Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 14:2011/BTC

VỀ DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THÓC

National technical regulation on state reserve of paddy

 

HÀ NỘI - 2011

Lời nói đầu

QCVN 14:2011/BTC thay thế QCVN 1:2008/BTC và QCVN 11:2010/BTC;

QCVN 14: 2011/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với thóc biên soạn, Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 204/2011/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển, kiểm tra, giao nhận (mua, bán), bảo quản và công tác quản lý đối với thóc dự trữ nhà nước được bảo quản trong điều kiện thông thoáng tự nhiên (bảo quản thoáng) hoặc bảo quản đổ rời trong điều kiện áp suất thấp tại các loại hình kho dự trữ nhà nước hiện có của Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý; giao nhận (mua, bán) và bảo quản thóc dự trữ nhà nước.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Thóc là hạt lúa thuộc loài Oryza sativa L. chưa bóc vỏ trấu.

1.3.2. Thóc mới là thóc vừa thu hoạch và chưa đến thời điểm thu hoạch của vụ liền kề.

1.3.3. Hạt thóc rất dài là hạt thóc có chiều dài hạt gạo lật lớn hơn 7 mm.

1.3.4. Hạt thóc dài là hạt thóc có chiều dài hạt gạo lật từ 6 mm đến 7 mm.

1.3.5. Hạt thóc ngắn là hạt thóc có chiều dài hạt gạo lật nhỏ hơn 6 mm.

1.3.6. Gạo là phần còn lại của hạt thóc sau khi đã tách bỏ hết vỏ trấu, tách một phần hay toàn bộ cám và phôi.

1.3.7. Gạo lật là phần còn lại của thóc sau khi đã bóc hết vỏ trấu.

1.3.8. Hạt vàng là hạt gạo có một phần hoặc toàn bộ nội nhũ biến đổi sang màu vàng rõ rệt.

1.3.9. Hạt bị hư hỏng là hạt gạo bị giảm chất lượng rõ rệt do ẩm, nấm mốc, côn trùng phá hại và/hoặc do nguyên nhân khác.

1.3.10. Hạt xanh non là hạt gạo từ hạt lúa chưa chín và/hoặc phát triển chưa đầy đủ.

1.3.11. Hạt không hoàn thiện gồm hạt bị hư hỏng (1.3.9) và hạt xanh non (1.3.10).

1.3.12. Hạt bạc phấn là hạt gạo (trừ gạo nếp) có 3/4 diện tích bề mặt hạt trở lên có màu trắng đục như phấn.

1.3.13. Hạt lép là hạt thóc không có lõi.

1.3.14. Hạt lẫn loại là những hạt thóc khác giống, có kích thước và hình dạng khác với hạt thóc theo yêu cầu.

1.3.15. Tạp chất là những vật chất không phải là thóc, bao gồm:

1.3.15.1. Toàn bộ phần lọt qua sàng có kích thước 1,60 mm x 20,00 mm.

1.3.15.2. Tạp chất vô cơ gồm đất, cát, đá, sỏi, mảnh kim loại....

1.3.15.3. Tạp chất hữu cơ gồm hạt lép, hạt bị hư hỏng hoàn toàn, cỏ dại, hạt cây trồng khác, rơm rạ, rác, xác côn trùng...

1.3.16. Độ ẩm của thóc là lượng nước và các chất dễ bay hơi có trong thóc, tính bằng phần trăm theo khối lượng, được xác định theo phương pháp quy định trong ISO 712 bằng cách sấy mẫu ở nhiệt độ (130 ± 3) oC trong thời gian (120 ± 5) min.

1.3.17. Lô thóc bảo quản là lượng thóc đạt tiêu chuẩn nhập kho theo quy định được chứa trong một ngăn kho (với thóc đổ rời) hoặc chất xếp thành lô theo quy cách (với thóc đóng bao).

1.3.18. Chuyến hàng là lượng thóc được chào hàng, được gửi đi hoặc được nhận tại một thời điểm, theo các hợp đồng cụ thể hoặc các tài liệu vận chuyển; chuyến hàng có thể là một phần hoặc nhiều lô thóc bảo quản.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2011/BTC về dự trữ nhà nước đối với thóc do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: QCVN14:2011/BTC
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 30/12/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản