Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 463/CAAV | Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 1994 |
QUY ĐỊNH
CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM SỐ 463/CAAV NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 1994 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP PHÉP CHO CÁC CHUYẾN BAY QUỐC TẾ THUÊ CHUYẾN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG VÀ TƯ NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐẾN VÀ ĐI TỪ VIỆT NAM
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được công bố theo Lệnh số 63-LCT/HĐNN8 ngày 04 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 242/HĐBT ngày 30/6/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 36/TTg ngày 06/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ;
Để tăng cường việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận chuyển hàng không trong tình hình mở cửa, đảm bảo cho tầu bay dân dụng nước ngoài khai thác đến và đi từ Việt Nam được thuận lợi, an toàn,
QUY ĐỊNH
Điều 1: Phạm vi và mục đích.
1. Thực hiện chính sách mở cửa của Nhà nước, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động bay thuê chuyến, đồng thời bảo hộ ngành vận tải hàng không Việt Nam, cũng như hoạt động khai thác bay thường lệ trên cơ sở hiệp định hàng không giữa Việt Nam và nước ngoài, trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, Quy định này quy định về việc cấp phép đối với các chuyến bay thuê chuyến quốc tế và các chuyến bay tư nhân được thực hiện bởi các pháp nhân và cá nhân nước ngoài nhằm:
- Không gây trở ngại trong việc xem xét cấp phép cho loại hình vận tải này;
- Không để ảnh hưởng xấu đến hoạt động bay theo lịch của các hãng hàng không đặc biệt là giữa các thị trường mà ngành vận tải hàng không Việt Nam đang khai thác.
2. Tuỳ từng thị trường, từng đối tượng và điều kiện, quy định này có hiệu lực được áp dụng linh hoạt tạo cho hoạt động hàng không tại Việt Nam đa dạng và năng động.
Điều 2: Nguyên tắc cấp phép.
1. Đối với những chuến bay dưới đây, việc cấp phép được thực hiện mà không đặt ra các điều kiện thương mại:
a. Những chuyến bay có tính chất chính trị, ngoại giao, nhân đạo, văn hoá thể thao như chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay chuyên chở đối tượng khách đặc biệt, bệnh nhân, bay tìm cứu, cấp cứu hoặc chuyến bay không có tính chất thương mại như chuyến bay biểu diễn kỹ thuật, chuyến bay chuyển sân.
b. Những chuyến bay thuê chuyến thương mại bằng loại tầu bay nhỏ chở thương nhân, nhà đầu tư, khảo sát thị trường.
2. Đối với chuyến bay thuê chuyến thương mại vận chuyển hành khách, hàng hoá có tính chất riêng lẻ, việc cấp phép được thực hiện trên cơ sở xem xét kỹ các yếu tố thương mại của chuyến bay và tuỳ từng trường hợp có thể áp dụng hình thức thu tiền thương quyền.
3. Đối với các chuyến bay thuê chuyến thương mại vận chuyển hành khách, hàng hoá có tính chất liên tục và thị trường ổn định, ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường khai thác thường lệ, việc cấp phép được thực hiện trên cơ sở xem xét kỹ các yếu tố thương mại của chuyến bay, kèm theo các điều kiện thương mại theo hai nguyên tắc:
a. Hạn chế cấp phép cho các chuyến bay trên các đường bay có các chuyến bay thường lệ của doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam, trừ các trường hợp đặc biệt;
b. Tạo điều kiện cho phép doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam có thể tham gia trực tiếp vào khai thác nguồn khách đó, hoặc hợp tác cùng khai thác với hãng hàng không nước ngoài hoặc được hưởng một số quyền lợi nào đó đối với chuyến bay (chủ yếu là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam).
Điều 3: Áp dụng phí hạ cất cánh và chỉ huy bay.
1. Đối với các chuyến bay nêu tại mục a khoản 1 Điều 2 của Quy định này, áp dụng phí hạ cánh và chỉ huy bằng phí áp dụng cho các chuyến bay thường lệ đối với cùng loại tầu bay.
2. Đối với các chuyến bay nêu tại mục b khoản 1, các khoản 2 và 3 Điều 2 của Quy định này, áp dụng phí hạ cánh và chỉ huy bằng 150% phí áp dụng cho các chuyến bay thường lệ đối với cùng loại tàu bay.
Điều 4: Hiệu lực.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 1994, các quy định trước đây trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.
Điều 5: Điều khoản thi hành.
Các ông Trưởng ban Không tải, Trưởng ban Không vận, Trưởng ban Tài chính, Tổng giám đốc Trung tâm quản lý bay, Tổng Giám đốc các Cụm cảng hàng không, sân bay miền Bắc, miền Trung và miền Nam chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
Đào Mạnh Nhương (Đã ký) |
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
Quy định 463/CAAV năm 1994 về việc cấp phép cho các chuyến bay quốc tế thuê chuyến được thực hiện bởi các hãng hàng không và tư nhân nước ngoài đến và đi từ Việt Nam do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 463/CAAV
- Loại văn bản: Quy định
- Ngày ban hành: 11/03/1994
- Nơi ban hành: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
- Người ký: Đào Mạnh Nhương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra