Hệ thống pháp luật

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 718/NQ-UBTVQH13

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của Ủy ban pháp luật tại Tờ trình số 2191/TTr-UBPL13 ngày 23 tháng 12 năm 2013 về Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2

Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương và địa phương có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nơi nhận:
- Chủ tịch nước, Chính phủ; TANDTC, VKSNDTC;
- HĐDT, UB của QH, Ban, Viện của UBTVQH; Kiểm toán nhà nước;
- UBTW MTTQVN;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- VPTW, VPQH, VPCTN, VPCP;
- Tỉnh ủy, thành ủy; HĐND, UBND tỉnh, TP. trực thuộc TW.
- Lưu: HC, PL.
e - PAS: 600

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Sinh Hùng

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 (sau đây gọi chung là Hiến pháp). Để tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, căn cứ Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp với các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH HIẾN PHÁP

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài về Hiến pháp, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật.

- Xác định trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương và địa phương trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

- Bảo đảm các quy định của Hiến pháp được tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo động lực thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

- Việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp phải được tiến hành kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm.

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THI HÀNH HIẾN PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp

1.1. Tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Cơ quan phối hợp: Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Hình thức tổ chức: Hội nghị trực tuyến và truyền hình trực tiếp.

- Thời gian thực hiện: Buổi sáng ngày 08 tháng 01 năm 2014.

1.2. Tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên về Hiến pháp.

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp, Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban pháp luật.

- Thời gian thực hiện: Từ 16 - 30 tháng 01 năm 2014.

1.3. Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 và các năm tiếp theo.

1.4. Tổ chức rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định mới của Hiến pháp để có kế hoạch biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp, các viện nghiên cứu, trường đại học, học viện và các cơ sở giáo dục và đào tạo khác có liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và pháp luật.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 và các năm tiếp theo.

1.5. Việc phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp phục vụ công tác đối ngoại

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban đối ngoại, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các hội hữu nghị Việt Nam, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương.

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 và các năm tiếp theo.

2. Rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp

2.1. Yêu cầu của việc rà soát văn bản pháp luật

- Rà soát toàn diện, đồng bộ các văn bản pháp luật do các cơ quan ở trung ương và địa phương ban hành để phát hiện những quy định trái Hiến pháp phải bị dừng thi hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật để cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp.

- Ưu tiên sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế khác trong hệ thống chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Lập danh mục xác định lộ trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

2.2. Các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị

a) Các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội và bầu cử.

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Cơ quan thực hiện: Hội đồng dân tộc, Ủy ban pháp luật, các Ủy ban khác của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ.

- Thời gian thực hiện: trình Quốc hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015).

b) Các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước.

- Cơ quan chủ trì: Chủ tịch nước.

- Cơ quan thực hiện: Văn phòng Chủ tịch nước.

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan.

- Thời gian thực hiện: trình Quốc hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10 năm 2015).

c) Các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương.

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: do Chính phủ giao.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban pháp luật và các cơ quan hữu quan.

- Thời gian thực hiện: trình Quốc hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10 năm 2015).

d) Các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

- Cơ quan chủ trì: Tòa án nhân dân tối cao.

- Cơ quan phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban tư pháp, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan.

- Thời gian thực hiện: trình Quốc hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015).

đ) Các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.

- Cơ quan chủ trì: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban tư pháp, Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các cơ quan hữu quan.

- Thời gian thực hiện: trình Quốc hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015).

e) Các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.

- Cơ quan chủ trì: Kiểm toán nhà nước

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban tài chính, ngân sách, Ủy ban kinh tế, Ủy ban pháp luật, Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan.

- Thời gian thực hiện: trình Quốc hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2015).

g) Văn bản về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban pháp luật, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan.

- Thời gian thực hiện: trình Quốc hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2014).

2.3. Các văn bản pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Cơ quan thực hiện: Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Cơ quan phối hợp: Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 và các năm tiếp theo.

2.4. Các văn bản pháp luật về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Cơ quan phối hợp: Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 và các năm tiếp theo.

2.5. Các văn bản pháp luật về bảo vệ Tổ quốc

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: do Chính phủ giao.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban quốc phòng và an ninh, các Ủy ban có liên quan của Quốc hội.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 và các năm tiếp theo.

2.6. Các văn bản pháp luật về đối ngoại và hợp tác quốc tế

- Cơ quan chủ trì: Chính phủ.

- Cơ quan thực hiện: do Chính phủ giao.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban đối ngoại, các Ủy ban có liên quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 và các năm tiếp theo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội và Kế hoạch này, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương và địa phương khẩn trương triển khai thi hành Hiến pháp.

2. Căn cứ Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo giám sát việc thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả triển khai thi hành Hiến pháp.

3. Kinh phí tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp được bảo đảm trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(Kèm theo Kế hoạch này là Dự kiến tiến độ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật, pháp lệnh).

DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ TRÌNH QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI XEM XÉT, THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH

(Ban hành kèm theo Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Ủy ban thường vụ ban hành theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014)

STT

TÊN LĨNH VỰC/DỰ ÁN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

TIẾN ĐỘ

I

Tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị

1

Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)

Ủy ban thường vụ Quốc hội

10/2014

2

Luật Chủ tịch nước

Chủ tịch nước

5/2015

3

Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Chính phủ

10/2014

4

Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Tòa án nhân dân tối cao

10/2014

5

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

10/2014

6

Luật tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi từ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân)

Chính phủ

5/2015

7

Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi)

Kiểm toán nhà nước

10/2014

8

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi)

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

10/2014

9

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội (sửa đổi)

Ủy ban thường vụ Quốc hội

5/2015

10

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (sửa đổi) và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)

Ủy ban thường vụ Quốc hội

5/2015

11

Luật giám sát của Hội đồng nhân dân

Chính phủ

2015 - 2016

12

Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)

Tòa án nhân dân tối cao

2015 - 2016

13

Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2015 - 2016

14

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố tụng hành chính

Tòa án nhân dân tối cao

2015 - 2016

15

Luật tố tụng lao động

Tòa án nhân dân tối cao

2015 - 2016

16

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân)

Chính phủ

2014 - 2015

17

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi)

Chính phủ

2015 - 2016

18

Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sửa đổi)

Chính phủ

2016 - 2020

19

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự

Chính phủ

10/2014

20

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự

Chính phủ

10/2014

21

Luật bảo vệ bí mật nhà nước

Chính phủ

2015 - 2016

22

Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

Chính phủ

2015 - 2016

23

Luật về hàm, cấp ngoại giao

Chính phủ

2016 - 2020

24

Luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế

Chính phủ

2016 - 2020

25

Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp

Chính phủ

10/2014

26

Pháp lệnh trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp hành chính tại Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao

10/2014

II

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

Chính phủ

2015 - 2016

2

Bộ luật dân sự (sửa đổi)

Chính phủ

2014 - 2015

3

Luật báo chí (sửa đổi)

Chính phủ

2015 - 2016

4

Luật về hội

Chính phủ

2015 - 2016

5

Luật trưng cầu ý dân

Chính phủ

2015 - 2016

6

Luật biểu tình

Chính phủ

2015 - 2016

7

Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

Chính phủ

5/2014

8

Luật tiếp cận thông tin

Chính phủ

2015 - 2016

9

Luật tạm giữ, tạm giam

Chính phủ

2015 - 2016

10

Luật bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Chính phủ

2015 - 2016

11

Luật chứng thực

Chính phủ

2015 - 2016

12

Luật hộ tịch

Chính phủ

5/2014

12

Luật truy nã tội phạm

Chính phủ

2015 - 2020

13

Luật an toàn thông tin

Chính phủ

2014 - 2015

14

Luật căn cước công dân

Chính phủ

10/2014

15

Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Chính phủ

2014 - 2016

III

Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

Luật doanh nghiệp (sửa đổi)

Chính phủ

10/2014

2

Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)

Chính phủ

10/2014

3

Luật quản lý ngoại thương

Chính phủ

2015 - 2020

4

Luật đấu giá tài sản

Chính phủ

2015 - 2020

5

Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh

Chính phủ

10/2014

6

Luật xây dựng (sửa đổi)

Chính phủ

5/2014

7

Luật nhà ở (sửa đổi)

Chính phủ

5/2014

8

Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Chính phủ

10/2014

9

Luật năng lượng nguyên tử

Chính phủ

2015 - 2016

10

Luật đầu tư (sửa đổi)

Chính phủ

10/2014

11

Luật đầu tư công

Chính phủ

5/2014

12

Luật phá sản (sửa đổi)

Tòa án nhân dân tối cao

5/2014

13

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán

Chính phủ

2014 - 2015

14

Luật thống kê (sửa đổi)

Chính phủ

2014 - 2015

15

Luật thú y

Chính phủ

2015 - 2015

16

Luật hải quan (sửa đổi)

Chính phủ

5/2014

17

Các đạo luật về thuế

Chính phủ

2014 - 2020

18

Luật giáo dục (sửa đổi)

Chính phủ

2016 - 2020

19

Luật an toàn, vệ sinh lao động

Chính phủ

2014 - 2015

20

Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Chính phủ

5/2014

21

Luật tiền lương tối thiểu

Chính phủ

2015 - 2016

22

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề

Chính phủ

2014 - 2015

23

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế

Chính phủ

5/2014

24

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược

Chính phủ

10/2014

25

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam

Chính phủ

10/2014

26

Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Chính phủ

2014 - 2015

27

Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Chính phủ

2014 - 2015

28

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa

Chính phủ

5/2014

29

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)

Chính phủ

2015 - 2016

30

Luật thanh niên (sửa đổi)

Chính phủ

2015 - 2020

31

Luật bình đẳng giới (sửa đổi)

Chính phủ

2016 - 2020

32

Luật dân số

Chính phủ

2015 - 2020

33

Luật hiến máu

Chính phủ

2015

34

Luật du lịch (sửa đổi)

Chính phủ

2015 - 2020

35

Luật thể dục, thể thao (sửa đổi)

Chính phủ

2015 - 2020

36

Luật thủy sản

Chính phủ

2015 - 2020

37

Luật đo đạc và bản đồ

Chính phủ

2015 - 2016

38

Luật khí tượng thủy văn

Chính phủ

2015 - 2016

IV

Bảo vệ Tổ quốc

1

Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

Chính phủ

5/2014

2

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân

Chính phủ

5/2014

3

Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)

Chính phủ

2015 - 2016

4

Luật cảnh vệ

Chính phủ

2015 - 2016

5

Luật phòng, chống tội phạm có tổ chức

Chính phủ

2015 - 2020

6

Luật xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

Chính phủ

5/2014

7

Luật công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp

Chính phủ

2016 - 2020

8

Luật về tình trạng khẩn cấp

Chính phủ

2016 - 2020

9

Luật tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới

Chính phủ

10/2014

10

Pháp lệnh cảnh sát môi trường

Chính phủ

2014

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13 về Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Việt Nam do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 718/NQ-UBTVQH13
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 02/01/2014
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/01/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản