Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 759/2014/UBTVQH13 | Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014 |
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH12;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11;
Căn cứ Luật khiếu nại số 02/2011/QH13;
Căn cứ Luật tố cáo số 03/2011/QH13;
Căn cứ Luật tiếp công dân số 42/2013/QH13,
QUYẾT NGHỊ:
Mục 1. HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Điều 1. Trách nhiệm tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân
1. Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
1. Các cơ quan của Quốc hội tiếp công dân tại nơi tiếp công dân sau đây:
a) Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
Địa điểm tiếp công dân của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội bố trí tại địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, bảo đảm hoạt động bình thường của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Nơi tiếp công dân khác do các cơ quan của Quốc hội lựa chọn khi cần thiết.
2. Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân tại nơi tiếp công dân sau đây:
a) Trụ sở tiếp công dân của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh) nơi đại biểu Quốc hội ứng cử;
b) Nơi tiếp công dân khác do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí.
Trường hợp đại biểu Quốc hội chuyển sinh hoạt đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì thực hiện việc tiếp công dân ở nơi chuyển đến.
Điều 3. Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp và tổ chức việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
2. Các cơ quan của Quốc hội tiếp công dân về các vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Các cơ quan của Quốc hội cử đại diện để tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Khi xét thấy cần thiết theo đề nghị của Ban dân nguyện hoặc đề nghị trực tiếp của công dân.
4. Cơ quan của Quốc hội có trách nhiệm thông báo dự kiến lịch tiếp công dân theo quy định tại khoản 3 Điều này cho Ban dân nguyện để xây dựng lịch tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và niêm yết công khai tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội, đồng thời thông báo cho công dân đã đề nghị được tiếp biết.
5. Các cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan của Quốc hội.
Điều 4. Trách nhiệm của Ban dân nguyện trong việc tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân
Ban dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Ban dân nguyện thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Đại diện cho các cơ quan của Quốc hội thực hiện tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương và địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
Khi công dân đề nghị được gặp trực tiếp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì Ban dân nguyện có trách nhiệm chuyển đề nghị đó đến cơ quan mà công dân đề nghị. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm xem xét đề nghị đó để trả lời công dân.
2. Phối hợp, tổ chức phục vụ hoạt động tiếp công dân khi có yêu cầu của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
3. Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người có trách nhiệm phối hợp tham gia tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội hoặc tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương khi có vụ việc phức tạp hoặc trong trường hợp cần thiết khác, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về tiếp công dân, nội quy tiếp công dân.
4. Quy định nội quy tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
5. Xây dựng các báo cáo chung về tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Điều 5. Tiếp công dân của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Theo sự phân công của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội;
b) Công dân trực tiếp hoặc thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội yêu cầu được gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc khi đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
2. Việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
a) Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm dự kiến lịch tiếp công dân chung của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn trình Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội xem xét quyết định;
b) Đại biểu Quốc hội thực hiện việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố.
Trường hợp không thể tham gia tiếp công dân theo lịch đã được công bố, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để điều chỉnh lịch; đồng thời dự kiến thời gian cụ thể thực hiện việc tiếp công dân.
3. Trường hợp công dân yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sắp xếp thời gian tiếp công dân; trường hợp chưa thể tiếp công dân được thì đại biểu Quốc hội yêu cầu Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội cử người nhận đơn hoặc hẹn tiếp công dân vào thời gian thích hợp.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội
Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiếp công dân. Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Sắp xếp lịch tiếp công dân của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, trong đó phân công cụ thể lịch tiếp công dân, nơi tiếp công dân của đại biểu Quốc hội và thông báo cho đại biểu Quốc hội biết.
Lịch tiếp công dân phải được niêm yết công khai tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, nơi tiếp công dân khác do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí, đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
2. Bố trí nơi tiếp công dân để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện lịch tiếp công dân.
3. Đề nghị đại diện Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cùng tham dự tiếp công dân để tiếp nhận, xử lý những vấn đề liên quan khi cần thiết.
4. Chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo đề nghị của đại biểu Quốc hội trong Đoàn.
Điều 7. Tiếp công dân trong kỳ họp Quốc hội
1. Ban dân nguyện xây dựng kế hoạch, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong thời gian kỳ họp Quốc hội.
2. Trong thời gian kỳ họp Quốc hội, khi cần thiết, được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội, Ban dân nguyện mời đại diện Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ban công tác đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tiếp công dân.
Mục 2. HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 8. Trách nhiệm tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân
1. Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp công dân.
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân tại nơi tiếp công dân sau đây:
a) Trụ sở tiếp công dân cùng cấp;
b) Tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử theo sự bố trí của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển sinh hoạt đến địa phương khác trong cùng đơn vị hành chính cấp đại biểu được bầu thì thực hiện việc tiếp công dân ở nơi chuyển đến.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 10. Tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân theo sự bố trí của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp; đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tiếp công dân theo sự bố trí của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.
2. Việc tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định như sau:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã sắp xếp lịch tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố.
Trường hợp không thể thực hiện được việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố do có lý do chính đáng thì đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thông báo đến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã để điều chỉnh lịch; đồng thời dự kiến thời gian cụ thể thực hiện việc tiếp công dân.
Điều 11. Tiếp công dân của Hội đồng nhân dân các cấp
Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp thay mặt Hội đồng nhân dân tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật tiếp công dân và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc tiếp công dân được quy định như sau:
1. Lịch tiếp công dân phải được niêm yết công khai tại Trụ sở Hội đồng nhân dân và nơi tiếp công dân, đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp cử đại diện tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố.
Điều 12. Trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân của Hội đồng nhân dân
1. Trong việc tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp công dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Sắp xếp lịch tiếp công dân cho đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và thông báo cho đại biểu biết.
Lịch tiếp công dân phải được niêm yết công khai tại nơi tiếp công dân, đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương;
b) Bố trí nơi tiếp công dân để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân;
c) Đề nghị đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương cùng tham dự tiếp công dân để tiếp nhận, xử lý những vấn đề liên quan khi cần thiết.
2. Ngoài nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cử đại diện tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cùng cấp.
Điều 13. Quan hệ phối hợp trong việc tiếp công dân của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương trong việc tiếp công dân; định kỳ 6 tháng một lần nghe Ủy ban nhân dân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở địa phương báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội ở địa phương chuyển đến.
Mục 3. TIẾP NHẬN, XỬ LÝ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
Điều 14. Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tổ chức nghiên cứu; chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết; theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Việc tiếp nhận, xử lý bước đầu, phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật tiếp công dân.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyển đến có trách nhiệm:
a) Thông báo việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do cơ quan, đại biểu quy định tại khoản này chuyển đến trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được;
b) Xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo, pháp luật có liên quan và thông báo kết quả giải quyết đến cơ quan, đại biểu đã chuyển đơn biết trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày vụ việc được giải quyết.
Trường hợp vụ việc đã được giải quyết trước đó thì thông báo ngay cho cơ quan, đại biểu đã chuyển đơn biết.
2. Cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến người đã khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Điều 28 của Luật tiếp công dân.
Điều 16. Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Trong trường hợp cho rằng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng với quy định của pháp luật thì cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết xem xét lại; trường hợp vẫn không đồng ý với kết quả giải quyết lại thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên của người đứng đầu đó xem xét.
2. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của cấp trên của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thì cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với Hội đồng nhân dân cùng cấp để thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN
Điều 17. Trách nhiệm của Văn phòng Quốc hội
Văn phòng Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
1. Bảo đảm về cơ sở vật chất và phương tiện cần thiết để thực hiện việc tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
2. Bảo đảm kinh phí và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
3. Cung cấp cho các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội thông tin, tư liệu có liên quan khi được yêu cầu.
4. Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân của Quốc hội.
Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội và phục vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
1. Tham mưu, phục vụ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp tiếp công dân; cung cấp thông tin, tư liệu có liên quan khi được yêu cầu.
2. Cử đại diện phối hợp với Ban tiếp công dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cùng cấp; tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. Cử đại diện tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
4. Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp tình hình tiếp công dân của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp tổng hợp tình hình tiếp công dân của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
5. Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm an ninh, trật tự tại nơi tiếp công dân.
Điều 19. Trách nhiệm của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
1. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp tiếp công dân; cung cấp thông tin, tư liệu có liên quan khi được yêu cầu.
2. Cử đại diện phối hợp với Ban tiếp công dân cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cùng cấp.
3. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tổng hợp tình hình tiếp công dân của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
4. Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm an ninh, trật tự tại nơi tiếp công dân.
Điều 20. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
1. Chỉ đạo công tác tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp tiếp công dân; cung cấp thông tin, tư liệu có liên quan khi được yêu cầu.
2. Chỉ đạo tổng hợp tình hình và xây dựng báo cáo về công tác tiếp công dân của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm an ninh, trật tự tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cùng cấp khi thực hiện việc tiếp công dân.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
| TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
- 1Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10 về việc Đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Quyết định 1696/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Luật Tiếp công dân của Bộ Tư pháp
- 4Công văn 1207/VPCP-KGVX năm 2017 góp ý về dự thảo Nghị quyết quy định một số chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 353/2017/UBTVQH14 quy định bổ sung chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Nghị quyết 485/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về giám sát việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến hết tháng 6 năm 2017 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Công văn 2049/VPCP-QHĐP năm 2018 về triển khai Nghị quyết 485/NQ-UBTVQH14 về giám sát việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật tổ chức Quốc Hội sửa đổi 2007
- 2Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10 về việc Đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Luật Tổ chức Quốc hội 2001
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật khiếu nại 2011
- 6Luật tố cáo 2011
- 7Hiến pháp 2013
- 8Luật tiếp công dân 2013
- 9Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 10Quyết định 1696/QĐ-BTP năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Luật Tiếp công dân của Bộ Tư pháp
- 11Công văn 1207/VPCP-KGVX năm 2017 góp ý về dự thảo Nghị quyết quy định một số chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 353/2017/UBTVQH14 quy định bổ sung chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 13Nghị quyết 485/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về giám sát việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến hết tháng 6 năm 2017 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 14Công văn 2049/VPCP-QHĐP năm 2018 về triển khai Nghị quyết 485/NQ-UBTVQH14 về giám sát việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ ban hành
Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 759/2014/UBTVQH13
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 15/05/2014
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 569 đến số 570
- Ngày hiệu lực: 01/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra