- 1Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 3Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 4Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 5Luật tố tụng hành chính 2015
- 6Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 1Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 3Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 4Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 5Luật tố tụng hành chính 2015
- 6Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Pháp lệnh số: 02/2022/UBTVQH15 | Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2022 |
PHÁP LỆNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 67/2020/QH14;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyết vụ án, vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyết vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không phải là tội phạm thì bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của Pháp lệnh này.
2. Phiên họp bao gồm phiên họp giải quyết việc dân sự; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính; phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; phiên họp xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và phiên họp khác trong hoạt động tố tụng.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an cấp xã, Đồn Công an theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính; Tòa án, Chánh án, Thẩm phán, Thư ký phiên họp thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Luật sư quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là người tham gia tố tụng với tư cách:
a) Người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
b) Người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 3. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 495 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 324 và khoản 1 Điều 325 của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp Hội thẩm thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thực hiện nhiệm vụ của Hội thẩm thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Điều 5. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3 . Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân đến 40.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tổ chức đến 80.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân; thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Điều 7. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Buộc xin lỗi công khai;
d) Buộc thu hồi thông tin, tài liệu, dữ liệu, vật có chứa bí mật điều tra;
d) Buộc gỡ bỏ thông tin, tài liệu, dữ liệu có chứa bí mật điều tra;
e) Buộc thu hồi thông tin sai sự thật;
g) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật;
h) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 8. Biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng và nguyên tắc áp dụng
1. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng thì có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 119 của Luật Xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Áp giải người vi phạm;
c) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
d) Khám người;
đ) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
e) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng thực hiện theo quy định tại Điều 120 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương II
HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1. HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 9. Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 10. Hành vi tiết lộ bí mật điều tra
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra làm trì hoãn, kéo dài thời gian điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thông tin, tài liệu, dữ liệu, vật có chứa bí mật điều tra đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc gỡ bỏ thông tin, tài liệu, dữ liệu có chứa bí mật điều tra đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tập
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng.
Điều 12. Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 13. Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tham gia tố tụng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, trừ người bị buộc tội;
b) Người tham gia tố tụng từ chối khai báo hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài liệu, đồ vật, trừ người bị buộc tội.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Người giám định, người định giá tài sản từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nham ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;
c) Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực buộc người bị hại khai báo gian dối hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 14. Hành vi ngăn cản việc cấp, giao, nhận, thông báo hoặc không thực hiện trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
2. Người tham gia tố tụng ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Điều 15. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Mục 2. HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH, VIỆC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN, ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ ĐỦ 12 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC; HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 16. Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án.
Điều 17. Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 18. Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan, người có thẩm quyền
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà người đó đang quản lý, lưu giữ;
b) Người làm chứng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng;
c) Người làm chứng từ chối khai báo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 78 của Bộ luật Tố tụng dân sự và điểm c khoản 2 Điều 62 của Luật Tố tụng hành chính.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc của Tòa án;
b) Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;
c) Người giám định từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Đe dọa, sử dụng vũ lực, gây mất trật tự hoặc có hành vi khác cản trở người có thẩm quyền tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giám định hoặc thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ khác theo quy định của pháp luật;
c) Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng;
d) Không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa;
b) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;
c) Người giám định kết luận giám định sai sự thật;
d) Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 19. Hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc cấp, giao, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;
b) Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để cấp, tống đạt hoặc thông báo theo yêu cầu của Tòa án;
b) Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án không đúng quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Điều 20. Hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người nào bằng ảnh hưởng của mình có hành vi tác động dưới bất kỳ hình thức nào với Thẩm phán, thành viên Hội đồng xét xử nhằm làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không khách quan, không đúng pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người nào lợi dụng quan hệ lệ thuộc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 21. Hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 22. Hành vi đưa tin sai sự thật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đưa tin sai sự thật làm trì hoãn, kéo dài thời gian tiến hành hoạt động tố tụng của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều nảy.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc thu hồi thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Nhà báo đăng, phát nội dung thông tin sai sự thật trên báo chí nhằm cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí.
Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM NỘI QUY PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP; HÀNH VI KHÁC CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG; HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 23. Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;
b) Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;
c) Không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
d) Bị cáo không đứng dậy khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
đ) Hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án;
e) Mặc trang phục không nghiêm túc, đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa;
g) Bị cáo đang bị tạm giam tiếp xúc với người khác không phải là người bào chữa cho mình mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;
h) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa;
b) Hỏi, trình bày ý kiến khi chưa được chủ tọa phiên tòa đồng ý;
c) Gây rối tại phòng xử án;
d) Không chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở;
đ) Có thái độ không tôn trọng Hội đồng xét xử;
e) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án không xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác mặc dù đã được nhắc nhở;
g) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án không ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa;
h) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án rời khỏi phòng xử án khi phiên tòa đang diễn ra không có lý do chính đáng và không được chủ tọa phiên tòa đồng ý;
i) Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án;
b) Mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;
c) Cố ý ngắt hệ thống chiếu sáng, âm thanh, ghi âm, ghi hình ảnh hưởng đến phiên tòa.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án;
b) Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;
c) Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.
Điều 24. Hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến;
b) Hủy hoại hệ thống đường truyền và thiết bị mạng, hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ trộn âm thanh), thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa, phiên họp trực tuyến, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến, thiết bị camera ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp, thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
4. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng.
2. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và
4. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
5. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và
2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng.
2. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và
3. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 12.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và
4. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và
5. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm
1. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
3. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều 33. Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
3. Chánh án Tòa án quân sự khu vực xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.
5. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15, Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
Điều 34. Xác định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.
2. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và
3. Giám đốc Công an cấp tình xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và
4. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều 35. Xác định thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và
2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và
3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều 36. Xác định thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.
2. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và
3. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và
4. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 9, khoản 1 Điều 10 và các điều từ Điều 11 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều 37. Xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và
2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều 38. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm
1. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và
2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều 39. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.
2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều 40. Xác định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18 và
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15, Điều 16, Điều 17, các khoản 1, 2 và 3 Điều 18, Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 21, khoản 1 và
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 19, Điều 21 và Điều 22 của Pháp lệnh này.
Điều 41. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
2. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án quân sự có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án quân sự nhận, thụ lý vụ án;
b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và các cơ quan trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Bộ dội Biên phòng và Cảnh sát biển;
c) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát quân sự.
3. Người có thẩm quyền xử phạt trong Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát nhân dân.
4. Người có thẩm quyền xử phạt trong Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
5. Người có thẩm quyền xử phạt trong Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
6. Người có thẩm quyền xử phạt trong Hải quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
7. Người có thẩm quyền xử phạt trong Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
8. Người có thẩm quyền xử phạt trong Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
Điều 42. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 55 đến Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, các cơ quan trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển thì người có thẩm quyền lập biên bản phải gửi biên bản và các tài liệu khác có liên quan cho người có thẩm quyền xử phạt để xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 43. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm:
a) Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
b) Điều tra viên, cán bộ điều tra được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Kiểm tra viên đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều từ Điều 26 đến Điều 31 của Pháp lệnh này;
b) Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Cán bộ điều tra đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
đ) Người có thẩm quyền khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc lập biên bản, chuyển biên bản vi phạm hành chính, chuyền hồ sơ vụ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi quy định tại Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 15; điểm b và điểm c khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, các điểm a, b và c khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 18; khoản 3 Điều 20; Điều 21; điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 23; điểm b khoản 1 Điều 24 và các hành vi khác theo quy định của Pháp lệnh này có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.
2. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 45. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 69 đến Điều 88 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư được thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 87 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 46. Nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục áp dụng, việc hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 120 đến Điều 129 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Lực lượng Công an nhân dân đang tham gia bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm buộc người vi phạm nội quy phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ, áp giải theo quyết định của chủ tọa phiên tòa.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.
Điều 48. Trách nhiệm tổ chức thi hành
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thi hành Pháp lệnh này.
Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 thông qua ngày 18 tháng 8 năm 2022.
TM.ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
- 1Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 3Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 4Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 5Luật tố tụng hành chính 2015
- 6Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022
- Số hiệu: 02/2022/UBTVQH15
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 18/08/2022
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực