- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 4Quyết định 26/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1562/QCPH-CHHVN-CĐTNĐVN | Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014 |
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 26/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/02/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 4409/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động hàng hải và giao thông đường thủy nội địa như sau:
Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung và cơ chế phối hợp hoạt động giữa Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (sau đây gọi tắt là hai Bên) trong công tác quản lý hoạt động hàng hải và giao thông đường thủy nội địa và các lĩnh vực khác thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của hai Bên.
Quy chế này áp dụng đối với Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Điều 3. Mục đích của hoạt động phối hợp
Phối hợp hoạt động giữa hai Bên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ổn định, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về hàng hải và giao thông đường thủy nội địa, góp phần hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 4. Nguyên tắc chung trong hoạt động phối hợp
1. Hoạt động phối hợp giữa hai Bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật, trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi trách nhiệm của mỗi Bên theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
2. Hoạt động phối hợp phải bảo đảm đúng nguyên tắc và yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn của mỗi Bên. Trong phối hợp phải có nội dung, yêu cầu, kế hoạch cụ thể được cấp lãnh đạo có thẩm quyền của hai Bên phê duyệt.
3. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc thống nhất giải quyết dựa trên quy định của pháp luật, yêu cầu nghiệp vụ của mỗi Bên và Quy chế này. Trường hợp không thống nhất được, báo cáo cấp lãnh đạo có thẩm quyền của hai Bên xem xét, quyết định.
4. Việc phối hợp phải bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tàu thuyền, thuyền viên và hành khách vào, rời và hoạt động tại cảng biển, cảng bến thủy nội địa; tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau và bảo đảm chế độ bảo mật theo quy định.
Điều 5. Phối hợp trong công tác chỉ đạo, kiểm tra
1. Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác phối hợp hoạt động theo Quy chế này.
2. Căn cứ vào yêu cầu công tác tại khu vực, Cảng vụ Hàng hải và Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực (trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam), Đơn vị quản lý đường thủy nội địa phối hợp thực hiện một số nội dung sau:
a) Xây dựng Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị để thực hiện Quy chế này gồm các nội dung sau:
- Kế hoạch phối hợp điều động tàu biển vào, rời cảng biển hành hải qua tuyến thủy nội địa; tàu biển vào, rời cảng, bến thủy nội địa; phương tiện thủy nội địa hành trình qua vùng nước cảng biển;
- Phối hợp trong công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại khu vực cảng biển, cảng, bến thủy nội địa;
- Phối hợp trong công tác điều tra tai nạn hàng hải và đường thủy nội địa trong trường hợp phương tiện thủy nội địa, tàu biển vào, rời cảng, bến thủy nội địa, cảng biển xảy ra tai nạn trong quá trình hành trình trong vùng nước cảng biển, đường thủy nội địa.
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu thuyền trong khu vực quản lý, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền;
c) Thành lập đoàn liên ngành (định kỳ hoặc đột xuất) để kiểm tra việc thực hiện Quy chế.
3. Trong quá trình xây dựng dự thảo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nghiệp vụ quy định về quy trình, thủ tục trong quản lý nhà nước về hàng hải và đường thủy nội địa, liên quan đến nghiệp vụ của mỗi Bên thì:
a) Bên chủ trì soạn thảo chủ động lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức họp trao đổi với Bên kia. Bên được lấy ý kiến phải có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định;
b) Hai Bên thường xuyên trao đổi, bàn bạc để tổ chức hoạt động nghiệp vụ bảo đảm sự phối hợp thống nhất, giữ gìn đoàn kết, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng hải và giao thông đường thủy nội địa tại khu vực. Trường hợp có vướng mắc phải kịp thời báo cáo cấp trên của mỗi Bên để giải quyết.
4. Khi có vấn đề, tình hình liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hàng hải, giao thông đường thủy nội địa cần có sự phối hợp để tham mưu cho chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp, hai Bên cùng bàn bạc, thống nhất trước khi đề xuất; tình hình liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của Bên nào thì Bên đó chủ trì tham mưu, đề xuất.
Điều 6. Phối hợp trong trao đổi thông tin, tài liệu và tình hình có liên quan
1. Hai Bên cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu sau:
a) Những quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách mới liên quan đến hoạt động của mỗi Bên;
b) Các văn bản có liên quan đến hoạt động quản lý về hàng hải và giao thông đường thủy nội địa;
c) Những bất cập trong quy trình nghiệp vụ và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải và giao thông đường thủy nội địa;
d) Các tài liệu nghiệp vụ, hồ sơ vụ việc khi có đề nghị của mỗi Bên;
e) Thông tin về các tiến bộ và ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học, kỹ thuật được sử dụng trong công tác quản lý của mỗi Bên;
g) Về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và giao thông đường thủy nội địa. Kinh nghiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm.
2. Thông tin tài liệu phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và quy định về công tác của mỗi Bên.
3. Hình thức, thời gian, nội dung cung cấp tình hình, thông tin, tài liệu được Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, các đơn vị trực thuộc cùng cấp thống nhất, quyết định phù hợp với điều kiện thực tế tại khu vực.
4. Những thông tin, tài liệu nghiệp vụ, văn bản được cung cấp, trao đổi không được tiết lộ, công khai hoặc chuyển giao cho bên thứ ba khi chưa được sự nhất trí bằng văn bản của Bên cung cấp.
Điều 7. Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát
1. Các Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Đơn vị quản lý đường thủy nội địa căn cứ tình hình thực tế tại khu vực, yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu thuyền, phương tiện thủy tại cảng biển, cảng bến thủy nội địa để phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm an ninh trật tự, an toàn, an ninh đường thủy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại khu vực.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại khu vực, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa, Đơn vị quản lý đường thủy nội địa xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát. Đơn vị chủ trì soạn thảo kế hoạch gửi cho đơn vị phối hợp tham gia góp ý kiến, hoàn chỉnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra, giám sát của mỗi Bên phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 8. Phối hợp trong việc phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm
1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm, bên chủ trì vụ việc có yêu cầu cần phối hợp lực lượng gửi đề nghị bằng văn bản. Bên nhận được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để thực hiện; trong trường hợp không đủ điều kiện, khả năng phối hợp phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho đơn vị Bên chủ trì.
Đối với những trường hợp đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng hải tại khu vực cần phải có sự phối hợp lực lượng để kịp thời ngăn chặn, người chỉ huy Bên chủ trì vụ việc có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại, fax ...đề nghị người chỉ huy Bên phối hợp khẩn trương tổ chức lực lượng, phương tiện, biện pháp phối hợp, sau đó gửi văn bản cho Bên phối hợp.
2. Vụ việc, hành vi vi phạm xảy ra thuộc thẩm quyền xử lý của Bên nào, Bên đó chủ trì còn Bên kia phối hợp.
Trường hợp một Bên phát hiện vi phạm, nhưng không thuộc thẩm quyền xử lý của mình, thì thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và bàn giao cho Bên có thẩm quyền để điều tra, xử lý.
3. Việc bàn giao thông tin, hồ sơ, phương tiện, tang vật (nếu có) của vụ việc vi phạm phải đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Chỉ bàn giao vụ việc khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cấp lãnh đạo có thẩm quyền của hai Bên.
Bên tiếp nhận vụ việc phải thông báo bàng văn bản cho Bên bàn giao biết kết quả điều tra, xử lý chậm nhất sau 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc vụ việc.
4. Trong quá trình phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm, nếu có nghi vấn, móc nối nội bộ, hay gây cản trở, lãnh đạo đơn vị hai Bên trao đổi trực tiếp hoặc báo cáo lãnh đạo cấp trên của mỗi Bên để chỉ đạo.
5. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thống nhất, quyết định phối hợp trong phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm có tính chất đặc biệt phức tạp, liên tỉnh, liên vùng, có yếu tố nước ngoài.
Điều 9. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
1. Hai Bên có trách nhiệm phối hợp tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải, chính quyền các cấp hoặc trực tiếp phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hàng hải và giao thông đường thủy nội địa.
2. Hình thức, nội dung, biện pháp, phương tiện tuyên truyền do hai Bên cùng cấp thống nhất, quyết định.
Điều 10. Phối hợp thực hiện các mặt công tác khác
1. Phối hợp giải quyết tình hình khi có yêu cầu tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động tại cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, cứu hộ, cứu nạn, thiên tai, dịch bệnh. Bên có quyết định tạm dừng hoặc hạn chế hoạt động phải có thông báo và nêu rõ lý do cho Bên kia biết.
2. Phối hợp trong đấu tranh chống các hoạt động chống người thi hành công vụ; quản lý, bảo vệ cơ quan, đơn vị và giải quyết các vụ việc đột xuất xảy ra ở khu vực cảng biển, cảng, bến thủy nội địa.
3. Hỗ trợ tư vấn trang bị trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ mà mỗi Bên có thế mạnh.
Điều 11. Đơn vị thường trực thực hiện Quy chế
Phòng Pháp chế, Cục Hàng hải Việt Nam và Phòng Pháp chế - Thanh tra, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là đơn vị thường trực giữa hai Bên, có trách nhiệm tiếp nhận, trao đổi thông tin, định kỳ luân phiên tổ chức hội nghị giao ban. Đồng thời tham mưu cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện Quy chế này.
1. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Xây dựng Quy chế chi tiết trong phối hợp giữa Cảng vụ hàng hải với Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực, Đơn vị quản lý đường thủy nội địa phù hợp với tình hình thực tế ở khu vực, đơn vị.
3. Tiếp nhận và giải quyết các ý kiến đề xuất về những vấn đề có liên quan trong khi thực hiện các nội dung của Quy chế phối hợp; đối với các vụ việc vượt thẩm quyền phải báo cáo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo xử lý.
Điều 13. Chế độ giao ban, tổng kết
1. Định kỳ 02 năm một lần tổ chức giao ban, tổng kết luân phiên giữa Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhằm đánh giá quá trình triển khai thực hiện Quy chế và đề ra phương hướng phối hợp trong năm tiếp theo.
2. Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, định kỳ 01 năm họp giao ban, tổ chức sơ kết, đánh giá quá trình thực hiện Quy chế và gửi báo cáo về Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Điều 14. Kinh phí thực hiện hoạt động phối hợp
Đối với các hoạt động phối hợp thường xuyên, mỗi bên tự đảm bảo kinh phí; khi có kế hoạch phối hợp hoạt động dài ngày, kinh phí lớn, hai Bên cùng nhau bàn bạc xác định kinh phí phối hợp, thống nhất cách thức phân bổ cho từng Bên phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật hoặc báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ cấp kinh phí hỗ trợ.
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, phải kịp thời báo cáo về Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam để thống nhất giải quyết, điều chỉnh.
CỤC TRƯỞNG | CỤC TRƯỞNG |
|
|
- 1Thông tư 32/2013/TT-BGTVT mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Công văn 6162/VPCP-KTN năm 2014 xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải bằng đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 39/QĐ-BGTVT năm 2018 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 4Quyết định 26/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 6Thông tư 32/2013/TT-BGTVT mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Công văn 6162/VPCP-KTN năm 2014 xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải bằng đường thủy nội địa do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 39/QĐ-BGTVT năm 2018 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quy chế phối hợp 1562/QCPH-CHHVN-CDTNĐVN năm 2014 trong quản lý hoạt động hàng hải và giao thông đường thủy nội địa giữa Cục Hàng hải Việt Nam - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
- Số hiệu: 1562/QCPH-CHHVN-CDTNĐVN
- Loại văn bản: Quy chế
- Ngày ban hành: 25/04/2014
- Nơi ban hành: Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam
- Người ký: Trần Văn Cừu, Nguyễn Nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực