Hệ thống pháp luật

QCVN 78:2014/BTTTT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

National technical regulation on electromagnetic exposure from Radio and Television stations

 

MỤC LỤC

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Ký hiệu và chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp

2.2. Quy định về Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng TER

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO

3.1. Mô tả phương pháp

3.2. Đánh giá toàn diện Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

3.3. Phương pháp xác định các vùng

3.4. Phương pháp đo và xác định giá trị Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

3.5. Đánh giá Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC A (Tham khảo) Xác định vùng tuân thủ của đài phát thanh FM, đài phát thanh băng L và đài truyền hình VHF, UHF

PHỤ LỤC B (Tham khảo) Xác định đường biên của vùng liên quan của đài phát thanh FM, đài phát thanh băng L và đài truyền hình VHF, UHF

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Lời nói đầu

QCVN 78:2014/BTTTT được xây dựng trên cơ sở TCVN 3718-1:2005 và các tài liệu hướng dẫn Luật an toàn số 6 của Canada (Safety Code 6 - 2009 - Canada).

QCVN 78:2014/BTTTT do Cục Viễn thông biên soạn, Vụ Khoa học và công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/TT-BTTTT ngày 10 tháng 3 năm 2014.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ PHƠI NHIỄM TRƯỜNG ĐIỆN TỪ CỦA CÁC ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

National technical regulation on electromagnetic exposure from Radio and Television stations

1.             QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ không do nghề nghiệp và phương pháp đo, đánh giá sự tuân thủ đối với các đài phát thanh hoạt động trên băng tần MF (đài phát thanh AM), VHF (đài phát thanh FM), L (đài phát thanh số) và các đài truyền hình hoạt động trên băng tần VHF, UHF.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức Việt Nam có hoạt động phát tín hiệu phát thanh, truyền hình trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

[1]   TCVN 3718-1:2005 “Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số rađiô – Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz”.

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1.     Anten (antenna)

Anten là thiết bị thực hiện việc chuyển đổi năng lượng giữa sóng được dẫn hướng (ví dụ trong cáp đồng trục) và sóng trong môi trường không gian tự do, hoặc ngược lại. Anten có thể được sử dụng để phát hoặc thu tín hiệu vô tuyến. Trong Quy chuẩn này, nếu không có quy định cụ thể thì thuật ngữ anten được dùng để chỉ anten phát.

1.4.2.     Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (Equivalent Isotropic Radiated Power - EIRP)

Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương được xác định bởi công thức:

PEIRP = Pt - L + G           (1)

trong đó:

-        PEIRP (dBm): công suất bức xạ đẳng hướng tương đương;

-        Pt (dBm): tổng công suất của các máy phát;

-        L(dB): tổng suy hao từ các máy phát đến anten;

-        G(dBi): độ tăng ích cực đại của anten tương ứng với anten đẳng hướng.

hoặc:

PEIRP = Pt´ 10(G-L)/10(2)

trong đó:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2014/BTTTT về phơi nhiễm trường điện từ của các đài phát thanh, truyền hình do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: QCVN78:2014/BTTTT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 10/03/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản