QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT CHÍNH HẠI CÂY HỒ TIÊU
National technical Regulation on Surveillance method ofBlack Pepper pests
Lời nói đầu
QCVN 01 - 172 : 2014/BNNPTNT do Phòng Quản lý sinh vật gây hại rừng biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT CHÍNH HẠI CÂY HỒ TIÊU
National technical Regulation on Surveillance method ofBlack Pepper pests
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp, chỉ tiêu theo dõi chủ yếu trong điều tra phát hiện sinh vật chính hại hồ tiêu danh mục các sinh vật chính (phụ lục 1).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, phát hiện sinh vật hại hồ tiêu trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Sinh vật hại (SVH)
Là những sinh vật hoạt động làm giảm số lượng, khối lượng, chất lượng cây trồng nông sản.
1.3.2. Sinh vật hại chính
Là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng năm ở địa phương.
1.3.3. Sinh vật hại chủ yếu
Là những sinh vật hại chính, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc có khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
1.3.4. Yếu tố điều tra chính
Là các yếu tố đại diện bao gồm giống, tuổi cây, địa hình.
1.3.5. Khu vực điều tra
Là vườn cây hồ tiêu đại diện cho các yếu tố điều tra được chọn cố định để điều tra ngay từ đầu vụ.
1.3.6. Tuyến điều tra
Là tuyến được xác định theo một lịch trình ở khu vực điều tra nhằm thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của địa phương.
1.3.7. Điểm điều tra
Là điểm được bố trí ngẫu nhiên trong từng yếu tố điều tra.
1.3.8. Mẫu điều tra
Là số lượng cây hoặc các bộ phận của cây (lá, thân, cành, hoa, quả,...) trên đơn vị điều tra.
1.3.9. Mật độ sinh vật hại
Là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị đối tượng khảo sát.
1.3.10. Tỷ lệ bệnh hoặc tỷ lệ hại
Là số lượng cá thể bị hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số các cá thể điều tra trong quần thể.
1.3.11. Chỉ số bệnh hoặc chỉ số hại
Là đại lượng đặc trưng cho mức độ hại của từng loại sinh vật hại được biểu thị bằng phần trăm (%) và tính theo phân cấp được quy định (phụ lục 2).
1.3.12. Sinh vật có ích (thiên địch)
Là kẻ thù tự nhiên của các loài sinh vật hại.
1.3.13. Điều tra định kỳ
Là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật theo một thời gian định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của SVH cây trồng và thiên địch.
1.3.14. Điều tra bổ sung
Là mở rộng điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây trồng và SVH đặc thù của các vùng sinh thái, nhằm xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của SVH chủ yếu của địa phương đó.
1.3.15. Diện tích nhiễm sinh vật hại
Là diện tích có mật độ, tỷ lệ hại từ 50% trở lên theo mức quy định của quy chuẩn này về mật độ, tỷ lệ hại để thống kê diện tích.
1.3.16. Cành điều tra
Là đoạn cành có chiều dài 30 cm tính từ đầu lá, đầu hoa, đầu quả.
1.3.17. Hình chiếu tán cây
Là hình chiếu của tán lá chiếu vuông góc xuống mặt đất.
1.3.18. Thân cây hồ tiêu
Là những dây tiêu phát triển theo chiều thẳng đứng, có các rễ bám vào thân cây trụ
1.3.19. Cành quả (cành ác, cành ngang)
Là cành thường phát sinh từ mầm nách ở cây tiêu trên 1 năm tuổi. Cành quả có góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của cành thường ngắn hơn 1 m, cành khúc khuỷu và lóng ngắn.
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
2.1.1. Điều tra
- Điều tra đầy đủ chính xác diễn biến các loại sinh vật hại, sinh vật có ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.
2.1.2. Nhận định tình hình
- Đánh giá tình hình s
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-37:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông và cây phi lao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-177:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03-01:2022/BNNPTNT về Keo dán gỗ
- 1Thông tư 16/2014/TT-BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-37:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông và cây phi lao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-177:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03-01:2022/BNNPTNT về Keo dán gỗ
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-172:2014/BNNPTNT về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu
- Số hiệu: QCVN01-172:2014/BNNPTNT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 05/06/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Ngày hết hiệu lực: 05/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực