Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2001/PL-UBTVQH10 | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2001 |
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi nhằm phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an toàn xã hội và an ninh quốc gia;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Luật tài nguyên nước;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001;
Pháp lệnh này quy định về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Pháp lệnh này áp dụng đối với những công trình thuỷ lợi đã xây dựng và được đưa vào khai thác.
Việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có liên quan đến đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão, công trình thuỷ điện, công trình cấp, thoát nước cho đô thị phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định của pháp luật về đê điều, về phòng, chống lụt, bão, về công trình thuỷ điện, về cấp, thoát nước cho đô thị và pháp luật về tài nguyên nước.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Công trình thuỷ lợi" là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
2. "Hệ thống công trình thuỷ lợi" bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
3. "Thuỷ lợi phí" là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
4. "Tiền nước" là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp.
5. "Phí xả nước thải" là phí thu từ tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thuỷ lợi để góp phần chi phí cho việc bảo vệ chất lượng nước.
6. "Tổ chức hợp tác dùng nước" là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh.
5. Công trình thuỷ lợi được khai thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.
1. Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Khuyến khích và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi tham gia khai thác và bảo vệ công trình.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thu, nộp thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải trong địa phương.
2. Công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng nước do tổ chức hợp tác dùng nước quản lý khai thác và bảo vệ.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên cấp kinh phí cho việc tu bổ, nâng cấp công trình thuỷ lợi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Bơm nước chống hạn vượt định mức đã quy định;
4. Thuỷ lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất mùa;
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp kinh phí đối với các trường hợp quy định tại Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất nông nghiệp phải nộp tiền nước.
3. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thuỷ lợi phải nộp phí xả nước thải.
Chính phủ quy định khung mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với từng loại hình công trình thuỷ lợi, từng loại đối tượng sử dụng nước, từng loại đối tượng làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi và điều kiện thực tế của từng vùng trong cả nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi thuộc bộ được phân công quản lý.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước thuộc địa phương quản lý.
1. Thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải;
2. Ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này;
3. Các khoản thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi.
Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước có nhiệm vụ:
2. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, dự án đầu tư của hệ thống công trình thuỷ lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
3. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ;
4. Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi; duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm công trình an toàn và sử dụng lâu dài;
5. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
6. Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thuỷ lợi;
7. Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; phòng, chống lũ, lụt, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;
8. Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình;
9. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước có quyền:
1. Được Nhà nước cấp kinh phí theo quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật;
2. Ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi do mình khai thác;
3. Thu thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải theo hợp đồng;
4. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân địa phương huy động lao động công ích để tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và xử lý sự cố công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật;
5. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có công trình thuỷ lợi thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn công trình trong trường hợp công trình bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
6. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết trong trường hợp các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi cố tình không trả đủ thuỷ lợi phí và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng sử dụng nước;
7. Khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi theo dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi có quyền và nghĩa vụ:
1. Tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Có kế hoạch sử dụng nước, xả nước thải, ký kết và thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước;
3. Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước;
4. Trả thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải theo hợp đồng;
5. Bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi sử dụng;
6. Được bồi thường thiệt hại do việc doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện không đúng hợp đồng gây ra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
a) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
b) Đại diện chính quyền các địa phương có liên quan đến hệ thống công trình thuỷ lợi;
c) Người phụ trách doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi hoặc tổ chức hợp tác dùng nước;
d) Đại diện tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ hệ thống công trình thuỷ lợi;
đ) Đại diện các ngành có liên quan.
2. Hội đồng quản lý hệ thống có trách nhiệm quyết định chủ trương, kế hoạch khai thác hệ thống; giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước; điều hoà lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ hệ thống công trình thuỷ lợi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc phân cấp quyết định thành lập Hội đồng quản lý hệ thống và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý công trình thuỷ lợi nào thì có trách nhiệm phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi đó.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt đối với công trình thuỷ lợi theo quy định sau:
a) Công trình thuỷ lợi phục vụ xã, phường, thị trấn nào thì do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ;
b) Hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ nhiều xã, phường, thị trấn trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có công trình nằm trong địa giới xã, phường, thị trấn đó thực hiện phương án bảo vệ;
c) Hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có công trình nằm trong địa giới huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó thực hiện phương án bảo vệ;
d) Hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công trình nằm trong địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó thực hiện phương án bảo vệ.
3. Hệ thống công trình thuỷ lợi, công trình thuỷ lợi quan trọng quốc gia do bộ được phân công quản lý chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ khác có liên quan lập phương án bảo vệ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo thực hiện phương án đã được duyệt.
2. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm tham gia xây dựng phương án bảo vệ công trình; trường hợp công trình thuỷ lợi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố thì phải tham gia ứng cứu bảo vệ công trình theo sự huy động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương.
2. Trong phạm vi vùng phụ cận, việc sử dụng đất phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại để quan trắc, theo dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
3. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thuỷ lợi được quy định như sau:
a) Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập từ chân đập trở ra:
- Đập cấp I tối thiểu là 300m, phạm vi không được xâm phạm là 100 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;
- Đập cấp II tối thiểu là 200m, phạm vi không được xâm phạm là 50 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;
- Đập cấp III tối thiểu là 100m, phạm vi không được xâm phạm là 40 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;
- Đập cấp IV tối thiểu là 50m, phạm vi không được xâm phạm là 20m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;
- Đập cấp V tối thiểu là 20m, phạm vi không được xâm phạm là 5m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.
b) Đối với kênh nổi có lưu lượng từ 2m3/giây đến 10m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 2m đến 3m; lưu lượng lớn hơn 10m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 3m đến 5m;
c) Đối với cống ngăn mặn, giữ nước ngọt ở cửa sông thì việc bảo vệ phải tuân theo quy định của pháp luật về đê điều;
d) Đối với khu vực lòng hồ, vùng phụ cận bảo vệ công trình được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.
4. Việc bảo vệ trạm bơm, kênh chìm hoặc kênh kiên cố được quy định như sau:
a) Trạm bơm phải có hàng rào bảo vệ;
b) Kênh chìm phải có nơi để làm bể lắng bùn cát phục vụ nạo vét;
c) Kênh đã kiên cố phải có đường đi lại để quản lý.
5. Đối với công trình thuỷ lợi đã thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng hoặc đã được gia cố với tiêu chuẩn cao hơn thì vùng phụ cận được phép điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhưng phải bảo đảm an toàn và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chính phủ quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thuỷ lợi quan trọng quốc gia.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận đối với từng loại hình công trình thuỷ lợi trong địa phương.
Trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, các hoạt động sau đây chỉ được tiến hành khi có giấy phép:
1. Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Xả nước thải vào công trình thuỷ lợi;
3. Các hoạt động khác liên quan đến an toàn của công trình thuỷ lợi theo quy định của Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
2. Việc cứu hộ các công trình của hồ chứa nước phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án bảo đảm an toàn hồ phù hợp với phương án bảo đảm an toàn, các hồ bậc thang ở thượng lưu hồ, hạ lưu hồ; phương án cứu hộ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Pháp lệnh này phê duyệt.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức việc cứu hộ hồ chứa nước trong địa phương và việc tham gia cứu hộ hồ chứa nước cho địa phương khác theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố;
2. Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thuỷ lợi trong phạm vi bảo vệ công trình, bao gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi gây mất an toàn cho công trình;
b) Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thuỷ lợi phục vụ lợi ích công cộng;
3. Thải các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào công trình thuỷ lợi;
4. Vận hành công trình thuỷ lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định;
5. Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thuỷ lợi.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
3. Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi, dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
4. Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi;
5. Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi; quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thuỷ lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo việc điều hoà, phân phối nước của công trình thuỷ lợi trong trường hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt;
6. Tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; tổ chức bộ máy tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
8. Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
1. Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại địa phương, cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hoà giải các tranh chấp về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp loại giấy phép nào thì có trách nhiệm giải quyết khiếu nại phát sinh từ việc thực hiện loại giấy phép đó. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3. Những tranh chấp khác về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2001
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 31 tháng 8 năm 1994.
Các quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
| Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Decision No. 285/2006/QD-TTg dated December 25, 2006 on authority to promulgate and implement procedures for operating hydroelectric reservoir system
- 2Decision No. 84/2006/QD-TTg of April 19, 2006, approving the adjusted and supplemented planning on irrigation in the Mekong river delta in the 2006-2010 period with orientations toward 2020
- 3Order No. 03/2001/L-CTN of April 15, 2001 promulgated by The State President on the promulgation of Ordinances
- 1Decree No. 104/2017/ND-CP dated September 14, 2017 penalties for administrative violations against regulations on disaster preparedness, operation and protection of hydraulic structures and flood control systems
- 2Decree No. 115/2008/ND-CP of November 14, 2008, amending and supplementing a number of articles of The Government’s Decree No. 143/2003/ND-CP of November 28, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on exploitation and protection of irrigation works.
- 3Decision No. 285/2006/QD-TTg dated December 25, 2006 on authority to promulgate and implement procedures for operating hydroelectric reservoir system
- 4Decision No. 84/2006/QD-TTg of April 19, 2006, approving the adjusted and supplemented planning on irrigation in the Mekong river delta in the 2006-2010 period with orientations toward 2020
- 5Decree No. 143/2003/ND-CP of November 28, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Exploitation and Protection of Irrigation works.
- 6Ordinance No.26/2000/PL-UBTVQH10 of August 24, 2000 on dykes
- 71992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam
Ordinance No. 32/2001/PL-UBTVQH10, on the exploitation and protection of irrigation works, promulgated by the Standing Committee of National Assembly.
- Số hiệu: 32/2001/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 04/04/2001
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra