Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2008/NQ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2008 |
Trong ngày 01 và 02 tháng 12 năm 2008, Chính phủ họp phiên thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11, 11 tháng năm 2008 và diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội trong nước.
Thời gian qua, với việc thực hiện có kết quả 8 nhóm giải pháp, lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 khoảng 6,7%. Đạt được kết quả trên là do có chủ trương đúng đắn của Đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Từ tháng 10 năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống nhân dân.
Trước tình hình đó, Chính phủ xác định phải tập trung điều hành thực hiện mục tiêu tổng quát và các giải pháp của kế hoạch năm 2009 mà Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư đã thông qua, trong đó nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là phải tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức khoảng 6,5%.
Để đạt được mục tiêu trên, các Bộ, ngành, địa phương cần tổ chức triển khai thực hiện ngay các giải pháp cấp bách sau đây:
I. THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU
3. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ mức hỗ trợ tiền giống lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất nông, ngư nghiệp ở các vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, chuẩn bị tốt về giống, vật tư, phân bón, thủy lợi, vốn … cho vụ Đông Xuân 2008 – 2009. Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, phòng, chống rét cho gia súc khi mùa đông tới.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể huy động các nguồn vốn, đẩy mạnh giải ngân để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho tu bổ hệ thống đê điều, cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, vùng neo đậu tàu thuyền tránh bão, hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, trồng rừng và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Bộ Công Thương nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, chế tạo sản phẩm ngành công nghiệp đủ điều kiện thay thế hàng nhập khẩu, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008.
Bộ Công Thương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo chống buôn lậu qua biên giới.
Ngành du lịch phải chú trọng hơn nữa nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phải có các chương trình, sản phẩm mang đậm bản sắc Việt Nam để tăng tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Việt Nam.
II. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KÍCH CẦU ĐẦU TƯ VÀ TIÊU DÙNG
Đi đôi với việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, cần tập trung triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách sau đây:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng để sửa đổi ngay những bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; khẩn trương xây dựng dự Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, xây dựng để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII thông qua.
b) Đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước: cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 đến hết tháng 6 năm 2009. Đối với các dự án, công trình quan trọng, cấp bách nhưng chưa bố trí được nguồn vốn, trong đó có dự án tái định cư các khu kinh tế, các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư và chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý nguồn vốn, kể cả việc tạm ứng từ ngân sách nhà nước để thực hiện.
c) Tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã được tạm ứng năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008 danh mục các dự án và mức vốn được hoãn thu hồi.
d) Đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ, cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với các dự án đã có trong danh mục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao; trên cơ sở đó thực hiện việc điều hòa vốn giữa các dự án, công trình và được thanh toán theo tiến độ. Đồng thời, cho phép tiếp tục giải ngân số vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của năm 2008 trong năm 2009.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hoàn thành phương án phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 trước ngày 31 tháng 12 năm 2008, trong đó ưu tiên cho các dự án trong Danh mục của Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; bổ sung các dự án cấp bách khác trong các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục để triển khai thực hiện.
Tạm ứng từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 1.500 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, tu bổ hệ thống đê điều; nâng cao năng lực tưới tiêu và phòng, chống lụt bão vùng đồng bằng sông Hồng. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2008 danh mục và mức vốn tạm ứng cho từng dự án cụ thể.
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì ban hành biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn FDI và ODA, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, những dự án giải quyết nhiều việc làm; phấn đấu năm 2009 thực hiện việc giải ngân các nguồn vốn trên không thấp hơn mức thực hiện năm 2008.
e) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12 năm 2008 cho phép cấp quyết định đầu tư được chỉ định thầu các dự án có mức vốn tối đa không quá 05 tỷ đồng/dự án tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
g) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn được tạo điều kiện thuận lợi tối đa về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lãi suất, …
Các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước chủ động tham gia các dự án, công trình đầu tư hạ tầng quan trọng như: cảng biển, điện, đường cao tốc, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế … để góp phần đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của đất nước.
h) Trong tháng 12 năm 2008, Bộ Xây dựng trình Chính phủ Đề án xây dựng Quỹ nhà ở xã hội giai đoạn 2009 – 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành cơ chế phù hợp để bảo đảm khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp.
a) Tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng: điện, than, nước sạch cước vận chuyển xe buýt, …. Trong tháng 01 năm 2009, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ lộ trình thực hiện cụ thể.
b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung vào các mặt hàng: lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh, để hoạt động sản xuất kinh doanh của các mặt hàng này bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước, chống gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá, gây mất ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
c) Các Bộ: Công Thương, Tài chính, Y tế, Khoa học và Công nghệ tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, nhất là kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, liên kết độc quyền nhằm thao túng thị trường và giá cả.
d) Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá bán hàng để kích thích tiêu dùng, trước mắt là trong dịp Tết Nguyên đán 2009.
III. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ
đ) Điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Điều chỉnh tăng thuế trong khuôn khổ cam kết WTO, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong nước, kiềm chế nhập siêu.
Giao Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung trên.
a) Có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như: tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
b) Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 trong quý I năm 2009.
c) Các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
d) Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt.
đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn.
Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung trên.
e) Giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới. Bộ Tài chính chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn triển khai thực hiện ngay trong tháng 12 năm 2008.
4. Tổ chức triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Tình hình suy thoái kinh tế thế giới diễn biến rất khó lường. Kinh tế trong nước đang suy giảm, năm 2009 sẽ khó khăn hơn năm 2008. Các giải pháp điều hành cần phải được triển khai thực hiện quyết liệt, linh hoạt và kịp thời, phù hợp với những biến đổi của tình hình mới. Cụ thể là:
Phải nghiêm túc đề cao trách nhiệm của từng tổ chức, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong triển khai tổ chức thực hiện, phải có chương trình hành động thiết thực, chỉ đạo điều hành phải có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn đúng khâu then chốt trong từng thời gian, ở từng lĩnh vực để tập trung chỉ đạo và phối hợp hành động đạt cho được những kết quả cụ thể.
Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình kinh tế - xã hội đất nước, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh đưa những thông tin bất lợi, sai sự thật, có tính kích động, gây tâm lý bất an trong nhân dân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin, truyền thông. Có biện pháp kịp thời, đấu tranh có hiệu quả với các tin đồn, bịa đặt không đúng sự thật, gây tâm lý hoang mang trong xã hội.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 3Quyết định 171/2006/QĐ-TTg về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết số 23/2008/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 do Quốc hội ban hành
- 8Chỉ thị 18/CT-BCT năm 2008 thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Thông tư 03/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 04/2009/TT-BTC hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 05/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 12/2009/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 0795/QĐ-BCT năm 2009 ban hành chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 14Quyết định 342/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2009, Nghị quyết 30/2008/NQ-CP, Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP và Quyết định 167/2008/QĐ-TTg do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 30/2008/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2008
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 695 đến số 696
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra