Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2005/NQ-HĐND | Mỹ Tho, ngày 07 tháng 12 năm 2005 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG KHOÁ VII - KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Qua xem xét dự thảo nghị quyết theo Tờ trình số 1620/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010, có xét đến năm 2015 và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất nội dung Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010, có xét đến năm 2015 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu phát triển
- Quy hoạch phát triển điện đảm bảo đến 2010, có xét đến 2015 phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế trên 11%;
- Đảm bảo yêu cầu cung cấp điện hiện nay và phát triển lưới điện đáp ứng cho nhu cầu phụ tải trong giai đoạn 2006 - 2010, có xét đến năm 2015;
- Phát triển lưới điện truyền tải (220, 110 kV), đảm bảo huy động thuận lợi các nguồn điện trong khu vực cung cấp điện, đồng thời giảm tổn thất điện năng truyền tải. Xây dựng các trạm trung gian (110/(15)22kV) để đảm bảo chất lượng điện năng và giảm tổn thất trên lưới phân phối, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc điện khí hoá nông thôn;
- Từng bước cải tạo lưới điện phân phối từ cấp điện áp 15 kV lên 22 kV;
- Cải tạo và phát triển lưới điện hạ thế phù hợp tiêu chuẩn, giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối.
2. Nhu cầu điện
Trên cơ sở dự kiến tốc độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2015 là trên 11%, nhu cầu phụ tải điện của tỉnh Tiền Giang như sau:
- Giai đoạn 2006 - 2010: công suất cực đại là 151 MW năm 2006 và 248 MW năm 2010; điện thương phẩm tăng từ 736,6 triệu kWh năm 2006 lên 1.432 triệu kWh vào năm 2010; điện thương phẩm bình quân đầu người là 427,7 kWh năm 2006 và 793 kWh năm 2010. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 18,08 %, trong đó điện phục vụ công nghiệp - xây dựng tăng 23,6 %, quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 14,6 %;
- Năm 2015: nhu cầu công suất cực đại là 488 MW, điện thương phẩm 2.654 triệu kWh.
3. Quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện
3.1. Về thiết kế
a) Lưới điện truyền tải (110 kV, 220 kV)
- Đường dây: thiết kế đảm bảo có độ dự phòng cho phát triển ở giai đoạn quy hoạch tiếp theo, có tăng cường mạch kép để đáp ứng khả năng truyền tải và dự phòng khi sự cố;
- Máy biến thế: sử dụng các máy biến thế phù hợp với nhu cầu công suất từng trạm biến áp, đảm bảo tải bình thường ở mức 70% công suất đặt;
b) Lưới điện trung thế (15 kV, 22 kV)
Đến cuối năm 2007, toàn bộ lưới điện trung thế tỉnh Tiền Giang sẽ vận hành ở cấp điện áp 22kV;
- Cấu trúc lưới điện: đối với các khu đô thị, thị xã, thị trấn các nhánh chính được thiết kế mạch vòng, vận hành hở, từng bước phát triển lưới điện ngầm để đảm bảo mỹ quan đô thị. Đối với khu vực nông thôn lưới điện được thiết kế hình tia. Tiết diện dây dẫn được lựa chọn thích hợp để đảm bảo ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải 60 - 70% công suất so với công suất mang tải cực đại cho phép, nhằm đảm bảo an toàn cấp điện khi sự cố;
- Máy biến áp phân phối: tuỳ theo quy mô phụ tải lựa chọn máy biến thế có công suất thích hợp;
- Tổn thất điện áp lưới trung thế: các đường dây trung thế mạch vòng được thiết kế sao cho khi vận hành hở, tổn thất điện áp điểm xa nhất không quá 5% ở chế độ bình thường và không quá 10% ở chế độ sau sự cố.
c) Lưới điện hạ thế
Dây dẫn dùng dây nhôm bọc cách điện, tiết diện nhỏ nhất 50 mm2. Phạm vi cấp điện của đường dây hạ thế từ 300 mét đến 800 mét.
3.2. Về khối lượng xây dựng
Về quy mô, tiến độ xây dựng các hạng mục công trình đường dây và trạm các giai đoạn như sau:
a) Lưới truyền tải
* Giai đoạn 2006 - 2010
Đầu tư xây dựng lưới điện 110KV với các hạng mục sau:
- Xây dựng mới 05 trạm biến áp với 05 máy biến áp, tổng dung lượng 185MVA;
- Cải tạo và nâng công suất 02 trạm, với tổng dung lượng tăng thêm là 48MVA (thay 01 máy 40MVA bằng máy 63MVA trạm Cai Lậy và lắp thêm 01 máy 25 MVA trạm Khu Công nghiệp Mỹ Tho);
- Xóa 01 trạm biến áp 110/22kV 13,8MVA trong nội ô thành phố Mỹ Tho;
- Xây dựng mạch 02 đường dây Cai Lậy - Mỹ Tho, dài 23 km;
- Dời tuyến đường dây 110kV ra khỏi nội ô thành phố Mỹ Tho bằng cách xây dựng đường dây tiêu chuẩn 02 mạch, trước mắt kéo 01 mạch đi vòng ra ngoài thành phố Mỹ Tho đến Chợ Gạo, dài 16 km để chuẩn bị cho việc nâng cấp đường dây Mỹ Tho 2 - Gò Công lên 02 mạch trong giai đoạn sau.
* Giai đoạn 2011-2015.
+ Lưới điện 220kV:
- Nâng công suất trạm 220/110kV Cai Lậy từ 2x125MVA thành (125+250) MVA;
- Nâng công suất trạm 220/110kV Mỹ Tho từ 2x125MVA thành (125+250) MVA.
Quy mô, tiến độ thực hiện sẽ được chuẩn xác và cập nhật trong Tổng Sơ đồ phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 6 (TSĐ-6).
+ Lưới điện 110kV:
Nâng công suất các trạm hiện có và các trạm xây dựng mới trong giai đoạn trước:
- Cải tạo và nâng công suất 07 trạm biến áp, với tổng dung lượng tăng thêm là 238 MVA (xem phụ lục đính kèm);
- Cải tạo đường dây Mỹ Tho 2 - Gò Công từ 01 mạch lên thành 02 mạch, tổng chiều dài là 41 km (trong đó, kéo mạch 2 cho đoạn Mỹ Tho 2 - Chợ Gạo dài 16 km và cải tạo nâng cấp đoạn Chợ Gạo - Gò Công lên 02 mạch, dài 25 km).
b) Lưới phân phối
Khối lượng xây dựng giai đoạn 2006-2010:
- Đường dây 22(12,7)kV: xây dựng mới 923 km, cải tạo nâng tiết diện dây dẫn 443 km;
- Trạm biến áp phân phối 22/0,4kV: xây dựng mới 138.068 kVA, cải tạo nâng công suất 88.725 kVA.
c) Lưới hạ thế
Giai đoạn 2006 - 2010: xây dựng mới 2.155 km đường dây hạ thế, cải tạo 904 km, lắp mới 245.182 công tơ điện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, quy hoạch này sẽ được bổ sung, hiệu chỉnh nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Ủy ban nhân dân tỉnh lập các thủ tục trình Bộ Công nghiệp phê duyệt quy hoạch đúng theo quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khoá VII, kỳ họp thứ 6 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 17/2010/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Nghị quyết 48/2005/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục phát triển xuất khẩu; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu trên địa bàn nông thôn; nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010 và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010, có xét đến năm 2015
- 1Luật Điện Lực 2004
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị quyết 17/2010/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
- 5Nghị quyết 48/2005/NQ-HĐND về phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục phát triển xuất khẩu; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu trên địa bàn nông thôn; nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010 và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010, có xét đến năm 2015
Nghị quyết số 68/2005/NQ-HĐND về việc thông qua quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010, có xét đến năm 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 68/2005/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 07/12/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Đỗ Tấn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra