Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8i/2010/NQCĐ-HĐND

Huế, ngày 02 tháng 6 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

HỘI ÐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA V, KỲ HỌP CHUYÊN ÐỀ LẦN THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Sau khi xem xét Tờ trình số 2285/TTr-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành và thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

Quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp, nhằm bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ chung

- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có;

- Trồng rừng: 54.000 ha và 35 triệu cây phân tán;

- Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng: 55.600 ha;

- Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 3.500 ha;

- Làm giàu rừng: 600 ha;

- Nuôi dưỡng rừng tự nhiên: 1.000 ha;

- Giao và cho thuê rừng: 240.800 ha;

- Khai thác gỗ rừng tự nhiên: 49.200 m3; gỗ rừng trồng: 1.678.000 m3;

3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng qua từng thời kỳ:

a) Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp:

ĐVT: Ha

TT

Hạng mục

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

 

Tổng Diện tích tự nhiên

506.259,8

506.259,8

506.259,8

506.259,8

I

Tổng diện tích đất lâm nghiệp

307.201,8

307.149,1

327.090,5

331.425,2

1

Đất có rừng

282.986,5

286.012,7

305.587,7

312.301,9

1.1

Rừng tự nhiên

205.695,4

204.836,1

205.734,1

210.213,0

1.2

Rừng trồng

77.291,1

80.352,7

99.853,6

102.088,9

-

Trong đó: Rừng trồng đã khép tán

63.141,1

68.660,4

89.538,2

98.538,2

2

Đất chưa có rừng

24.215,4

21.136,4

21.502,8

19.123,3

II

Đất có rừng chưa quy hoạch lâm nghiệp

9.802,6

11.661,1

-

-

 

Tỷ lệ độ che phủ của rừng (%)

55,04

56,49

58,32

60,99

b) Quy hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng:

ĐVT: Ha

Quy hoạch chức năng

2009-2010

2011-2015

2016-2020

Tổng

307.149,1

327.090,5

331.425,2

- Rừng đặc dụng

88.316,7

87.056,2

87.056,2

- Rừng phòng hộ

90.696,4

97.555,5

100.175,5

- Rừng sản xuất

128.136,0

142.478,8

144.193,5

c) Trồng rừng:

ĐVT: ha

Thời kỳ

Tổng diện tích

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng 2009-2020

54.000

968

8.171

44.860

Trồng mới

15.470

968

2.745

11.757

Trồng lại sau khai thác

38.530

-

5.427

33.103

2009-2010

9.000

327

1.190

7.483

Trồng mới

4.930

327

910

3.693

Trồng lại sau khai thác

4.070

-

280

3.790

2011-2015

22.500

406

4.271

17.823

Trồng mới

8.155

406

1.725

6.025

Trồng lại sau Khai thác

14.345

-

2.547

11.798

2016-2020

22.500

235

2.710

19.555

Trồng mới

2.385

235

110

2.040

Trồng lại sau Khai thác

20.115

-

2.600

17.515

d) Cải tạo diện tích đất có rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất sau khai thác để nâng cao chất lượng rừng: 3.500 ha.

e) Làm giàu rừng sản xuất sau khai thác: 600 ha

g) Nuôi dưỡng rừng tự nhiên: 1.000 ha.

h) Khai thác gỗ rừng tự nhiên: 1.640 ha, sản lượng 49.200 m3, tại 16 tiểu rừng gồm: 324, 325, 327, 328, 329, 331, 333, 334, 335, 336, 338, 339, 396, 393, 399, 400.

i) Giao và cho thuê rừng tự nhiên và rừng trồng: 240.800 ha, trong đó:

- Giai đoạn 2009 - 2010: 77.480 ha.

- Giai đoạn 2011- 2015: 163.320 ha.

k) Quy hoạch khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng:

ĐVT: lượt ha

Giai đoạn

Tổng diện tích

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng 2009-2020

55.600

21.208

32.410

1.981

Khoanh nuôi có trồng bổ sung

3.450

1.200

2.250

-

Khoanh nuôi không trồng bổ sung

52.150

20.008

30.160

1.981

2009-2010

7.010

4.153

2.362

495

Khoanh nuôi có trồng bổ sung

200

200

-

-

Khoanh nuôi không trồng bổ sung

6.810

3.953

2.362

495

2011-2015

29.986

10.750

18.000

1.237

Khoanh nuôi có trồng bổ sung

1.750

500

1.250

-

Khoanh nuôi không trồng bổ sung

28.236

10.250

16.750

1.237

2016-2020

18.604

6.305

12.049

250

Khoanh nuôi có trồng bổ sung

1.500

500

1.000

-

Khoanh nuôi không trồng bổ sung

17.104

5.805

11.049

250

Điều 2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 4e/2005/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về khai thác hợp lý gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2005 – 2010.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các nhiệm vụ:

1. Cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Quy hoạch; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế tổ chức lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011, 5 năm (2011- 2015) của địa phương mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.

2. Xác định cụ thể diện tích đất trồng rừng đến từng huyện, xã và các chủ rừng để lập kế hoạch trồng rừng mới thuận lợi và khả thi; ưu tiên trồng rừng đầu nguồn bảo vệ các hồ đập thủy lợi, thủy điện, trồng rừng phòng hộ ven biển để hạn chế thấp nhất tác động của biến đổi khí hậu.

Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiến hành phổ biến, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá V, kỳ họp chuyên đề lần thứ 8 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 8i/2010/NQCĐ-HĐND thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2020

  • Số hiệu: 8i/2010/NQCĐ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 02/06/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/06/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản