Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TW. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/NQLT/2002/BNN-TƯĐTN | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2002 |
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm của Đảng và Nhà nước; nhằm động viên, khuyến khích thanh niên nông thôn (TNNT) tiến quân vào khoa học, công nghệ góp phần xoá đói giảm nghèo và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát huy kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thống nhất ký Nghị quyết liên tịch số 02 nhằm "Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2002-2005" với những mục tiêu, nội dung và giải pháp sau:
1. Khuyến khích, động viên và tổ chức cho TNNT xung kích đi đầu trong học tập, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) và công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng; xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm cho TNNT, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có sức cạnh tranh cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực trẻ, hình thành một lớp nông dân mới, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; qua đó tạo cơ hội cho thanh niên lập nghiệp thông qua các mô hình hoạt động của Đoàn Thanh niên.
3. Tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên, củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh.
1. Chuyển giao TBKT, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn :
Khuyến khích, tạo điều kiện để TNNT tham gia tích cực, hiệu quả vào chương trình khuyến nông, khuyến lâm và khuyến công. Tập trung thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và một số lĩnh vực quan trọng như: đi đầu chuyển giao, ứng dụng giống mới, giống chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp; sản xuất ra các sản phẩm an toàn; tăng cường ứng dụng TBKT và phát triển công nghệ về bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Để thực hiện có hiệu quả chương trình, hai bên thống nhất một số giải pháp sau:
a . Tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật:
- Mở rộng các hình thức thông tin, tuyên truyền kiến thức về khoa học kỹ thuật cho TNNT thông qua các phương tiện truyền thông như các Báo, tạp chí, truyền hình, sách, tài liệu... và các hình thức hoạt động khác.
- Hàng năm Cục Khuyến nông & Khuyến lâm, Cục Chế biến nông lâm sản & Ngành nghề nông thôn... phối hợp với Trung ương Đoàn biên tập và phát hành "Thông tin khuyến nông thanh niên " theo hệ thống đến Đoàn TN các huyện, thị xã và các CLB khuyến nông thanh niên trong toàn quốc.
- Mở chuyên mục '"Thanh niên với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông
thôn " trên Báo Nông nghiệp, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên để giới thiệu các mô hình điển hình tiên tiến của thanh niên trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn; phổ biến tiến bộ kỹ thuật, dạy nghề nông cho TNNT.
b. Tổ chức Hội thi, gặp mặt thanh tiên tiêu biểu như "Thanh niên nông thôn giỏi nghề nông", "Chủ trang trại trẻ giỏi", "Câu lạc bộ khuyến nông thanh niên", ''Khuyến nông viên thanh niên", "Thanh niên với công nghệ sau thu hoạch"... với những nội dung, hình thức phù hợp nhu cầu và đặc điểm của thanh
niên nông thôn.
Ở Trung ương, Bộ nông nghiệp & PTNT và Trung ương Đoàn định kỳ 2 năm 1 lần phối hợp tổ chức một trong các hoạt động trên ở cấp toàn quốc hoặc theo khu vực.
c. Tập huấn và hướng nghiệp, dạy nghề công cho thanh niên:
- Đoàn TN và ngành nông nghiệp tăng cường phối hợp chặt chẽ trong chỉ
đạo, tổ chức đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thông qua
các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công cho thanh niên nông thôn.
- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn TN trong việc phổ biến kiến thức nghề nông và giải quyết việc làm cho TNNT.
d. Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn:
- Hai bên tăng cường phối hợp tiếp tục chỉ đạo mô hình câu lạc bộ khuyến nông thanh niên gắn với tủ sách KHKT; nghiên cứu xây dựng một số mô hình khuyến nông mới, thông qua đó xây dựng mạng lưới khuyến nông viên ở từng thôn, bản, áp để vừa làm "hạt nhân" chuyển giao TBKT và công nghệ, vừa làm ''hạt nhân" đoàn kết, tập hợp TN, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội ở nông thôn vững mạnh.
- Hàng năm, ngành nông nghiệp hỗ trợ cho Đoàn TN các cấp xây dựng một số mô hình trình diễn kỹ thuật các giống cây trồng, vật nuôi và công nghệ mới vào sản xuất; xây dựng và phát triển mô hình "trang trại trẻ", "làng thanh niên", ''khu kinh tế thanh niên", "làng thanh niên lập nghiệp", làng nghề thanh niên" ...; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát
triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.
- Phối hợp nghiên cứu xây dựng một số mô hình điểm để triển khai nhân rộng, đặc biệt là mô hình hợp tác và hợp tác xã trong thanh niên nông thôn.
- Phối hợp xây dựng một số mô hình bảo quản, chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn thông qua các hộ gia đình trẻ.
a . Phát huy vai trò nòng cốt của tuổi trẻ tích cực tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm ở nông thôn:
Tích cực tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm do ngành nông nghiệp phụ trách như: hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề ở các xã nghèo; hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở
các xã nghèo; dự án ổn định dân cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo; dự án định canh, định cư.
Tiếp tục phối hợp thực hiện dự án "trí thức trẻ tình nguyện phát triển nông thôn, miền núi" đã được Chính phủ phê duyệt. Đồng thời nghiên cứu đề xuất với Chính phủ có cơ chế, chính sách đề thu hút, động viên lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ về công tác tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn .
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò của đội ngũ tria thức, các nhà khoa học trẻ đang học tập và công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung học nông lâm nghiệp và các viện nghiên cứu về nông thôn, miềnnúi chuyển giao TBKT, công nghệ và nâng cao dan trí cộng đồng.
b. Tích cực tham gia một số chương trình trọng tâm của ngành nông nghiệp :
- Ngành nông nghiệp tạo điều kiện để Đoàn thanh niên các cấp tham gia chương trình phát triển cây công nghiệp, rau quả; chương trình phát triển chăn nuôi; chương trình phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản; chương trình một triệu tấn muối; chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp v.v...
- Bộ Nông nghiệp & PTNT tạo điều kiện để Đoàn TN tham gia dự án trồng rừng kinh tế và rừng đặc dung, dự án xây dựng ' cơ sở hạ tầng nông thôn ở một số địa phương, bố trí lại dân cư vùng lũ khu vực đồng bằng sông Cửu Long v.v...
- Phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng “làng thanh niên lập nghiệp" dọc đường Hồ Chí Minh, dự án thuộc chương trình trồng mới 05 triệu ha rừng...
3. Tham gia phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới :
- Tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng thông qua việc thực hiện các công trình Thanh niên như: xây dựng các công trình thuỷ lợi ; kiên cố hoá kênh mương; xây dựng cầu và làm đường giao thông nông thôn, chợ, nước sạch và vệ sinh môi trường, phát triển hệ thống thông tin ở nông thôn...
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các đội thanh niên tình nguyện và các hoạt động kết nghĩa thực hiện tốt công tác xoá mù chữ và chống tái mù chữ cho thanh thiếu niên và nhân dân, đặc biệt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nông thôn, miền núi.
- Thông qua các mô hình, hình thức hoạt động của Đoàn như đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, đội thanh niên xung kích, đội văn nghệ lưu diễn từ làng đến làng, vận động thanh niên xung kích đi đầu chống các tệ nạn xã hội, tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng chống các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; khơi dậy và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống
văn hoá ở nông thôn, vận động thanh niên tổ chức đám cưới, đám tang theo nếp sống mới, đi đầu trong việc giữ vững sự ổn định chính trị Ở địa bàn nông thôn .
- Phát triển các 'hoạt động nhân đạo từ thiện, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong thanh niên nông thôn.
4. Bảo vệ môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai:
- Phát huy vai trò của tuổi trẻ xung kích tham gia chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đẩy mạnh phong trào "ngày thứ 7 tình nguyện" trong thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tích cực tham gia chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đội núi trọc, đặc biệt là rừng đầu nguồn. Vận động tuổi trẻ tham gia công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái . Đẩy mạnh công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền về phòng chống cháy rừng.
- Tăng cường các hoạt động trong thanh thiếu niên tham gia chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sản xuất các nông sản an toàn; tích cực tham gia phong trào diệt chuột, bảo vệ thiên địch, góp phần giữ gìn sự cân bằng sinh thái ở nông thôn.
- Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia chương trình phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai thông qua đội TN tình nguyện, đội thanh niên xung kích cứu nạn, cứu hộ và các hình thức hoạt động khác của tuổi trẻ.
1. Trách nhiệm của Trung ương Đoàn :
- Triển khai Nghị quyết liên tịch số 02 trong toàn Đoàn; tổ chức lực lượng thanh thiếu niên và xây dựng các mô hình, hình thức hoạt động để triển khai có hiệu quả các nội dung đã nêu trên.
- Quý III hàng năm, Đoàn TN các cấp chủ động xây dựng nội dung chương trình phối hợp trong năm sau với ngành nông nghiệp. Đoàn TN xác định những mô hình, hoạt động cần hỗ trợ để ngành nông nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp.
- Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn (từ cấp huyện đến trung ương) phân công cán bộ hoặc có bộ phận làm đầu mối thường trực trong việc phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ở Trung ương Đoàn, đơn vị thường trực là Ban Thanh niên nông thôn.
2. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn :
- Chỉ đạo các cấp có kế hoạch và biện pháp tích cực phối hợp với tổ chức đoàn cùng cấp để thực hiện tốt các nội đung trên. Tạo điều kiện để tuổi trẻ được tham gia các chương trình, dự án của ngành phụ trách; xây dựng và phát triển các mô hình trình diễn về ứng dụng, chuyển giao TBKT và công nghệ, chú trọng công nghệ sinh học phát triển nông nghiệp; nlở các lớp tập huấn kỹ thuật và cung cấp tài liệu cho TNNT. Hàng năm, căn cứ vào đề xuất của Đoàn TN, ngành nông nghiệp hỗ trợ các hoạt động của Đoàn theo lĩnh vực được phân công quản lý.
- Chỉ đạo các cấp (từ cấp huyện trở lên) phân công cán bộ hoặc có bộ phận làm đầu mối thường xuyên phối hợp với tổ chức Đoàn cùng cấp.
Ở Bộ Nông nghiệp & PTNT, đơn vị thường trực là Cục Khuyên nông & Khuyên lâm.
3. Trách nhiệm chung:
- Hai bên định kỳ phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, chỉ đạo và kịp
thời tổ chức tốt các hoạt động khen thưởng và tôn vinh các tập thể, cá nhân, tổ chức Đoàn và ngành nông nghiệp các cấp có những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Hàng năm, Đoàn TN và ngành Nông nghiệp các cấp tiến hành đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp; thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo về cơ quan thường trực hai bên, bàn chương trình phối hợp của năm sau và hướng dẫn các cấp triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh yêu cầu ngành Nông nghiệp và Đoàn Thanh niên các cấp tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết này, tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để tạo ra động lực mới phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra.
BÍ THƯ THỨ NHẤT BCH TRUNG ƯƠNG | BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP |
Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/2002/BNN-TƯĐTN Về việc phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2002 - 2005 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trung ương Đoàn TNCS HCM ban hành
- Số hiệu: 02/NQLT/2002/BNN-TƯĐTN
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 29/01/2002
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Người ký: Hoàng Bình Quân, Lê Huy Ngọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra