Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2002/QH10 | Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2002 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ LUẬT TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
QUYẾT NGHỊ
1. Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2002.
2. Kể từ ngày Luật tổ chức Toà án nhân dân được công bố cho đến ngày Luật này có hiệu lực:
a) Việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự về tổ chức và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương và Toà án quân sự các cấp vẫn được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Bộ tư pháp phối hợp với Toà án nhân dân tối cao và Bộ quốc phòng chuẩn bị để bàn giao cho Toà án nhân dân tối cao công tác quản lý các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực về tổ chức.
Kinh phí năm 2002 của các Toà án nhân dân địa phương do Bộ tư pháp tiếp tục thực hiện và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Kể từ ngày Luật tổ chức Toà án nhân dân và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân có hiệu lực:
a) Bãi bỏ các quy định của pháp luật tố tụng về thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao; về thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Đối với những bản án, quyết định đã bị Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị trước ngày 01 tháng 10 năm 2002 nhưng chưa được xét xử thì các Tòa chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao vẫn tiếp tục xét xử giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành;
c) Giải thể các cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; những việc do các cơ quan điều tra này đã thụ lý mà chưa kết thúc điều tra thì bàn giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Đối với những bản án, quyết định đã bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, nhưng trước ngày 01 tháng 10 năm 2002 mà vụ án chưa được xét xử thì giao cho Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
đ) Đối với những quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao vẫn tiến hành xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
e) Đối với những quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao mà phát hiện có sai lầm hoặc có tình tiết mới thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành.
4. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tự mình hoặc phối hợp tổ chức việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hiện hành để huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới; đề nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với quy định của hai Luật này, bảo đảm việc thi hành Luật tổ chức Toà án nhân dân và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân từ ngày 01 tháng 10 năm 2002.
5. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002
- 2Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 3Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002
- 4Nghị quyết 82/2014/QH13 về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 do Quốc hội ban hành
- 5Chỉ thị 04/2014/CT-CA về triển khai thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 do Quốc hội ban hành
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002
- 4Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 5Lệnh công bố Nghị quyết thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002
- 6Nghị quyết 82/2014/QH13 về thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 do Quốc hội ban hành
- 7Chỉ thị 04/2014/CT-CA về triển khai thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết số 56/2002/QH10 về việc thi hành Luật Tổ chức Toán án nhân dân và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân do Quốc Hội ban hành
- Số hiệu: 56/2002/QH10
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 02/04/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra