Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/NQ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 1994 |
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 18/CP NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 1994VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
Công nghệ sinh học là tập hợp các ngành khoa học (Sinh học phân tử, Di truyền học, Vi sinh vật học, Sinh hoá học và Công nghệ học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật tế bào thực vật và động vật.
Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác (công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới), công nghệ sinh học sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiền đề cần thiết về mặt công nghệ cho đất nước tiến vào thế kỷ 21.
I. THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM
1.Việt Nam là một nước nhiệt đới có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú bảo đảm cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển công nghệ sinh học.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên này hiện chưa được sử dụng tốt và đang có nguy cơ bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi, không phù hợp với các qui luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của chúng.
2. Tuy năng lực nghiên cứu triển khai về công nghệ sinh học của chúng ta hiện nay đã có khả năng đáp ứng được một số yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, tiếp thu và vận dụng các thành tựu của thế giới vào điều kiện của Việt Nam, song nhìn chung còn rất hạn chế cả về trình độ của các công trình lẫn khả năng tạo ra các công nghệ mới phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Cho đến nay chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học thuộc các chuyên ngành ở các trình độ khác nhau, song đội ngũ này chưa đồng bộ, thiếu cán bộ đầu đàn và chuyên môn giỏi. Trong thời gian qua đội ngũ này chưa phát huy được tác dụng do thiếu điều kiện làm việc, thiếu thông tin nghiêm trọng và kiến thức ít được đổi mới.
Chúng ta đã có một hệ thống các cơ quan khoa học công nghệ về công nghệ sinh học. Những cơ quan này đang cố gắng hướng các hoạt động của mình vào việc phát triển các công nghệ thích hợp phục vụ nền kinh tế quốc dân. Song do phát triển tự phát và thiếu qui hoạch, hệ thống này còn phân tán, không đồng bộ, cơ sở vật chất lạc hậu, do đó hoạt động kém hiệu quả.
3. Ngành công nghiệp sinh học của Việt Nam chưa phát triển, phần lớn các sản phẩm có liên quan đến công nghệ sinh học đều là sản phẩm nhập ngoại, trong khi đó chúng ta lại đang xuất khẩu nông sản dưới dạng nguyên liệu.
4. Tuy công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học của chúng ta chưa phát triển, song nước ta có những tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh chóng công nghệ sinh học: công cuộc đổi mới nền kinh tế quốc dân tạo ra nhu cầu lớn về công nghệ và một môi trường thuận lợi cho công nghệ sinh học phát triển; 70 triệu người Việt Nam với sức mua đang dần được nâng cao sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích sự phát triển công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn mà chúng ta có thể tiếp thu và vận dụng; chúng ta có tiềm lực khoa học công nghệ nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú.
Thực trạng trên đòi hỏi phải nhanh chóng phát triển công nghệ sinh học góp phần đẩy nhanh tiến trình đổi mới nền kinh tế quốc dân.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM
1. Quan điểm phát triển Công nghệ sinh học ở Việt Nam:
a. Phát triển công nghệ sinh học nhằm vừa khai thác tối ưu vừa bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật của đất nước.
b. Phát triển công nghệ sinh học nhằm chủ yếu phục vụ phát triển nền Nông Lâm Ngư nghiệp bền vững, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sống.
Phát triển công nghệ sinh học trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các thành tựu của thế giới áp dụng vào điều kiện cụ thể cuả Việt Nam nhanh chóng đi ngay vào các công nghệ tiên tiến (chú trọng qui mô vừa và nhỏ) đồng thời với việc hiện đại hoá các công nghệ truyền thống
2. Mục tiêu phát triển công nghệ sinh học đến năm 2010.
a. Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học của thế giới phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và môi trường sống.
b. Xây dựng một ngành công nghiệp sinh học phát triển bảo đảm sản xuất được các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
c. Tạo lập được một hệ thống các cơ quan khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học có năng lực tiến hành nghiên cứu phát triển ở trình độ cao và có khả năng tạo ra các công nghệ mới, hiện đại phục vụ nền kinh tế quốc dân.
III. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VN ĐẾN NĂM 2010
1. Công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp:
a. Tạo các công nghệ phục tráng và nhân nhanh các giống cây lương thực, rau,hoa, quả, cây công nghiệp, thực vật thuỷ sinh và cây rừng có năng suất chất lượng tốt và tính chống chịu cao đối với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như sâu.bệnh, phục vụ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phủ xanh đất trống đồi trọc.
Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học trong công tác lai tạo giống, khai thác tối đa con giống quí, phát triển đàn gia súc gia cầm và thuỷ sản.
Sử dụng các biện pháp công nghệ sinh học để phát triển duy trì và lưu trữ các nguồn gen quí hiếm.
b. Tạo các công nghệ sản xuất các loại phân vi sinh học, đặc biệt chú trọng công nghệ sản xuất phân vi sinh vật có lân các chất kích thích sinh trưởng, các chế phẩm vi sinh vật bảo vệ cây trồng.
Ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các loại thức ăn giầu dinh dưỡng (giầu protein, vitamin các loại, thuốc thú y các loại vacxin thông thường và mới phục vụ chăn nuôi công nghiệp, các loại gia súc, gia cầm thuỷ sản và động vật rừng.
c. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học để bảo quản và chế biến Nông - Lâm Thuỷ sản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng của chúng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ chế biến các phụ chế phẩm nông Lâm Ngư nghiệp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế.
2. Công nghệ sinh học phục vụ bảo vệ sức khoẻ con người:
a. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, đặc biệt coi trọng việc phát triển công nghiệp sản xuất kháng sinh, sản xuất vacxin kinh điển và một số loại vacxin thế hệ mới.
b. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất các chế phẩm phục vụ chẩn đoán và điều trị các bênhj nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn.
c. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sản xuất các chế phẩm sinh học để phòng chống suy dinh dưỡng ở tre em và tăng cường thể lực cho cộng đồng.
3. Công nghệ sinh học phục vụ bảo vệ môi trường sống và tài nguyên sinh vật:
Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học xử lý các chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, các nguồn nước và không khí ô nhiễm.
Nghiên cứu và phát triển các công nghệ phục vụ cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là phục vụ chương trình phát triển rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc.
Nghiên cứu phát triển duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật, hạn chế sự mất mát các nguồn gen.
4. Công nghệ sinh học phục vụ các ngành công nghiệp khác.
Nghiên cứu và phát triển các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sản xuất các loại axit và dung môi hữu cơ.
Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học phục vụ khai thác các loại khoáng sản và dầu khí.
5. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học:
a. Tập trung trong thời gian ngắn xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học đồng bộ về ngành nghề và trình độ.
Nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các cơ sở cũng như chương trình đào tạo lại các trường đại học để đào tạo chính qui và thường xuyên đào tạo lại cán bộ công nghệ sinh học.
b. Tổ chức lại hệ thống các cơ quan nghiên cứu triển khai thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học:
Trên cơ sở các cơ quan khoa học công nghệ hiện có, xây dựng hoàn chỉnh Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia.
Từng bước nâng cấp các phòng thí nghiệm của các cơ quan nghiên cứu khác để các cơ quan này đủ khả năng tiếp thu và cải tiến các công nghệ của nước ngoài và tạo được công nghệ phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.
Chuyển một số phòng thí nghiệm chuyên phát triển các công nghệ cụ thể và công nghệ có trình ddộ trung bình cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở khoa học công nghệ của riêng mình.
Nhanh chóng xây dựng được các ngân hàng gen cũng như ngân hàng dữ liệu thông tin về các chủng giống và thông tin khoa học công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học.
6. Xây dựng ngành công nghiệp sinh học:
a) Trên cơ sở chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học hiện có và thiết lập các cơ sở sản xuất mới có trình độ công nghệ hiện đại, sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, ưu tiên xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất kháng sinh và vacxin.
b) Trên cơ sở chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam và công nghệ tạo ra trong nước, cơ khí hoá và hiện đại hoá các công nghệ sản xuất truyền thống, Công nghệ sản xuất nước mắm, nước chấm, tương... phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
c) Phát triển các cơ sở thiết kế, gia công và chế tạo các dây chuyền thiết bị công nghệ sinh học cho các cơ sở pilot và sản xuất, trong đó ưu tiên các năng lực thiết kế chế tạo các dây chuyền thiết bị lên men.
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CNSH
1. Tăng cường tiềm lực nội sinh về khoa học - Công nghệ thuộc lĩnh vực CNSH:
a) Bộ KHCN-MT cùng các Bộ có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức lại các cơ quan Khoa học - Công nghệ về Công nghệ sinh học nói ở điểm 5 mục 3 trên đây.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ KHCN-MT và các bộ có liên quan xây dựng chủ trương, kế hoạch đào tạo cán bộ công nghệ sinh học thuộc các chuyên ngành và các trình độ khác nhau ở các trường Đại học trong nước và ở nước ngoài nhằm phục vụ việc phát triển CNSH.
c) Nhà nước khuyến khích việc tiếp xúc giữa các nhà CNSH Việt Nam và thế giới thông qua tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam và cử chuyên gia Việt Nam tham dự các hội thảo quốc tế, đảm bảo cho các trung tâmkhoa học lớn của cả nước (Hà Nội và TP. HCM ) có đủ các loại sách báo và tạp chí về CNSH.
d) Nhà nước tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu - phát triển công nghệ trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về CNSH, khuyến khích các nhà khoa học trẻ tiến hành công tác nghiên cứu và nâng cao trình độ.
2. Các biện pháp và chính sách khuyến khích việc xây dựng nền công nghiệp sinh học ở Việt Nam:
a) Nhà nước có chính sách khuyến khích (giảm thuế cho vay vốn, với chế độ ưu đãi thủ tục thuận lợi) các doanh nghiệp đổi mới hay nhập công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực CNSH để sản xuất các sản phẩm mới, các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ có trình độ cao và các sản phẩm thiết yếu phục vụ nền kinh tế quốc dân.
b) Nhà nước có biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm và các công nghệ mà trong nước tự tạo ra được, ngăn gừa việc nhập các công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng gây nguy hại cho con người và môi trường sống.
c) Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp lập các cơ sở khoa học công nghệ của riêng mình để không ngừng nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
3. Chính sách hợp tác quốc tế.
Nhà nước khuyến khích sử dụng tại Việt Nam các chuyên gia có trình độ cao của các nước và công đôngf người Việt ở nước ngoài làn cố vấn hoặc tham gia trực tiếp vào các quá trình xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo cán bộ nghiên cứu phát triển công nghệ.
Trong một số trường hợp cụ thể nhà nước khuyến khích và tài trợ các quan hệ song phương và đa phưoưng giữa các cơ quan của Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực CNSH
4. Vốn đầu tư cho phát triển CNSH.
Vốn đầu tư cho phát triển CNSH sẽ được lấy từ nhiều nguồn:
* Vốn ngân sách, vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ - đặc biệt là vốn viên trợ ODA, các tổ chức phi Chính phủ và vốn huy động từ các doanh nghiệp.
* Nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và cho việc phat triển tiềm lực khoa học và công nghệ về CNSH.
* Việc đầu tư để phát triển sản xuất thuộc các lĩnh vực có liên quan đến CNSH sẽ do các doanh nghiêp tự lo.
* Riêng đối với việc sản xuất các sản phẩm mang tính phục vụ công cộng và bảo vệ môi trường sống, nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hoặc toàn phần tuỳ từng trường hợp cụ thể.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các Bộ Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm, Y tế, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Công nghiệp nhẹ xây dựng và chỉ đạo việc thực hiên "Chương trình phát triển CNSH" của Bộ mình nhằm phát triển các ngành sản xuất có liên quan đến CNSH và xây dựng ngành CNSH.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện "Chương trình phát triển tiềm lực KHCN thuộc lĩnh vực CNSH".
3. Uỷ ban KHNN cùng với Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng kế hoạch huy động vốn và kế hoạch đầu tư cho phát triển CNSH, dự kiến phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm và 5 năm và các nguồn viện trợ từ ngoài nước cho viêc thực hiện nghị quyết này, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì cùng với các Bộ khác có liên quan xây dựng trình chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách chế độ nơi ở phần 4 của nghị quyết này.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và đôn đốc các Bộ và các địa phương thực hiện nghị quyết này.
Bộ trưởng các Bộ, thủ truởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 96/2007/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 14/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 54/1998/QĐ-TTg về Quy chế Quản lý và điều hành các Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và Công nghệ tự động hoá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư liên tịch 96/2007/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 14/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 54/1998/QĐ-TTg về Quy chế Quản lý và điều hành các Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và Công nghệ tự động hoá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 18/NQ-CP về việc phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2010 do Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 18/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/03/1994
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra