Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/2015/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 14 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 98/2010/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 69/2014/NQ-HĐND ngày 8 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 4344/TTr-UBND ngày 30/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Về mục tiêu chung:

a) Quản lý tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp phù hợp quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương trong cùng thời kỳ, gắn với đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, vừa đảm bảo yêu cầu phòng hộ, vừa sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

b) Nâng cao giá trị các sản phẩm từ rừng và ngành lâm nghiệp, góp phần vào tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thủy sản đạt bình quân 3,3 - 3,8%/năm.

c) Cải thiện đời sống của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp, nhất là hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo vùng sâu, vùng xa.

d) Nâng độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 43% (độ che phủ chung bao gồm cả cây công nghiệp, ăn quả dài ngày đạt 55%). Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, biến đổi khí hậu.

2. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu:

a) Quy hoạch diện tích 3 loại rừng toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (kèm theo phụ lục I).

b) Tổng hợp các chỉ tiêu về bảo vệ rừng, phát triển rừng, trồng rừng và các hoạt động lâm nghiệp khác giai đoạn 2016 - 2020 (kèm theo phụ lục II, III).

c) Chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác và chuyển mục đích sử dụng đất còn rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng vào đất lâm nghiệp (kèm theo phụ lục IV, V).

3. Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

a) Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý gắn với tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp:

- Hoàn thành việc thiết lập lâm phận ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa gắn với rà soát, sắp xếp tổ chức quản lý, lâm phận quản lý của các đơn vị chủ rừng, trước hết là các Ban quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn thiên nhiên, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp tiêu chí được pháp luật quy định.

- Tiến hành kiểm kê đánh giá hiện trạng, phân loại rừng trên lâm phần được quy hoạch của các đơn vị chủ rừng và những diện tích chuyển đổi ra ngoài đất lâm nghiệp, những nơi dân xâm canh để xử lý phù hợp với pháp luật và hiện trạng đất còn rừng; tập trung quản lý bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển và thực hiện nghiêm các quy định về cải tạo rừng.

b) Thực hiện có hiệu quả nội dung tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để chọn tạo và phát triển giống có chất lượng và năng suất cao cho nhóm cây chủ lực trồng rừng sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của tỉnh; tạo liên kết vùng trong trồng rừng hướng đến nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất từ sản phẩm gỗ nguyên liệu, công nghiệp chế biến đến khâu tiêu thụ.

Tiếp tục thu hút đầu tư theo hướng lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, chuyển mạnh từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư chiều sâu, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng đối với sản phẩm lâm nghiệp.

c) Tăng cường các biện pháp phòng, chống phá rừng, cháy rừng, tổ chức tốt lực lượng bảo vệ rừng đến đơn vị cấp xã. Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, có sự phối hợp tốt của lực lượng kiểm lâm, đơn vị chủ rừng, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn cùng với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân bằng các hình thức đa dạng phong phú, phù hợp, nhất là ở khu vực trọng điểm.

d) Đảm bảo chất lượng, hiệu quả việc trồng rừng tập trung trên đất trống chưa có rừng, trên các đối tượng rừng trồng đến tuổi khai thác và trồng các loài cây phân tán bằng các loài cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và mục tiêu sử dụng rừng, từng bước nâng cao giá trị. Tập trung bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, chống xói lở, cát bay và khả năng sa mạc hóa. Tổ chức khai thác rừng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và nhu cầu tiêu dùng gỗ của nhân dân trong tỉnh.

đ) Nhà nước đầu tư vốn để phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ổn định diện tích rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai bền vững. Phát triển rừng sản xuất bằng nguồn vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh báo cáo, phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, nếu UBND tỉnh có đề nghị điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020, HĐND tỉnh ủy quyền cho Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương để quyết định việc điều chỉnh, bổ sung và báo cáo HĐND tỉnh.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn đại ĐBQH đơn vị tỉnh Bình Thuận;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban của Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Website Chính phủ;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT. Tấn Duy

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH DIỆN TÍCH 3 LOẠI RỪNG TOÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 86/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh)

Đơn vị tính: ha

TT

Huyện

Phân theo chức năng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

 

Tổng

333.928

32.237

136.253

165.438

1

Tuy Phong

49.208

 

29.294

19.914

2

Bắc Bình

90.208

 

43.771

46.437

3

Hàm Thuận Bắc

64.787

 

37.455

27.332

4

TP. Phan Thiết

2.342

 

 

2.342

5

Hàm Thuận Nam

49.376

17.918

9.555

21.903

6

Đức Linh

6.077

 

2.406

3.671

7

Tánh Linh

64.974

14.319

13.593

37.062

8

Hàm Tân

5.277

 

 

5.277

9

Thị xã La Gi

1.500

 

 

1.500

10

Phú Quý

179

 

179

 

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 86/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng

Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 phân theo năm

2016

2017

2018

2019

2020

I. Bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Giao khoán BVR

lượt/ha

 

124.307

143.153

166.758

167.433

168.184

2. Giao khoán theo 135

ha

1.936

369,39

412,19

422,97

358,54

372,91

II. Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Khoanh nuôi tái sinh rừng

lượt/ha

 

5.742

10.010

10.010

10.010

4.444

2. Trồng rừng

ha

18.338

2.417

4.060

3.688

3.771

4.402

- Trồng rừng mới

ha

6.327

566

1.733

1.305

1.226

1.497

- Trồng rừng sau KT RT, rừng thay thế

ha

12.011

1.851

2.327

2.383

2.545

2.905

3. Cải tạo rừng

ha

24.798

(tiếp tục tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)

4. Trồng cây phân tán

Tr.cây

18,00

4,00

4,00

4,00

3,00

3,00

5. Chuyển hóa RT MĐ KD Gỗ lớn

ha

638

338

300

 

 

 

6. Khai thác chặt nuôi dưỡng RT

ha

247

247

 

 

 

 

7. Nuôi dưỡng RT

ha

729

400

329

 

 

 

III. Công tác giống

 

 

 

 

 

 

 

1. Sản xuất cây con giống cây lâm nghiệp

Tr.cây

0,25

0,05

0,05

0,05

0,05

0,05

2. Chuyển hóa rừng giống

ha

17

17,00

 

 

 

 

3. Xây dựng vườn ươm cây giống lâm nghiệp

cái

2

2,00

 

 

 

 

4. Nâng cấp vườn ươm

cái

1

1,00

 

 

 

 

5. Xây dựng rừng giống

ha

50,00

10,00

10,00

10,00

10,00

10,00

IV. Sử dụng rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Khai thác rừng trồng

Ha

10.157

2.603

1.717

1.825

1.960

2.051

2. Tận dụng lâm sản CMĐSDĐ

ha

13.699

 

 

 

 

 

3. Khai thác Lồ ô, Le, Tre

ng.cây

26.925

5.325

5.350

5.425

5.400

5.425

4. Khai thác Song mây

ng. Đoạn

12.175

2.555

2.555

2.555

2.555

1.955

5. Khai thác Mây chỉ

Tấn

575

115

115

115

115

115

6. KT Vàng đắng, Hoàng đàn các loại

Tấn

1.500

300

300

300

300

300

V. Công tác phòng chống cháy

 

 

 

 

 

 

 

1. Đốt chặn

ha

1.960

392

392

392

392

392

2. Chòi canh lửa

cái

40

12

8

7

7

6

3. Tháp quan sát lửa

cái

4

2

2

 

 

 

4. Cày ranh cản lửa

ha

290

58

58

58

58

58

5. Làm đường ranh cản lửa

km

950

190

190

190

190

190

6. Bảng diễn biến cháy rừng

cái

11

3

3

3

2

 

7. Nâng cao năng lực PCCCR.

ha

241.423

241.423

241.423

241.423

241.423

241.423

VI. Xây dựng các công trình hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

1 . Làm đường lâm nghiệp

km

44

15

10

9

5

5

2. Trạm BVR

cái

15

11

3

1

 

 

3. Xây dựng tường rào

m

5.800

3050

1650

500

300

300

4. Chốt BVR

cái

7

5

1

1

 

 

5. Nâng cấp trạm BVR

cái

30

12

7

7

4

 

6. Trụ sở làm việc

Nhà

4

3

1

 

 

 

7. Sửa chữa trụ sở làm việc

Nhà

2

1

1

 

 

 

8. Khoan giếng trạm BVR

cái

2

1

1

 

 

 

9. Xây dựng công trình phụ

cái

2

2

 

 

 

 

10. Kéo điện sinh hoạt

trạm

2

1

1

 

 

 

VII. DA, đề tài NCKH

DA

11

3

3

3

2

 

 

PHỤ LỤC III

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 86/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh)

I. TRỒNG RỪNG MỚI:

Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị chủ rừng

Tổng

Năm thực hiện

2016

2017

2018

2019

2020

 

Tổng cộng

6.327

566

1.733

1.305

1.226

1.497

1

C.ty TNHH MTV LN Bình Thuận

946

100

202

197

119

328

2

Ban QLRPH Cà Giây

90

30

30

30

 

 

3

C.ty TNHH MTV LN Hàm Tân

215

 

100

115

 

 

4

Ban QLRPH Đông Giang

248

 

100

48

100

 

5

Ban QLRPH Lê Hồng Phong

688

75

190

150

150

123

6

Ban QLKBT TN Núi Ông

860

150

265

150

150

145

7

Ban QLRPH Sông Lũy

150

 

50

 

 

100

8

Ban QLRPH Sông Quao

545

 

180

195

100

70

9

Ban QLKBT TN Tà Koú

373

98

100

100

75

 

10

Ban QLRPH Tuy Phong

148

 

96

20

32

 

11

Ban QLRPH Hồng Phú

263

63

100

 

100

 

12

Ban QLRPH Sông Móng - Ca Pét

200

 

 

 

 

200

13

C.ty TNHH MTV LN Sông Dinh

350

 

 

100

100

150

14

BQLRPH Đức Linh

831

 

200

200

200

231

15

BQLRPH La Ngà

50

50

 

 

 

 

16

BQLRPH Trị An

350

 

100

 

100

150

17

BQLRPH Hòn Cau

20

 

20

 

 

 

II. TRỒNG RỪNG NÂNG CẤP, SAU KHAI THÁC, THAY THẾ...:

TT

Đơn vị chủ rừng

Tổng

Năm thực hiện

2016

2017

2018

2019

2020

 

Tổng cộng

12.011

1.851

2.327

2.383

2.545

2.905

1

BQLRPH Sông Mao

480

125

100

80

100

75

2

BQLRPH Hồng Phú

2.153

303

400

500

381

569

3

BQLRPH Tuy Phong (SX)

31

 

10

21

 

 

4

BQLRPH Lê Hồng Phong (SX)

129

 

 

100

29

 

5

BQLKBTTN Tà Kou (SX)

869

45

250

250

290

34

6

Trạm NLN Phú Quý

16

5

11

 

 

 

7

Công ty TNHH MTV

1.327

282

198

193

381

273

8

C.ty TNHH MTV LN Hàm Tân

4.491

737

900

985

1.000

869

9

Công ty cổ phần Rạng Đông

100

 

 

100

 

 

10

Công ty cổ phần Phú Long

909

 

258

154

100

397

11

C.ty TNHH MTV LN Sông Dinh

307

 

100

 

107

100

12

Công ty Vĩnh Hưng

357

100

 

 

157

100

13

Công ty Hưng Long

708

254

100

 

 

354

14

BQLRPH Lòng Sông - Đá Bạc

55

 

 

 

 

55

15

BQLRPH Sông Quao

79

 

 

 

 

79

 

PHỤ LỤC IV

TỔNG HỢP QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 86/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND)

Đơn vị tính: ha

TT

Huyện

Diện tích đất lâm nghiệp đầu kỳ năm 2015

Chuyển MĐSDĐ

Diện tích đất lâm nghiệp cuối kỳ kế hoạch năm 2020

Chênh lệch

Tăng (+)

Giảm (-)

 

Tổng

350.763

-16.835

1.403

18.238

333.928

1

Tuy Phong

49.549

-341

242

583

49.208

2

Bắc Bình

90.594

-386

438

824

90.208

3

Hàm Thuận Bắc

65.099

-312

331

643

64.787

4

TP. Phan Thiết

3.076

-734

 

734

2.342

5

Hàm Thuận Nam

50.365

-989

125

1.114

49.376

6

Đức Linh

6.077

 

 

 

6.077

7

Tánh Linh

65.520

-546

217

763

64.974

8

Hàm Tân

18.491

-13.214

 

13.214

5.277

9

Thị xã La Gi

1.793

-293

50

343

1.500

10

Phú Quý

199

-20

 

20

179

 

PHỤ LỤC V

CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP SANG MỤC ĐÍCH KHÁC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 86/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh)

Đơn vị tính: ha

TT

Mục đích sử dụng

Tổng

ĐD

PH

SX

 

Toàn tỉnh

18.238,0

196,6

7.369,7

10.671,7

1

Đất sản xuất nông nghiệp

532,2

 

 

532,2

2

Đất phi nông nghiệp

17.705,8

196,6

7.369,7

10.139,5

 

- Đất an ninh

2.990,4

 

2.172,00

818,40

 

- Đất quốc phòng

10.248,3

 

4.763,90

5.484,43

 

- Thủy lợi

1.511,7

175,20

161,97

1.174,50

 

- Đất viễn thông

0,1

 

0,06

 

 

- Đất chợ

0,3

 

 

0,30

 

- Giao thông

287,0

3,63

34,82

248,50

 

- Các dự án về điện

775,7

 

27,90

747,80

 

- Đất di sản

10,0

 

5,00

5,00

 

- Các dự án nông nghiệp

5,1

 

 

5,10

 

- Đất nghĩa trang

201,3

 

10,00

191,27

 

- Đất ở

146,9

 

 

146,87

 

- Công trình công cộng

0,8

 

 

0,80

 

- Bãi rác thải

30,2

0,00

0,20

30,00

 

- Đất SXKD, phát triển du lịch

1.174,7

17,80

193,76

963,10

 

- Khu công nghiệp, TTCN

213,7

 

 

213,70

 

- Khoáng sản

109,5

 

 

109,50

 

- Đất trụ sở cơ quan

0,3

 

0,06

0,20

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 86/2015/NQ-HĐND về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020

  • Số hiệu: 86/2015/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản