Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀNH BÁNH HỢP KIM XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY
National technical regulation
on technical requirements and test methods for alloy wheels of motorcycles and mopeds
Lời nói đầu
QCVN 46 :2012/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học – Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 52/2012/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2012.
Quy chuẩn này biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6443:1998 được ban hành kèm theo Quyết định số 2484/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀNH BÁNH HỢP KIM XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY
National technical regulation
on technical requirements and test methods for alloy wheels of motorcycles and mopeds
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với vành bánh hợp kim xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là vành hợp kim).
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu vành hợp kim, sản xuất lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.
1.3 Giải thích từ ngữ
1.3.1 Vành hợp kim có kết cấu liền khối: Là vành hợp kim mà vành và các nan hoa hoặc mâm vành được chế tạo liền thành một khối từ hợp kim.
1.3.2 Vành hợp kim có kết cấu ghép: Là vành hợp kim mà vành được chế tạo từ hợp kim và các nan hoa hoặc mâm vành được chế tạo từ hợp kim hoặc các vật liệu khác và chúng được lắp ghép với nhau.
1.3.3 Sự rò rỉ không khí đột ngột: Là sự giảm áp suất thử lớn hơn 50% trong thời gian nhỏ hơn 30 giây.
2.1 Quy định chung
2.1.1 Vành hợp kim phải được chế tạo đúng theo thiết kế hoặc tài liệu kỹ thuật của cơ sở sản xuất.
2.1.2 Bề mặt vành hợp kim không được có vết rạn, nứt và các khuyết tật khác có thể nhìn thấy được.
2.1.3 Trên vành hợp kim phải ghi mã đường kính và mã chiều rộng danh nghĩa của vành (tham khảo Phụ lục F) tại các vị trí có thể nhìn thấy được sau khi lắp lốp.
2.2 Khả năng chịu mômen uốn
Sau khi thử khả năng chịu mômen uốn (theo Phụ lục A) bề mặt vành hợp kim không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép.
2.3 Khả năng chịu tải trọng hướng kính
Sau khi thử khả năng chịu tải trọng hướng kính (theo Phụ lục B) bề mặt vành hợp kim không được xuất hiện các vết nứt, không có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 293:2002 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - vành bánh xe mô tô làm bằng vật liệu thép - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 44:2012/BGTVT về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy làm bằng vật liệu thép do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2014/BGTVT về Vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô
- 1Thông tư 45/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 52/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng của xe mô tô, gắn máy do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 22TCN 293:2002 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - vành bánh xe mô tô làm bằng vật liệu thép - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6443:1998 (ISO 8644:1988) về mô tô - vành bánh hợp kim nhẹ - phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 44:2012/BGTVT về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy làm bằng vật liệu thép do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2014/BGTVT về Vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô
- 7Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 113:2023/BGTVT về Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46:2012/BGTVT về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh hợp kim xe mô tô, xe gắn máy do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: QCVN46:2012/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 21/12/2012
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra