chỉ rõ những nơi có tiêu cực, thái độ, tác phong làm việc quan liều, hách dịch, nhũng nhiễu,... để tất cả cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và nhân dân nhận thức đúng về cải cách hành chính và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
5. Đưa nội dung cải cách hành chính vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Trường Chính trị Phạm Hùng và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
6. Áp dụng Bộ chỉ số đánh giá cải cách hành chính theo hướng dẫn của Trung ương.
II. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP.
1. Sở Nội vụ.
a) Là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch này.
b) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch cải cách hành chính hàng năm; đồng thời chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về cải cách tổ chức bộ máy và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
c) Áp dụng và hướng dẫn thực hiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính tại các cơ quan hành chính trong tỉnh.
d) Áp dụng và hướng dẫn thực hiện cách thức và phương tiện đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công.
đ) Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của tỉnh; đồng thời triển khai, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo và đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện cải cách hành chính ở các ngành, các cấp.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính;
b) Xây dựng và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chương trình công tác và chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
4. Sở Tài chính.
a) Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cải cách tài chính công.
b) Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện việc đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở cơ quan hành chính các cấp.
6. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, xây dựng cơ quan, đơn vị điện tử và phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về cải cách hành chính.
8. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ kế hoạch này và kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, để xây dựng kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của ngành, địa phương và tổ chức thực hiện; định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
- 1Quyết định 4752/QĐ-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 43/NQ-CP về nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 1329/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh chỉ số cải cách hành chính cấp xã kèm theo Quyết định 2138/QĐ-UBND do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Quyết định 1731/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 43/NQ-CP về nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 4752/QĐ-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 43/NQ-CP về nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 1329/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh chỉ số cải cách hành chính cấp xã kèm theo Quyết định 2138/QĐ-UBND do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Quyết định 1731/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 43/NQ-CP về nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Quyết định 519/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015
- Số hiệu: 519/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/04/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Trương Văn Sáu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực