UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2005/PL-UBTVQH11 | Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2005 |
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 25/2005/PL-UBTVQH11 NGÀY 02 THÁNG 4 NĂM 2005 VỀ CẢNH VỆ
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 35/2004/QH11 ngày 25 tháng 11 năm 2004 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005;
Pháp lệnh này quy định về cảnh vệ.
Pháp lệnh này quy định về đối tượng cảnh vệ, biện pháp và chế độ cảnh vệ; lực lượng cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong công tác cảnh vệ.
Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
1. Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ được quy định tại Pháp lệnh này.
2. Công tác cảnh vệ là thực hiện các biện pháp cơ bản theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ.
Điều 4. Nguyên tắc công tác cảnh vệ
1. Tuân thủ Hiến pháp, các quy định của pháp luật trong tổ chức và thực hiện công tác cảnh vệ, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
3. Dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội; chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động và các hành vi khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác cảnh vệ
1. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác cảnh vệ; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện công tác cảnh vệ.
2. Bộ Quốc phòng quản lý lực lượng cảnh vệ và công tác cảnh vệ trong Quân đội.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ giữa cảnh vệ thuộc Bộ Công an và cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện công tác cảnh vệ.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong công tác cảnh vệ
Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của lực lượng cảnh vệ, phối hợp với lực lượng cảnh vệ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ theo quy định tại Pháp lệnh này.
Điều 8. Chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác cảnh vệ nếu có thành tích thì được khen thưởng; người bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường, người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
2. Cản trở hoạt động của lực lượng cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
ĐỐI TƯỢNG CẢNH VỆ, BIỆN PHÁP VÀ CHẾ ĐỘ CẢNH VỆ
1. Cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt
a) Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước;
c) Chủ tịch Quốc hội;
d) Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;
e) Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng;
g) Bí thư Trung ương Đảng;
h) Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
2. Khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt
a) Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ;
b) Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ;
c) Khách mời khác của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ.
3. Khu vực làm việc của các cơ quan trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt
a) Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;
b) Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;
c) Khu vực làm việc của Quốc hội;
d) Khu vực làm việc của Chính phủ.
4. Khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. Các hoạt động quan trọng do Đảng Cộng sản Việt
a) Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng;
b) Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng;
c) Kỳ họp của Quốc hội;
d) Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng quốc phòng và an ninh, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
đ) Hội nghị, các cuộc lễ do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức;
e) Đại hội đại biểu toàn quốc do các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức;
g) Hội nghị quốc tế do Nhà nước đăng cai tổ chức.
6. Nơi ở của đối tượng cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1, điểm a khoản 2 và nơi ở tập thể của các đại biểu tham dự các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 5 Điều này.
7. Căn cứ vào yêu cầu chính trị, an ninh trong từng giai đoạn, Chính phủ quy định đối tượng cảnh vệ khác và biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với các đối tượng này.
8. Việc bảo vệ các công trình, mục tiêu trọng điểm về an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ các công trình, mục tiêu trọng điểm về an ninh quốc gia.
Điều 11. Biện pháp và chế độ cảnh vệ
1. Đối tượng cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh này được áp dụng các biện pháp và chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận thường xuyên;
b) Vũ trang tuần tra, canh gác thường xuyên nơi ở và nơi làm việc;
c) Các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng cảnh vệ quy định tại điểm g và điểm h khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh này được áp dụng các biện pháp và chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận thường xuyên;
b) Các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Trong trường hợp tại nơi ở, nơi làm việc hoặc khu vực mà đối tượng cảnh vệ đang hoạt động có tình hình phức tạp về an ninh, trật tự thì được áp dụng thêm một số biện pháp và chế độ cảnh vệ quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 4 Điều này.
3. Đối tượng cảnh vệ quy định tại
4. Đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 3 và
a) Vũ trang tuần tra, canh gác thường xuyên;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực cảnh vệ;
c) Các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được áp dụng các biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của pháp luật.
6. Đối tượng cảnh vệ quy định tại
a) Bố trí lực lượng tuần tra, canh gác khu vực, địa điểm tổ chức;
b) Tạm đình chỉ các hoạt động giao thông trong khu vực, địa điểm tổ chức;
c) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực, địa điểm tổ chức;
d) Các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
7. Đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 1 và
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng cảnh vệ
Đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 1 và
1. Có quyền yêu cầu lực lượng cảnh vệ thực hiện đầy đủ các biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của pháp luật;
2. Có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu về cảnh vệ.
1. Lực lượng cảnh vệ bao gồm:
a) Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ của Bộ tư lệnh cảnh vệ thuộc Bộ Công an;
b) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ trong Cục bảo vệ an ninh quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ.
2. Tổ chức của lực lượng cảnh vệ do Chính phủ quy định.
Biên chế, trang bị của lực lượng cảnh vệ do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 14. Tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng cảnh vệ
1. Công dân Việt
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng cảnh vệ.
Điều 15. Xây dựng lực lượng cảnh vệ
Nhà nước xây dựng lực lượng cảnh vệ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại; có chính sách đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật bảo đảm để lực lượng cảnh vệ thực hiện nhiệm vụ.
Điều 16. Nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ
1. Bộ tư lệnh cảnh vệ thuộc Bộ Công an có các nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;
b) Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;
c) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về cảnh vệ, tổ chức lực lượng phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ.
2. Cục bảo vệ an ninh quân đội thuộc Bộ Quốc phòng có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện công tác cảnh vệ trong quân đội;
b) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong quân đội; phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ đối tượng cảnh vệ khác đến thăm, làm việc trong khu vực do quân đội quản lý;
c) Phối hợp với lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ thuộc trách nhiệm khi ra ngoài khu vực do quân đội quản lý.
Điều 17. Quyền hạn của lực lượng cảnh vệ
1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, lực lượng cảnh vệ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ và hỗ trợ lực lượng cảnh vệ khi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ;
b) Trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện và tài sản khác, kể cả người sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo đảm an toàn cho đối tượng cảnh vệ;
c) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để làm mất khả năng tấn công của người có hành vi uy hiếp trực tiếp các đối tượng cảnh vệ và lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ;
d) Tạm đình chỉ, đình chỉ các hoạt động khi có căn cứ cho rằng hoạt động đó có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
đ) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
e) Từ chối thực hiện yêu cầu không thuộc biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ.
2. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi, thẩm quyền của cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này.
Điều 18. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ
1. Trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Việt
2. Giữ bí mật về công tác cảnh vệ; thực hiện các biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền quy định tại
Điều 19. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ
Cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân hoặc cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân và được hưởng phụ cấp, chế độ ưu đãi khác do Chính phủ quy định.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Nghị quyết số 35/2004/QH11 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 do Quốc Hội ban hành
- 4Lệnh công bố Pháp lệnh Cảnh vệ 2005
Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005
- Số hiệu: 25/2005/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 02/04/2005
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 15
- Ngày hiệu lực: 01/10/2005
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực