Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/PA-UBND | Hưng Yên, ngày 21 tháng 9 năm 2021 |
Thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nhằm ứng phó dịch bệnh Covid-19 theo các cấp độ trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
- Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh theo phương châm 4 tại chỗ “chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ”; duy trì hoạt động của chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất kinh doanh và thực hiện mục tiêu kép trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp; chủ động công tác dự báo tình hình thị trường, tổ chức sản xuất, dự trữ, cung ứng hàng hóa phù hợp tình hình diễn biến dịch bệnh.
- Ngăn chặn việc lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá gây bức xúc trong dư luận xã hội để người dân an tâm, chủ động trong công tác phòng, chống dịch, không để lây lan trong cộng đồng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức cung ứng, phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 theo từng cấp độ.
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu, đảm bảo nguồn cung ứng kịp thời khi dịch bệnh lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh; tránh đứt, gãy chuỗi cung ứng, sẵn sàng nguồn hàng phục vụ nhân dân khi thực hiện giãn cách và các địa phương có khu vực phong tỏa, cách ly.
II. PHƯƠNG ÁN CUNG ỨNG HÀNG HÓA
1. Tình huống thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg trên địa bàn toàn tỉnh
- Tại các chợ: Xác định các mặt hàng thiết yếu để sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, có vách ngăn, kẻ vạch, căng dây; điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm và phát Thẻ đi chợ, bảo đảm thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần khi giao dịch; tổ chức xét nghiệm và lựa chọn các hộ kinh doanh, tiểu thương bán hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm (thịt, cá, mắm, muối, gạo, mỳ, rau, củ quả,....).
- Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi triển khai phương án phân luồng vào, ra; tăng lượng hàng hóa cung ứng tại các điểm phân phối; có phương án điều tiết hàng hóa giữa các khu vực để đáp ứng nhu cầu của người dân; đẩy mạnh hoạt động mua bán trực tuyến. Hạn chế sử dụng tiền mặt, khuyến khích thanh toán qua chuyển khoản hoặc quét mã QR-Code, phát triển việc đặt/giao hàng qua mạng, thanh toán trả trước, để người giao hàng không tiếp xúc với người mua hàng.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cung ứng.
2. Tình huống thực hiện giãn cách xã hội cao hơn theo Chỉ thị 16/CT- TTg trên địa bàn toàn tỉnh
2.1. Duy trì hoạt động của các siêu thị, chợ:
- Tổ chức, rà soát cho phép một số chợ, siêu thị tiếp tục duy trì hoạt động (siêu thị, chợ có tính chất tổng hợp, lan tỏa), tổ chức xét nghiệm lựa chọn các hộ kinh doanh, tiểu thương chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, có vách ngăn, kẻ vạch, điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, phát Thẻ đi chợ, bảo đảm thực hiện 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần khi giao dịch.
- Bố trí địa điểm tạm thời thay thế các chợ (nếu bị đóng cửa), phân tán điểm bán hàng, địa điểm phải bảo đảm công tác phòng, chống dịch và chỉ kinh doanh hàng thiết yếu, kiểm soát tốt mật độ, tần suất người mua bán tại điểm bố trí tạm thời.
- Chuyển phương thức mua bán, cung cấp thực phẩm, hàng hóa thiết yếu theo hình thức Online, phân tán, lưu động nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh, tổ chức các điểm bán hàng phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế tại các địa phương.
2.2. Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu:
- Trên cơ sở xác định nhu cầu số hộ gia đình, xác định điểm bán hàng, giao hàng (khu dân cư, tổ dân phố, khu cách ly tập trung)...
- Thông tin danh sách các đơn vị phân phối hàng hóa thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, chợ, đơn vị phân phối,..), cách thức giao hàng, bán hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, các sở, ngành, địa phương để người dân được biết, mua sắm.
- Làm việc với các đơn vị cung ứng, phân phối (ưu tiên các đơn vị trên địa bàn): Siêu thị, chợ, đơn vị vận tải,... đề nghị bố trí tăng cường nhân sự, đội ngũ vận chuyển hỗ trợ giao hàng nhanh, miễn phí tận nhà cho người dân; phối hợp để tổ chức thêm các điểm bán hàng lưu động (ngoài các khu vực cách ly) trên địa bàn nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
- Tổ chức các điểm tập kết hàng hóa để hỗ trợ các đơn vị phân phối trong việc tập kết và vận chuyển hàng.
- Tăng cường bố trí lực lượng, tổ chức các đội tình nguyện, thanh niên tình nguyện, Tổ COVID- 19 cộng đồng (danh sách cụ thể họ tên, số điện thoại, email), phối hợp với đơn vị cung ứng hàng hóa, chợ, siêu thị để sẵn sàng hỗ trợ người dân trong việc mua hàng; tổ chức đưa hàng đến người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa.
- Trường hợp các đơn vị phân phối không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Sở Công Thương tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố điều phối, hỗ trợ cung ứng và lưu thông hàng hóa cho tỉnh Hưng Yên, tạo điều kiện duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa;
- Trường hợp cần thiết, tỉnh có chính sách trưng mua hàng hóa của các doanh nghiệp, đơn vị để bổ sung hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân.
- Tổ chức các biện pháp để các phương tiện đưa hàng hóa vào trong khu vực bị cách ly đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch bệnh; Bố trí phương tiện vận chuyển cụ thể về biển số xe, tên tài xế của doanh nghiệp phân phối hàng hóa, phải đăng ký được vào “luồng xanh”, có phù hiệu riêng, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh.
2.3. Cách thức giao hàng:
- Đối với khu vực thực hiện giãn cách: Người dân tự mua hàng tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi theo tần suất trên Phiếu QR code hoặc Thẻ đi chợ; khuyến khích người dân mua hàng Online.
- Đối với khu vực cách ly, phong tỏa:
Người dân mua hàng online ghi rõ tên, địa chỉ (số nhà, thôn/khu phố, phường/xã, huyện/thị xã/thành phố), số điện thoại người nhận, điểm/chốt nhận hàng, Tổ COVID cộng đồng và các lực lượng chính trị, xã hội (huy động tình nguyện viên, đoàn thanh niên, tổ công tác các phường...) tổ chức đưa hàng đến nhân dân;
Trường hợp hộ dân không thể tự đặt hàng, tổ COVID cộng đồng và các lực lượng chính trị, xã hội làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp danh sách nhu cầu của các hộ dân, phối hợp tổ chức mua hàng và chuyển hàng đến cho người dân;
Trường hợp cấp phát hàng hóa cho người dân, UBND xã, phường, thị trấn tổ chức cấp phát thông qua Tổ COVID cộng đồng và các lực lượng chính trị, xã hội.
III. Phương án đơn vị cung cấp hàng hóa
1. Đối với nhóm hàng lương thực:
Giao cho một số doanh nghiệp, đơn vị đảm bảo dự trữ nguồn hàng như: Công ty Cổ phần lương thực Hưng Yên; Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hưng Yên, Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình, Công ty TNHH chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tường Lân, Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Hưng Việt, các HTX dịch vụ Nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh...
2. Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống:
- Nhóm thịt gia súc, gia cầm và thủy sản: Nguồn cung chủ yếu từ một số trang trại lớn trên địa bàn tỉnh như: HTX chăn nuôi hữu cơ Hợp Phát; HTX dịch vụ chăn nuôi, nông nghiệp Đức Thắng; HTX dịch vụ chăn nuôi, an toàn Siêu Việt; HTX chăn nuôi lợn huyện Ân Thi; HTX chăn nuôi bò thịt thôn Xuân Đào, xã Lương Tài, huyện Văn Lâm; HTX chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo,....
- Nhóm rau, củ các loại: Nguồn cung từ HTX dịch vụ nông nghiệp xã Yên Phú - huyện Yên Mỹ chuyên sản xuất rau an toàn; Công ty Cổ phần rau củ quả Nhật Việt ở thành phố Hưng Yên, HTX DVTM NS hữu cơ Hồng tiến, HTX rau an toàn Chiến Thắng...
3. Đối với nhóm hàng công nghệ thực phẩm, tiêu dùng:
- Nhóm hàng gia vị và thực phẩm khô, chế biến sẵn (đường, sữa, bánh kẹo, xúc xích, nước mắm, bột canh, mỳ chính, mỳ tôm; lương khô; dầu ăn; muối I ốt): Giao cho các đơn vị, nhà phân phối dự trữ, cung cấp: Công ty cổ phần lương thực Hưng Yên, Công ty CP thương mại dịch vụ Hưng Yên, Siêu thị Citimart, Siêu thị Intimex, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Việt Nam, Công ty cổ phần Thực phẩm Nipponham Việt Nam, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm & Bánh kẹo Phạm Nguyên ...
- Các mặt hàng chăn, màn: Nguồn cung ứng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích và các chợ trung tâm các huyện, thị xã, thành phố đủ cung ứng các sản phẩm phục vụ khi có nhu cầu.
(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
4. Đối với nhóm hàng xăng, dầu, điện:
- Nguồn hàng xăng, dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân được 02 doanh nghiệp đầu mối có kế hoạch dự trữ khoảng 1.800m3 xăng dầu các loại bao gồm: Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên, Chi nhánh xăng dầu dầu khí Thái Bình tại Hưng Yên và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đảm bảo duy trì tối thiểu 25-30 ngày trong tình huống khoanh vùng, cách ly.
- Nguồn điện: Công ty Điện lực Hưng Yên cung ứng bảo đảm đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
- Trường hợp cần thiết dự trữ thêm khoảng: 2.000m3 xăng, dầu khai thác từ các doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối: Công ty TNHH thương mại xăng dầu Trung Hiếu... cung ứng kịp thời.
- Theo dõi sát tình hình cung cầu, giá cả mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu cao trong thời gian dịch bệnh để kịp thời triển khai các giải pháp đảm bảo cung cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Theo dõi, nắm bắt và báo cáo thường xuyên về tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa phục vụ nhân dân trong thời gian ứng phó với dịch Covid-19.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan nắm chắc nguồn cung các mặt hàng thiết yếu và một số mặt hàng phục vụ nhân dân; hỗ trợ kết nối các đơn vị phân phối với doanh nghiệp sản xuất đảm bảo nguồn cung hàng hóa sẵn sàng phục vụ nhân dân khi có dịch bệnh xảy ra, đồng thời hỗ trợ kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản có nguy cơ dư nguồn cung do ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Làm việc với các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng lương thực, thực phẩm để kết nối và điều tiết việc cung ứng hàng hóa đến các địa điểm tập kết theo từng địa bàn; đảm bảo số lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các đơn vị cung ứng, phân bổ, điều tiết nguồn hàng hóa một cách kịp thời đến vùng bị cách ly, phong tỏa.
- Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố nắm tình hình dịch bệnh các địa phương, khu vực tập kết, địa điểm bán hàng lưu động, các khu vực tỉnh bố trí cách ly để chủ động xác định các đơn vị phân phối phục vụ nhu cầu nhân dân.
- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và Cục Quản lý thị trường tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất việc thực hiện các yêu cầu trong phòng, chống dịch tại các chợ, siêu thị và cung ứng hàng hóa.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố điều phối, hỗ trợ cung ứng và lưu thông hàng hóa cho tỉnh Hưng Yên, tạo điều kiện duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trong trường hợp các đơn vị phân phối trong tỉnh không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân.
- Phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan hướng dẫn phương án xử lý khi có ca bệnh F0 tại chợ, điều tra, truy vết, khử khuẩn theo quy định; hỗ trợ các chợ, siêu thị, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm sàng lọc COVID- 19.
- Đề xuất ưu tiên tiêm phòng vắc xin cho cán bộ quản lý chợ, siêu thị, tiểu thương và người bán hàng, người vận chuyển hàng hóa và những đối tượng liên quan tham gia Phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan giám sát các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm không đảm bảo an toàn thực phẩm và điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thường xuyên theo dõi tình hình giá cả thị trường để kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh quản lý, điều hành; có giải pháp bình ổn giá cả thị trường phù hợp theo thẩm quyền; chủ trì đề xuất và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ về dự trữ hàng hóa các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, hỗ trợ vốn đẩy mạnh sản xuất; trưng mua hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong giai đoạn diễn biến dịch bệnh phức tạp.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý kê khai giá. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá. Xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi theo quy định của pháp luật và công bố rộng rãi, công khai các đơn vị, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Rà soát và đề nghị các đơn vị chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh hàng thiết yếu an toàn và có nguồn hàng ổn định tham gia phân phối hoặc cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp để bình ổn thị trường; định hướng, giới thiệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết trong quá trình đầu tư, phát triển chăn nuôi, tạo nguồn thực phẩm ổn định thị trường trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết để nắm chắc nguồn cung ứng các mặt hàng nông sản thiết yếu và phối hợp thông tin về nguồn cung các mặt hàng nông sản gửi Sở Công Thương.
- Chỉ đạo các chuỗi kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý chuẩn bị đầy đủ nguồn cung, tổ chức bán ra, điều tiết nguồn hàng liên tục tại các điểm bán hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa tại các điểm bán.
- Đề xuất phương án huy động các đơn vị vận tải sẵn sàng tham gia vận chuyển hàng hóa thiết yếu nhanh chóng đến khu vực bị cách ly, địa điểm bán hàng khi cần.
- Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Công Thương tổ chức, điều phối, phân luồng giao thông, đảm bảo công tác vận chuyển lưu thông hàng hóa được liên tục, kịp thời, an toàn phòng chống dịch giữa tỉnh Hưng Yên và các tỉnh, đặc biệt là khu vực cách ly, phong tỏa để cung ứng cho người dân. Hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đăng ký phương tiện vào “luồng xanh” theo quy định. Thống nhất các chốt kiểm tra trên địa bàn tỉnh và thành phần giấy tờ kiểm tra đối với lái xe, phương tiện và người lao động trên xe thuộc các đơn vị sản xuất, kinh doanh cung ứng hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
- Cấp thẻ nhận diện cho người và phương tiện tham gia giao thông (ô tô) cho các lực lượng cung ứng lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu khác.
- Bố trí lực lượng tham gia vào việc cung ứng hàng hóa khi được huy động.
- Nắm bắt thông tin, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi.
- Bố trí lực lượng tham gia vào việc cung ứng hàng hóa khi được huy động.
- Chỉ đạo lực lượng quân đội các cấp tham gia công tác giám sát việc cung ứng hàng hóa hỗ trợ đến từng hộ dân vùng bị phong tỏa, cách ly y tế.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch tại chợ, siêu thị; về cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả, thị trường; thường xuyên cập nhật thông tin các địa điểm cung ứng lương thực, thực phẩm các mặt hàng thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân an tâm, đồng thuận trong công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện Phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Xử lý đối với việc đưa tin không chính xác, sai lệch gây hoang mang; thường xuyên cập nhật, thông tin các địa điểm cung ứng lương thực, thực phẩm các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ các đơn vị xây dựng phần mềm khai báo Y tế qua quét mã QR...
9. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Phối hợp với Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cung ứng, phân phối hàng hóa thiết yếu cho người lao động tại các khu lưu trú, cách ly của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các KCN trên địa bàn tỉnh theo từng cấp độ diễn biến dịch bệnh COVID-19
10. Cục quản lý thị trường tỉnh
- Chủ động nắm bắt thông tin, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu; kịp thời phối hợp, trao đổi, báo cáo tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát thị trường trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi đầu cơ, găm giữ hàng, vi phạm về giá bán, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm... đối với các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu cao khi dịch bệnh diễn ra.
- Chỉ đạo các đội quản lý thị trường thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi đầu cơ, găm giữ hàng, vi phạm về giá bán, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.... đối với các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu cao khi dịch bệnh xảy ra.
11. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch điều tiết, cung ứng và phân phối hàng hóa đến địa bàn xã, phường, thị trấn; sẵn sàng kích hoạt nhằm đảm bảo không bị động, bất ngờ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên địa bàn.
- Chỉ đạo phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng và UBND xã, thị trấn theo dõi sát diễn biến thị trường, thường xuyên nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung, tâm lý của nhân dân trên địa bàn, trước 15h30 hằng ngày cung cấp thông tin, giá cả thị trường đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tại địa phương, về nhu cầu tiêu dùng, về nhu cầu cần hỗ trợ... về UBND tỉnh (qua Sở Công Thương) để kịp thời điều hành khi cần thiết.
- Rà soát, lập danh sách số người, nhu cầu cần phục vụ các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong các khu vực bị cách ly thuộc địa bàn, gửi về Sở Công Thương để cùng phối hợp triển khai việc cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất/Ban quản lý, tổ quản lý chợ trên địa bàn tiếp tục sản xuất, kinh doanh, tạo các hoạt động thương mại ổn định, bình thường và liên tục (trừ những đơn vị khi có quyết định đóng cửa: dừng hoạt động);
- Chỉ đạo các đơn vị sản xuất nông nghiệp tăng cường sản xuất, đảm bảo cung ứng sản phẩm hàng hóa thiết yếu đủ cho tiêu dùng tại chỗ và cung ứng cho các địa phương khác khi có nhu cầu.
- Có phương án bố trí về con người, phương tiện, phương án tổ chức các đội tình nguyện, Tổ COVID-19 cộng đồng cụ thể (họ tên, số điện thoại, email) để sẵn sàng điều phối vận chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân khi trên địa bàn có khu vực bị cách ly, phong tỏa.
- Phối hợp sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm các quy định về giá, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa. Báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên và Ban Chỉ đạo tỉnh về cung ứng hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
12. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, siêu thị, Chợ đầu mối
- Thực hiện chế độ báo cáo trước 14h ngày thứ sáu hằng tuần, đột xuất khi cần thiết về tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa tại các điểm bán hàng của doanh nghiệp với Sở Công Thương và UBND huyện, thị xã, thành phố nơi đơn vị đăng ký địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng phương án để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện xuyên suốt, liên tục trong tình huống bị phong tỏa, có kế hoạch dự trữ hàng hóa, phương án điều phối vận chuyển hàng hóa và phương án đảm bảo an toàn cho người lao động, phương án tổ chức các điểm bán hàng lưu động, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá tại các điểm bán. Đồng thời phải đảm bảo các nội dung sau:
Ký kết thỏa thuận với Sở Công Thương đảm bảo nguồn cung và phương án phòng chống dịch bệnh; chủ động ký kết hợp đồng mua bán với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất.
Đẩy mạnh công tác bán hàng qua kênh thương mại điện tử để hạn chế việc mua sắm tập trung nơi đông người, tránh lây lan dịch bệnh bệnh.
Hàng hóa phải đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Xây dựng phương án và chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ nhân viên, phương tiện tham gia cung ứng hàng hóa.
Tăng cường lực lượng nhân viên phục vụ tại các điểm bán hàng lưu động để cung ứng hàng hóa kịp thời và có giải pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với Sở Công Thương điều tiết nguồn hàng, tổ chức cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn tỉnh khi xảy ra các tình huống theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương; cử 01 đại diện lãnh đạo của đơn vị (họ tên, chức vụ, số điện thoại, email liên hệ) để làm đầu mối liên hệ và gửi thông tin về Sở Công Thương.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, căn cứ diễn biến của tình hình dịch bệnh, điều kiện thực tế của tỉnh, phương án này tiếp tục được cập nhật, điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch và cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị phản ánh khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ CUNG ỨNG MẶT HÀNG THIẾT YẾU PHỤC VỤ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Kèm theo Phương án số: 145/PA-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2021 của UBND tỉnh)
TT | Đơn vị | Địa chỉ | Số điện thoại | Số lượng (1 tháng) | Ghi chú |
I | Gạo | 2,305 tấn |
| ||
1 | Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ An Đình | Thôn Hòe Lâm, xã Ngọc Lâm, Mỹ Hào, Hưng Yên | 0916891304 | 400 tấn |
|
2 | Công ty TNHH chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Tường Lân | Thôn Trai Trang, Yên Mỹ, Hưng Yên | 0913531785 | 700 tấn |
|
3 | Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Hưng Việt | Cụm công nghiệp Quang Vinh, xã Quang Vinh, huyện Ân Thi, Hưng Yên | 0983003337 | 1000 tấn |
|
4 | Công ty CP lương thực Hưng Yên | 14 đường Bạch Đằng, Phường Minh Khai, Thành phố Hưng yên, Hưng Yên | 0367952989 | 200 tấn |
|
5 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 05 tấn |
|
II | Thịt lợn | 239,3 tấn |
| ||
1 | HTX CN, dịch vụ an toàn Siêu Việt | Lạc Đao, Văn Lâm, Hưng Yên | 0985.036.195 | 25 tấn |
|
2 | Hợp tác xã chăn nuôi Ân Thi | Xã Quang Vinh - Ân Thi, Hưng Yên | 0989.009.889 | 20 tấn |
|
3 | HTX chăn nuôi An Tảo | Cương Chính, Tiên Lữ, Hưng Yên | 0972.587.112 | 183 tấn |
|
4 | HTX NN an toàn Bắc Hưng Yên | Lương Tài - Văn Lâm, Hưng Yên | 0969.815.295 | 03 tấn |
|
5 | Công ty TNHH thực phẩm Phương Thủy | Xã Đức Thắng, Tiên Lữ, Hưng Yên | 0987.977.697 | 08 tấn |
|
6 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp - Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 0,3 tấn |
|
7 | Cơ sở Đỗ Văn Chuyên | Thôn Nghĩa Trang - thị trấn Yên Mỹ - huyện Yên Mỹ - Hưng Yên | 0912.385.233 | 2 tấn |
|
III | Thịt gà | 125,2 tấn |
| ||
1 | HTX chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo | Khoái Châu, Hưng Yên | 0964999636 | 50 tấn |
|
2 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp - Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 0,2 tấn |
|
3 | HTX chăn nuôi Đa Phú Thành | Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên | 0912.819.730 | 75 tấn |
|
IV | Rau củ | 184,5 tấn |
| ||
1 | Công ty TNHH rau củ quả Việt Nhật |
|
| 20 tấn |
|
2 | HTX Nấm Nam Hàn | Xã Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên | 0978408666 | 3 tấn |
|
3 | HTX Nấm sạch Việt Tú | Xã Phú Thịnh Kim Động, Hưng Yên | 0975862568 | 8 tấn |
|
4 | HTX rau Yên Phú | Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên | 0976828460 | 2 tấn |
|
5 | HTX DVTM NS hữu cơ Hồng tiến | Cao Quán, Hồng Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên | 0947.521.666 | 10 tấn |
|
6 | HTX rau an toàn Chiến Thắng | Xã Thiện Phiến, Tiên Lữ, Hưng Yên | 0984.841.102 | 11 tấn |
|
7 | HTX kiểu mới Phù Cừ | Thôn Hoàng Xá, xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, Hưng Yên | 0949.745.688 | 11 tấn |
|
8 | HTX rau an toàn Tiền Tài | Thị trấn Khoái Châu, huyện Khoái Châu, Hưng Yên | 0984.663.196 | 2 tấn |
|
|
|
|
|
|
|
10 | HTX rau sạch Yên Phú | Yên Phú, Yên Mỹ | 0976828460 | 100 tấn |
|
11 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp - Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 0,5 tấn |
|
V | Thủy hải sản | 244 tấn |
| ||
1 | HTX Thủy sản Hòa Phong | Hòa Phong, Mỹ Hào, Hưng Yên | 0979.625.809 | 21 tấn |
|
2 | HTX nuôi trồng Thủy sản Hạ Lễ - Ân Thi | Hạ Lễ, Ân Thi, Hưng Yên | 0987.570.426 | 32 tấn |
|
3 | Mô hình nuôi thủy sản xã Liên Khê | Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên | 0986503455 | 18 tấn |
|
4 | HTX sản xuất cá sạch Hưng Hải | P. Lam sơn, Thành phố Hưng Yên | 0912.889.989 | 125 tấn |
|
5 | Công ty Cổ phần thủy sản Hưng Yên | TT. Ân Thi, Ân Thi, Hưng Yên | 0974444101 | 43 tấn |
|
6 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 05 tấn |
|
VI | Trứng | 41,435,083 quả |
| ||
1 | Trang trại gà đẻ thương phẩm Nguyễn Thị Miền | Hồng Nam - TP. Hưng Yên | 0363512888 | 41,000,000 quả |
|
2 | HTX sản xuất, chăn nuôi và TMDV Bảo Ngọc | Phạm Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên | 0979.720.553 | 150,000 quả |
|
3 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp - Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 2,083 quả |
|
4 | HTX Nguyễn Gia | Xã Chính Nghĩa - huyện Kim Động | 902175987 | 800,000 quả |
|
5 | HTX chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo | Khoái Châu, Hưng Yên | 0964999636 | 100,000 quả |
|
VII | Mỳ tôm | 6,810,000 gói |
| ||
1 | Chi nhánh Công ty CP Acecook Việt Nam tại Hưng Yên | Thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên | 02213986279 | 3,600,000 gói |
|
2 | CN Công ty CP Uniben tại Hưng Yên | Khu CN phố nối A mở rộng, xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên | 0942483887 | 3,000,000 gói |
|
3 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 210,000 gói |
|
VIII | Nước đóng chai | 1,212,000 lít |
| ||
1 | Chi nhánh Công ty TNHH Lavie | Thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên | 0972676586 | 1,200,000 lít |
|
2 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 12,000 lít |
|
IX | Khẩu trang kháng khuẩn | 101,100 chiếc |
| ||
1 | Công ty CP may Hưng Yên | Số 8, Bạch Đằng, Minh Khai, Hưng Yên | 0965882582 | 50,000 chiếc |
|
2 | Công ty CP may Việt Ý | Thôn Thọ Bình, xã Tân Dân, Khoái Châu, Hưng Yên | 0904300058 | 50,000 chiếc |
|
3 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp - Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 1,100 chiếc |
|
X | Nước sát khuẩn | 3,600 lít |
| ||
1 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp - Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 1,200 lít |
|
2 | Siêu thị Citimart | Tầng 1, tháp E, rừng cọ, khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên | 0913319959 | 2,400 lít |
|
XI | Giấy vệ sinh | 50,000 cuộn |
| ||
1 | Công ty CP thương mại dịch vụ Hưng Yên | Số 2 Nguyễn Thiện Thuật, Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng yên, Hưng Yên | 0976990209 | 50,000 cuộn |
|
XII | Muối ăn (gia vị khác) | 12 tấn |
| ||
1 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 12 tấn |
|
XIII | Dầu ăn | 30,000 lít |
| ||
1 | Siêu thị Intimex | Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ - Hưng Yên | 0986879382 | 30,000 lít |
|
XIV | Sữa, Bánh kẹo, xúc xích | 31,831 tấn |
| ||
1 | Công ty TNHH một thành viên kinh đô Miền Bắc | Thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào, Hưng Yên | 0914383339 | 31,711 tấn |
|
2 | Công ty CP thực phẩm Đức Việt | Thôn Liêu Hạ, xã Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên | 02213970229 | 120 tấn |
|
3 | Công ty TNHH Nestlé Việt Nam | Lô P1A, KCN Thăng Long II, thị xã Mỹ Hào | 98370969715 | 875 tấn |
|
4 | Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Việt Nam | Đường D3, KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm | 98871993616 | 660 tấn |
|
5 | Công ty TNHH Chế biến thực phẩm & Bánh kẹo Phạm Nguyên | Đường E3, KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm | 913101574 | 500 tấn |
|
6 | Công ty CP Thực phẩm Nipponham Việt Nam. | Lô D1, KCN Thăng Long II, huyện Yên Mỹ | 904302945 | 216 tấn |
|
- 1Kế hoạch 2798/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 86/NQ-CP
- 2Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2021 Kế hoạch thực hiện các biện pháp cung ứng hàng hóa thiết yếu trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 3408/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
- 1Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 do Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 2798/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 86/NQ-CP
- 4Công điện 1102/CĐ-TTg năm 2021 về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ điện
- 5Quyết định 1834/QĐ-UBND năm 2021 Kế hoạch thực hiện các biện pháp cung ứng hàng hóa thiết yếu trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6Quyết định 3408/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
Phương án 145/PA-UBND năm 2021 về cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nhằm ứng phó dịch bệnh Covid-19 theo từng cấp độ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Số hiệu: 145/PA-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Hùng Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra