QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2009/NQ-QH12 | Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2009 |
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Sau khi xem xét Tờ trình số 221/TTr-UBTVQH12 ngày 09 tháng 5 năm 2009 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
1. Luật Thủ đô
2. Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
Điều 2. Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 như sau:
1. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII
a) Trình Quốc hội thông qua 12 dự án luật
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)
2. Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
3. Luật thuế nhà, đất
4. Luật nuôi con nuôi
5. Luật thi hành án hình sự
6. Luật trọng tài thương mại
7. Luật biển Việt Nam
8. Luật bưu chính
9. Luật tiếp cận thông tin
10. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
11. Luật an toàn thực phẩm
12. Luật người tàn tật
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 10 dự án luật
1. Luật thuế bảo vệ môi trường
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã
3. Luật thanh tra (sửa đổi)
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự
5. Luật tố tụng hành chính
6. Luật công đoàn (sửa đổi)
7. Luật viên chức
8. Bộ luật lao động (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề tiền lương tối thiểu và vấn đề việc làm)
9. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
10. Luật khoáng sản (sửa đổi)
2. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII
a) Trình Quốc hội thông qua 10 dự án luật
1. Luật thuế bảo vệ môi trường
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã
3. Luật thanh tra (sửa đổi)
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự
5. Luật tố tụng hành chính
6. Luật công đoàn (sửa đổi)
7. Luật viên chức
8. Bộ luật lao động (sửa đổi, bao gồm cả vấn đề tiền lương tối thiểu và vấn đề việc làm)
9. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
10. Luật khoáng sản (sửa đổi)
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 9 dự án luật
1. Luật chứng khoán (sửa đổi)
2. Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
3. Luật kiểm toán độc lập
4. Luật khiếu nại
5. Luật tố cáo
6. Luật đo lường
7. Luật phòng, chống buôn bán người
8. Luật lưu trữ
9. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
20 dự án luật
1. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)
2. Luật đất đai (sửa đổi)
3. Luật bảo hiểm tiền gửi
4. Luật xử lý vi phạm hành chính
5. Luật Thủ đô
6. Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)
7. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (sửa đổi)
8. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi)
9. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi)
10. Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
11. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)
12. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)
13. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi)
14. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)
15. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự
16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự (phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản, hợp đồng)
17. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
18. Luật tài nguyên nước (sửa đổi)
19. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá
20. Luật phòng, chống khủng bố
2. Chính phủ dành thời gian thỏa đáng lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các dự án luật thuộc thẩm quyền trình; sớm phân công cơ quan soạn thảo các dự án mới được đưa vào Chương trình, củng cố các Ban soạn thảo đã được thành lập; bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho công tác nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn, soạn thảo và thẩm tra;
3. Cơ quan trình dự án, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham gia soạn thảo nâng cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình chuẩn bị dự án; bảo đảm dự án trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được chuẩn bị kỹ về nội dung và kỹ thuật văn bản, hạn chế tối đa những quy định chung chung; bảo đảm tiến độ chuẩn bị, thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh và các tài liệu liên quan đến cơ quan thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội; tham gia có trách nhiệm vào quá trình nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.
4. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động phối hợp với cơ quan soạn thảo, cơ quan trình dự án trong quá trình soạn thảo, thẩm tra và nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh.
Các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội dành thời gian cần thiết để nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia, tổ chức thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Nghị quyết số 31/2009/NQ-QH12 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) do Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 31/2009/NQ-QH12
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 17/06/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 325 đến số 326
- Ngày hiệu lực: 17/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực