Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/NQ-HĐND | Hòa Bình, ngày 04 tháng 07 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC DO TỈNH HÒA BÌNH QUẢN LÝ SAU KHI ĐƯỢC CỔ PHẦN HÓA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2018; Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2018;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 128/BC-ĐGS ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Hòa Bình quản lý sau khi được cổ phần hóa; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành với Báo cáo của Đoàn giám sát về kết quả thực hiện, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân trong công tác quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Hòa Bình quản lý sau khi được cổ phần hóa (sau đây gọi là doanh nghiệp).
Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá cao Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành đã kịp thời tham mưu, triển khai, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất các doanh nghiệp sử dụng đã được chính quyền và các ngành chức năng phối hợp thực hiện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai bước đầu được quan tâm; trên cơ sở thanh tra, kiểm tra đã phát hiện một số sai phạm và kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý. Công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp của các doanh nghiệp cơ bản chấp hành các quy định của Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan. Các doanh nghiệp đã từng bước phát huy được tiềm năng, lợi thế của các khu đất được Nhà nước cho thuê để hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ, về cơ bản đã thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện, thành phố trong tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, bất cập đó là: (1) Công tác quản lý Nhà nước của một số cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương chưa được chú trọng quan tâm; (2) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn hạn chế; việc đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện kết luận sau thanh tra còn chậm; (3) Hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa của một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn; quản lý, sử dụng đất chưa hiệu quả, chưa tạo ra nguồn thu tương xứng cho ngân sách Nhà nước; (4) Hiện trạng tài sản, hạ tầng tại một số địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa không được cải tạo, sửa chữa đã xuống cấp trầm trọng, nguy cơ cháy nổ và gây mất mỹ quan đô thị; (5) Sau cổ phần hóa còn 08 doanh nghiệp chưa hoàn thiện các thủ tục về đất đai, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với một số khu đất do doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng. Một số doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng đất, đã bán thanh lý tài sản và có văn bản đề nghị trả lại đất Nhà nước, nhưng chưa được giải quyết kịp thời; (6) Tình trạng doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không trực tiếp sản xuất, kinh doanh dẫn đến một số diện tích đất bị lấn chiếm, sử dụng đất chưa đúng mục đích, cho thuê quyền sử dụng đất dưới danh nghĩa cho thuê tài sản, chuyển nhượng tài sản trên đất cho doanh nghiệp tư nhân, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh dịch vụ, thương mại diễn ra khá phổ biến, làm thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Những hạn chế, yếu kém, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song tập trung chủ yếu vào một số nguyên nhân sau: Một số chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm quản lý đất đai, chưa thường xuyên phối hợp lãnh đạo, điều hành về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai của các doanh nghiệp trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm. Công tác tham mưu giải quyết thu hồi đất và giao đất đối với diện tích đất do doanh nghiệp đề nghị trả lại Nhà nước còn lúng túng, chưa kịp thời. Đa số các doanh nghiệp tại tỉnh Hòa Bình sau khi cổ phần hóa đang được Nhà nước cho thuê đất, sử dụng nhiều khu đất có vị trí tại trung tâm thành phố, thị trấn rất thuận lợi về giao thông, lợi thế kinh doanh dịch vụ thương mại, giá trị quyền sử dụng đất rất cao nhưng doanh nghiệp chưa phát huy được lợi thế. Hoạt động sản xuất kinh doanh, việc quản lý sử dụng đất đai trong các doanh nghiệp sau cổ phần hóa bị chi phối bởi nhiều Luật như: Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản,... trong khi các quy định của các văn bản luật này cũng chưa được thống nhất, chưa quy định cụ thể đối với doanh nghiệp cổ phần hóa khi chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất.
Điều 2. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Hòa Bình quản lý sau khi cổ phần hóa. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Tiếp tục chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý sau cổ phần hóa. Rà soát tổng thể, xem xét, đánh giá phương án sử dụng đất của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt so với thực tế sử dụng đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đối với tất cả doanh nghiệp sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh; hoàn thành trước tháng 6 năm 2019.
b) Chỉ đạo thanh tra toàn diện về tình hình quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do tỉnh quản lý sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh. Kịp thời xử lý thu hồi các diện tích đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, đề xuất phương án đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu cho ngân sách Nhà nước; hoàn thành trước tháng 9 năm 2019.
c) Xem xét, giải quyết việc thu hồi và xây dựng phương án sử dụng đất đối với đất của các doanh nghiệp trả lại Nhà nước; ký hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành; hoàn thành trước tháng 5 năm 2019. Kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp vi phạm trong quá trình sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê đất. Có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nợ tiền thuê đất, nợ thuế sử dụng đất.
2. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển; tích cực phối hợp với các sở, ngành có liên quan để chủ động trong công tác kiểm tra, thanh tra, bảo đảm doanh nghiệp sau cổ phần hóa thực hiện quản lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, hiệu quả, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý sau khi cổ phần hóa
Tiếp tục thực hiện rà soát lại toàn bộ quỹ đất được giao quản lý, sử dụng; xác định nhu cầu sử dụng đất đai. Căn cứ kế hoạch, định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để xây dựng phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm cơ sở thực hiện thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhằm mục đích tổ chức quản lý, sử dụng đất chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đảm bảo mĩ quan đô thị; thực hiện nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XVI, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 04 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 29/2016/QĐ-UBND về quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2Quyết định 28/2018/QĐ-UBND quy định về hệ số điều chỉnh giá đất (K) làm căn cứ thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất ở; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở; công nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải đất ở) cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 3Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Khoản 3, Điều 8 quy định về quản lý và khai thác quỹ đất do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp kèm theo Quyết định 33/2014/QĐ-UBND
- 1Luật đất đai 2013
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- 4Luật Đầu tư 2014
- 5Luật Doanh nghiệp 2014
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 8Quyết định 29/2016/QĐ-UBND về quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 9Quyết định 28/2018/QĐ-UBND quy định về hệ số điều chỉnh giá đất (K) làm căn cứ thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất ở; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở; công nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải đất ở) cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 10Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 11Quyết định 21/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Khoản 3, Điều 8 quy định về quản lý và khai thác quỹ đất do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp kèm theo Quyết định 33/2014/QĐ-UBND
Nghị quyết 92/NQ-HĐND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Hòa Bình quản lý sau khi được cổ phần hóa
- Số hiệu: 92/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 04/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Trần Đăng Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra