Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134-HĐBT | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 1984 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 134-HĐBT NGÀY 16-10-1984 VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC
Để đạt mục tiêu nêu trên, đi đôi với việc ra sức phát triển sản xuất, từng huyện, từng tỉnh và từng vùng cố gắng đến mức cao nhất cân đối lương thực tại chỗ, phải tổ chức và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, phân phối lương thực theo các chủ trương sau đây:
1. Nhà nước độc quyền kinh doanh lương thực, nắm tuyệt đại bộ phận lương thực hàng hoá để bảo đảm cung ứng cho mọi nhu cầu xã hội; cấm tư nhân buôn bán lương thực.
2. Trung ương thống nhất việc phân phối và xuất nhập khẩu lương thực.
3. Thống nhất việc kinh doanh lương thực vào ngành lương thực.
4. Phân cấp quản lý một cách hợp lý cho địa phương (tỉnh, huyện) trên nguyên tắc tập trung dân chủ, một mặt, bảo đảm cho Trung ương nắm vững cân đối chung của toàn xã hội, chủ động điều hoà, phân phối trong phạm vi cả nước, thống nhất quản lý việc xuất nhập khẩu, thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo về kế hoạch và chính sách, huy động, thu mua, phân phối; mặt khác, đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động của địa phương trong việc cân đối lương thực trên địa bàn lãnh thổ bằng cách ra sức phát triển sản xuất lương thực đi đôi với nắm tuyệt địa bộ phận lương thực hàng hoá.
5. Chấn chỉnh bộ máy quản lý và hệ thống kinh doanh lương thực cho phù hợp với yêu cầu phân cấp quản lý và yêu cầu chuyển từ hành chính bao cấp sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Sau đây là nội dung cụ thể về phân cấp quản lý lương thực.
a) Trung ương thống nhất quy định chính sách huy động, thu mua, giá cả; giao chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh cho từng tỉnh, thành phố, đặc khu (dưới đây gọi tắt là tỉnh) về tổng mức huy động cả năm và từng vụ, kèm theo chỉ tiêu cung ứng vật tư hàng hoá, tiền mặt và các chỉ tiêu khác tương ứng với nhiệm vụ huy động được giao; chỉ đạo các ngành của Trung ương bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu cung ứng nói trên cho tỉnh.
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm cụ thể hoá chủ trương chính sách của Trung ương vào hoàn cảnh của địa phương; giao chỉ tiêu kế hoạch huy động cho các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (dưới đây gọi tắt là huyện), kèm theo chỉ tiêu cung ứng vật tư, hàng hoá (dựa vào nguồn Trung ương cung ứng và nguồn địa phương tự mình khai thác thêm), tiền mặt và các chỉ tiêu khác cho huyện; chỉ đạo các ngành của tỉnh bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu cung ứng nói trên cho huyện; và chỉ đạo các huyện tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động được giao.
c) Uỷ ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác huy động lương thực trên địa bàn huyện theo đúng các chủ trương chính sách trung ương quy định và kế hoạch tỉnh giao. Ngoài việc thu mua, huy động theo chỉ tiêu kế hoạch, nếu nông dân còn lương thực hàng hoá cần bán thì huyện tổ chức thu mua hết theo giá thoả thuận; mức giá do Trung ương và tỉnh chỉ đạo.
Đối với số lương thực mua vượt chỉ tiêu kế hoạch, huyện được giữ lại 20% cho quỹ dự trữ lương thực của huyện, còn lại giao cho tỉnh 20%, cho Trung ương 60%. Chỉ sau khi hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về tổng mức huy động và giao nộp do tỉnh giao thì huyện mới được trích lập quỹ dự trữ lương thực của huyện. Chỉ sau khi hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về tổng mức huy động và giao nộp do trung ương giao thì tỉnh mới được trích lập quỹ dự trữ lương thực của tỉnh. Huyện được dự trữ tối đa bằng một tháng lương thực chi dùng theo kế hoạch của huyện; tỉnh được dự trữ tối đa bằng một tháng lương thực chi dùng theo kế hoạch của tỉnh (không kể phần đã phân cấp cho các huyện); vượt quá mức đó thì giao nộp cho Trung ương.
a) Trung ương quyết định chính sách phân phối và chỉ tiêu phân phối cho các nhu cầu xã hội và các địa phương.
Trung ương trực tiếp bảo đảm cung ứng cho các nhu cầu sau đây:
- Các lực lượng vũ trang
- Các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, các vùng làm hàng xuất khẩu hoặc trồng cây công nghiệp quan trọng, các địa phương thiếu lương thực hoặc vì thiên tai, địch hoạ mà thiếu lương thực.
- Lương thực làm nguyên liệu cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh Trung ương, làm thức ăn gia súc cho các cơ sở chăn nuôi quốc doanh Trung ương.
- Xuất khẩu.
- Dự trữ Nhà nước.
Việc cung ứng cho các nhu cầu này thực hiện bằng cách giao nhận trực tiếp với các Công ty cấp I hoặc bằng cách Trung ương uỷ thác cho địa phương cung ứng.
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm cân đối lương thực trên địa bàn tỉnh, bảo đảm cung ứng cho mọi nhu cầu và mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả những nhu cầu do trung ương phụ trách nhưng giao cho tỉnh cung ứng bằng nguồn lương thực để lại hay điều đến cho tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định những nhu cầu mà tỉnh phải trực tiếp bảo đảm cung ứng (chủ yếu là các thị xã, thành phố thuộc tỉnh), còn lại giao cho huyện đảm nhiệm.
c) Uỷ ban nhân dân huyện có trách nhiệm cân đối lương thực trên địa bàn huyện, theo sự phân cấp quản lý của tỉnh mà bảo đảm cung ứng cho các nhu cầu và các tầng lớp dân cư trên địa bàn huyện.
Trừ những nhu cầu do Trung ương và tỉnh trực tiếp cung ứng qua các Công ty cấp I, cấp II, toàn bộ việc cung ứng bán lẻ trên địa bàn huyện đều giao cho huyện thực hiện. Huyện được cấp lao động, vốn, phí và các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ này.
d) Căn cứ vào bảng cân đối lương thực được duyệt, Trung ương quyết định mức điều đi hay điều đến cho tỉnh. Phần để lại cho tỉnh cung ứng tại chỗ thì giao cho tỉnh quản lý. Phần điều ra khỏi tỉnh thì giao cho Công ty cấp I tiếp nhận. Đối với các tỉnh thiếu lương thực thì Công ty cấp I điều đến cho tỉnh theo kế hoạch. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, vì ở gần vùng sản xuất lương thực cho nên không phải qua Công ty cấp I mà trực tiếp nhận lương thực của các tỉnh sản xuất theo kế hoạch phân phối của Bộ Lương thực. Một số tỉnh, thành phố có phương tiện vận tải riêng cũng có thể trực tiếp nhận lương thực của các tỉnh sản xuất theo kế hoạch phân phối của Bộ Lương thực và kế hoạch phân công vận tải của Bộ Giao thông vận tải.
đ) Căn cứ vào bảng cân đối lương thực được duyệt, tỉnh quyết định mức điều đi hay điều đến cho huyện. Phần để lại cho huyện cung ứng, bán lẻ thì giao cho huyện quản lý. Phần điều ra khỏi huyện, nếu số lương thực đó là dành cho các nhu cầu của tỉnh thì giao cho Công ty cấp II tiếp nhận; nếu số lương thực đó nằm trong tổng số lực lượng điều ra khỏi tỉnh thì giao cho Công ty cấp I tiếp nhận. Việc giao nhận giữa huyện với Công ty cấp I hoặc cấp II phải tiến hành ngay khi thu mua, huy động để tránh nhập kho, xuất kho nhiều lần.
Uỷ ban nhân dân tỉnh và huyện có trách nhiệm ưu tiên giao nộp cho Trung ương theo chỉ tiêu kế hoạc Nhà nước, xem đây là kỷ luật và pháp luật Nhà nước.
Đối với những huyện thiếu lương thực, nếu xét thấy hợp lý, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho nhận trực tiếp tại các huyện sản xuất theo kế hoạch phân phối của Sở Lương thực.
e) Gặp trường hợp khẩn cấp, Trung ương có thể huy động một phần lương thực đã để lại cho địa phương (tỉnh và huyện) theo bảng cân đối được duyệt hoặc huy động quỹ dự trữ lương thực của địa phương (tỉnh và huyện) và sẽ trả lại bằng hiện vật, hoặc bằng tiền theo giá thực mua; mọi chi phí phát sinh từ việc điều động và hoàn lại này do Trung ương chịu. Uỷ ban nhân dân tỉnh và huyện phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh điều động của Trung ương, không được trì hoãn, làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của Trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng có quyền điều động đột xuất như vậy đối với huyện khi gặp trường hợp khẩn cấp.
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện được lập quỹ dự trữ lương thực của tỉnh, của huyện từ các nguồn sau đây.
- Số lương thực mà tỉnh, huyện được giữ lại theo quy định trong số mua vượt chỉ tiêu kế hoạch hoặc được các tỉnh, huyện bạn nhượng lại một phần trong số mua vượt chỉ tiêu kế hoạch thuộc quyền sử dụng của họ.
- Số lương thực tiết kiệm được do phấn đấu hạ tỷ lệ hao hụt trong bảo quản vận chuyển.
- Số lương thực thu hồi được qua các đợt kiểm tra phân phối lương thực hoặc tịch thu được của bọn đầu cơ buôn lậu.
b. Quỹ dự trữ lương thực của tỉnh, huyện được sử dụng vào các mục tiêu sau đây:
- Dự phòng thiên tai, địch hoạ (ít nhất 30% quỹ dự trữ phải dành cho việc này).
- Đáp ứng nhu cầu mở mang kinh tế địa phương, bình ổn thị trường lương thực ở địa phương.
- Trao đổi với địa phương bạn để tạo thêm nguồn vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống của địa phương. Nếu là trao đổi giữa các huyện trong tỉnh thì kế hoạch đó phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt. Nếu là trao đổi giữa tỉnh với tỉnh thì kế hoạch đó phải được Bộ Lương thực cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xét duyệt.
4. Về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật.
a) Trên cơ sở vốn cố định, vốn lưu động và các cơ sở vật chất kỹ thuật (kho tàng, phương tiện phơi sấy, nhà máy xay, phương tiện vận tải, cửa hàng v.v...) mà Nhà nước hiện đang giao cho Bộ Lương thực thống nhất quản lý, Bộ phân giao cho các tỉnh phù hợp với nhiệm vụ đã phân cấp cho từng tỉnh.
Với vốn cố định, vốn lưu động và các cơ sở vật chất kỹ thuật mà Bộ giao cho tỉnh, tỉnh phân giao cho các huyện phù hợp với nhiệm vụ đã phân cấp cho từng huyện.
Bộ và tỉnh chỉ giữ lại cho mình một phần vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật đủ để tiếp nhận bảo quản, chế biến, vận chuyển và phân phối số lương thực mà mình trực tiếp đảm nhiệm, còn lại giao cho huyện để huyện thực hiện nhiệm vụ thu mua và cung ứng, bán lẻ trên địa bàn huyện.
b) Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Lương thực và Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần có kế hoạch từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành lương thực, bố trí cụ thể cho từng huyện, từng tỉnh và các Công ty cấp I, bảo đảm trong vài ba năm trước mắt, mỗi huyện, mỗi tỉnh và các Công ty cấp I, đều có đủ những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để làm tốt nhiệm vụ được giao.
a) ở cấp Trung ương.
Bộ Lương thực là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng có chức năng quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động lưu thông phân phối lương thực.
Bộ trực tiếp quản lý một số đơn vị kinh tế làm nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, xay xát, chế biến và phân phối (chủ yếu là bán buôn) số lương thực điều ra khỏi các tỉnh, xuất nhập khẩu lương thực, sản xuất và cung ứng các loại vật tư, thiết bị chuyên dùng cho ngành.
b) ở cấp tỉnh.
Mỗi tỉnh có Sở Lương thực và một Công ty lương thực trực thuộc Sở làm cả nhiệm vụ cung cấp và nhiệm vụ kinh doanh
Sở Lương thực là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời là cơ quan quản lý ngành ở địa phương, chịu sự chỉ đạo theo ngành của Bộ Lương thực, Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động lưu thông phân phối lương thực, quản lý và cải tạo thị trường lương thực trên địa bàn tỉnh.
Sở được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ nhiệm trực tiếp quản lý Công ty lương thực tỉnh, Công ty làm nhiệm vụ tiếp nhận số lương thực điều ra khỏi các huyện, bảo quản, xay xát, chế biến để cung ứng cho các thị xã và thành phố thuộc tỉnh (có thể kiêm cả nhiệm vụ bán lẻ tại các nơi này), các huyện thiếu lương thực và các nhu cầu khác của tỉnh; quản lý quỹ dự trữ lương thực của tỉnh; mua bán lương thực với các tỉnh bạn theo kế hoạch được duyệt.
c) ở cấp huyện.
Mỗi huyện có phòng lương thực huyện và một Công ty lương thực huyện Phòng lương thực huyện là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời là cơ quan quản lý ngành ở địa phương, chịu sự chỉ đạo theo ngành của Sở Lương thực. Phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động lưu thông phân phối lương thực, quản lý và cải tạo thị trường lương thực trên địa bàn huyện.
Công ty lương thực huyện có nhiệm vụ:
- Thu mua, huy động lương thực trên địa bàn huyện, thực hiện chủ trương Nhà nước độc quyền kinh doanh lương thực;
- Giao nộp cho Trung ương, cho tỉnh theo kế hoạch tỉnh giao. ở những huyện thiếu lương thực thì tiếp nhận số lương thực do tỉnh bổ sung;
- Bảo quản, xay xát, chế biến số lương thực do huyện quản lý; cung ứng, bán lẻ cho các nhu cầu trên địa bàn huyện bao gồm cả nhiệm vụ cung cấp và nhiệm vụ kinh doanh;
- Quản lý quỹ dự trữ lương thực của huyện;
- Mua bán lương thực với các địa phương bạn theo kế hoạch được duyệt;
- Cùng với Phòng Lương thực huyện và các cơ quan khác có liên quan, thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nhân buôn bán lương thực và các cơ sở xay xát chế biến lương thực quản lý thị trường lương thực trong huyện.
Công ty lương thực huyện là tổ chức kinh tế của huyện, do Uỷ ban nhân dân huyện trực tiếp quản lý về các mặt xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh (bao gồm cả kế hoạch huy động, thu mua và giao nộp cho trung ương và cho tỉnh, cung ứng, bán lẻ theo sự uỷ thác của Trung ương và của tỉnh), vốn cố định, vốn lưu động, tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh, cán bộ, lao động, quỹ lương, chi phí lưu thông và lợi nhuận.
Mặt khác, với nhiệm vụ trực tiếp thu mua và bán lẻ trên địa bàn huyện, công ty là đơn vị cơ sở của hệ thống kinh doanh ngành lương thực, chịu sự chỉ đạo kiểm tra của Sở Lương thực về các mặt thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước về lưu thông phân phối lương thực, các nghiệp vụ - kỹ thuật kinh doanh và các định mức kinh tế - kỹ thuật; thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng hoá điều đến cho huyện và điều đi cho Trung ương và cho tỉnh; vốn, phí và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu mua, bảo quản hàng hoá cho Trung ương và cho tỉnh.
Với sự thoả thuận của Sở Lương thực, Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc và kế toán trưởng công ty.
Bộ Lương thực cùng các Bộ, các ngành khác có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương cần làm tốt các việc sau đây:
- Làm quán triệt tinh thần và nội dung nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong ngành lương thực và trong địa phương.
- Khẩn trương cụ thể hoá nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng thành các văn bản pháp quy nhất là về các chế độ quản lý cụ thể.
- Có kế hoạch triển khai thực hiện từng bước sát hợp với hoàn cảnh của mỗi địa phương. Đặc biệt coi trọng việc xây dựng và củng cố các công ty lương thực tỉnh, huyện, bố trí cán bộ chủ chốt và giải quyết kịp thời các vấn đề quy chế quản lý và về điều kiện hoạt động cho các công ty ấy (vốn, phí, kho tàng, bao bì, cơ sở phơi sấy, cơ sở xay xát, chế biến, phương tiện vận tải chuyên ngành...).
Về thời gian thi hành, cần làm tốt công tác chuẩn bị về các mặt trong quý IV năm 1984 và hoàn thành việc phân cấp quản lý vào giữa năm 1985.
| TM. HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 137/1998/QĐ-TTg về quản lý lương thực dự trữ quốc gia do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 02/1999/TT-CDTQG hướng dẫn Quyết định 137/1998/QĐ-TTg về việc quản lý lương thực dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ Quốc gia ban hành
- 3Chỉ thị 266-TTg năm 1977 về biện pháp quản lý lương thực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 137/1998/QĐ-TTg về quản lý lương thực dự trữ quốc gia do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 02/1999/TT-CDTQG hướng dẫn Quyết định 137/1998/QĐ-TTg về việc quản lý lương thực dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ Quốc gia ban hành
- 3Chỉ thị 266-TTg năm 1977 về biện pháp quản lý lương thực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 134-HĐBT về phân cấp quản lý lương thực do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 134-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/10/1984
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra