HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2017/NQ-HĐND | Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 12 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu;
Xét Tờ trình số 415/TTr-UBND, ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua một số cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường giai đoạn 2018 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Hoạt động phân loại thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt; di chuyển các cơ sở chăn nuôi lợn đang hoạt động vào vùng quy hoạch để đảm bảo môi trường.
Điều 2. Một số chính sách hỗ trợ
1. Chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã môi trường.
a) Hỗ trợ kinh phí mua xe chuyên dùng vận chuyển rác thải sinh hoạt theo địa bàn cụm xã (ít nhất là 05 xã/cụm): 70% tổng mức đầu tư nhưng không quá 1.000 triệu đồng/xe.
b) Hỗ trợ một lần mua xe chở rác đẩy tay, thùng đựng rác: tối đa 25 triệu đồng/hợp tác xã.
c) Hỗ trợ mua chế phẩm sinh học xử lý mùi tại các khu vực tập kết rác thải sinh hoạt: tối đa 15 triệu đồng/hợp tác xã/năm.
a) Hỗ trợ mua trang thiết bị phục vụ phân loại rác tại nguồn: 02 thùng/hộ.
b) Hỗ trợ kinh phí hướng dẫn tập huấn quy trình phân loại rác tại hộ gia đình đối với các xã, phường, thị trấn thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình: tối đa 50 triệu đồng/năm/xã, phường, thị trấn.
3. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực theo quy hoạch hoặc được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
a) Nhà nước đầu tư xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào dự án (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện) đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực theo quy hoạch hoặc được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có công nghệ xử lý bằng lò đốt công suất tối thiểu 01 tấn/giờ, công nghệ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt QCVN 61:2016/BTNMT; nhà máy xử lý công suất tối thiểu 50 tấn/ngày, công nghệ chế biến phân vi sinh hoặc hoặc công nghệ hỗn hợp gồm chế biến phân vi sinh và chôn lấp trong đó tỷ lệ chôn lấp không quá 03%.
Trường hợp nhà đầu tư tự bỏ kinh phí để đầu tư các công trình này thì được nhà nước hoàn trả toàn bộ giá trị đã đầu tư theo kết quả thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Hỗ trợ kinh phí thực hiện chứng nhận sản phẩm hàng hoá (hợp chuẩn, hợp quy) phân vi sinh từ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh: tối đa 100 triệu đồng/cơ sở (hỗ trợ sau khi được cấp chứng nhận sản phẩm hàng hoá).
4. Chính sách hỗ trợ các cơ sở đang chăn nuôi lợn tập trung nằm ngoài quy hoạch (có trước thời điểm UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 14/4/2015) chuyển vào vùng quy hoạch để đảm bảo môi trường: tối đa 100 triệu đồng/cơ sở.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
Từ nguồn ngân sách tỉnh chi cho công tác bảo vệ môi trường
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ khả năng ngân sách và tính chất, quy mô của các nội dung hỗ trợ để xem xét mức hỗ trợ cụ thể nhưng tối đa không quá mức quy định tại
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 14/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Nghị quyết 64/2017/NQ-HĐND về quy định tỷ lệ để lại cho đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và sửa đổi quy định đối tượng nộp lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Quyết định 14/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Luật bảo vệ môi trường 2014
- 3Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 4Quyết định 1281/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi, vùng chăn nuôi tập trung và Quy hoạch phát triển trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- 5Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 9Nghị quyết 64/2017/NQ-HĐND về quy định tỷ lệ để lại cho đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và sửa đổi quy định đối tượng nộp lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Nghị quyết 79/2017/NQ-HĐND về chính sách bảo vệ môi trường giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 79/2017/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 13/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Đình Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực