- 1Nghị quyết 01/NQ-CP về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 do Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 38-CT/TW năm 2009 vể “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” do Ban Bí thư ban hành
- 3Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2012 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường do Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2012 tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/NQ-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 9 NĂM 2012
Ngày 27 tháng 9 năm 2012, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 năm 2012, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
1. Về các báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2012, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; công tác cải cách hành chính; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng; tình hình thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 8, chương trình công tác của Chính phủ quý III năm 2012, do các Bộ trưởng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình.
Chính phủ thống nhất nhận định: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy tác dụng; chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 5,13% so với tháng 12 năm 2011 và tăng 6,48% so với cùng kỳ năm trước; lãi suất huy động tín dụng và cho vay giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến tích cực theo hướng tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên; tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao hơn chỉ tiêu đề ra; kim ngạch xuất nhập khẩu cân bằng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, 9 tháng đạt 5,35%. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, tồn kho giảm dần. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, góp phần quan trọng vào việc ổn định giá cả thị trường, cải thiện đời sống và thu nhập của nông dân. Khu vực dịch vụ đạt kết quả khá. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ được đẩy nhanh. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm... được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả tích cực. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng được tăng cường; an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tai nạn giao thông giảm mạnh trên cả 3 tiêu chí. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng được chú trọng; công tác đối ngoại đạt những kết quả tốt.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc; chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 2,2% so với tháng trước và có xu hướng tăng trở lại; tăng trưởng kinh tế còn thấp. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn; nợ xấu của hệ thống ngân hàng chậm được giải quyết. Nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất giảm; sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm; sức mua của thị trường trong nước thấp; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn nhiều. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và thu ngân sách đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn; thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường; các tệ nạn xã hội, tội phạm ở một số nơi còn diễn biến phức tạp.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra từ đầu năm; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2012. Trước hết, tập trung kiểm soát chặt chẽ giá cả, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ mức tăng trưởng hợp lý; trong đó, tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay cho sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Tăng mức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, thủy sản và các ngành nghề có khả năng tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm mức tăng tổng phương tiện thanh toán như chỉ tiêu đề ra. Có các biện pháp kịp thời, phù hợp để tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng; trong năm 2013, khẩn trương xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tăng cường dự trữ ngoại tệ; kiểm soát chặt chẽ tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường; bảo đảm đủ nguồn vốn cho học sinh, sinh viên vay để học tập.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa hợp lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tiền tệ, tín dụng; chỉ đạo phấn đấu thu ngân sách, quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước; giữ mức bội chi ngân sách theo dự toán được Quốc hội thông qua. Tiếp tục gia hạn thêm 03 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng 6 năm 2012 đã được gia hạn của doanh nghiệp là các đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ. Thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh công tác xúc tiến đầu tư; tăng cường biện pháp huy động và giải ngân vốn ODA, FDI. Khẩn trương đổi mới phương pháp, cách thức thống kê phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính chính xác của số liệu các chỉ tiêu quốc gia về kinh tế - xã hội, phục vụ thiết thực sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
- Các bộ, cơ quan, địa phương phối hợp chặt chẽ trong quản lý thị trường, giá cả, tăng cường các điểm bán hàng bình ổn giá. Quản lý, điều hành giá các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, điện, than, dịch vụ công một cách phù hợp; khẩn trương triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ quản lý chặt chẽ các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc làm tăng chi phí đầu vào trong sản xuất, kinh doanh. Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương chưa công bố điều chỉnh giá dịch vụ y tế cần có lộ trình thực hiện phù hợp theo hướng lùi thời hạn áp dụng, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giải thích chính sách mới về dịch vụ y tế để tạo sự đồng thuận của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát.
- Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu; tăng cường công tác thông tin, dự báo về thị trường ngoài nước, sớm phát hiện và có biện pháp ứng phó phù hợp với các rào cản kỹ thuật của các nước. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng nhập khẩu, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng; bảo đảm cân đối đủ hàng hóa cho nhu cầu sản xuất và đời sống, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương có biện pháp mạnh ngăn chặn tình trạng đầu cơ găm hàng, thao túng giá, đẩy giá lên cao.
- Các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ. Tiếp tục phát huy những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển; khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, các hoạt động dịch vụ, du lịch có giá trị gia tăng cao. Rà soát, giảm các thủ tục hành chính để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ việc tiêu thụ hàng tồn kho cho các doanh nghiệp.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho thị trường, nhất là dịp cuối năm. Xây dựng phương thức hỗ trợ thu mua nông sản, thủy sản bảo đảm lợi ích của người sản xuất; phát triển kho dự trữ lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Chủ động phương án phòng, tránh thiên tai, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiệu quả; kịp thời giúp đỡ người dân ổn định sản xuất và đời sống sau thiên tai, dịch bệnh.
- Các bộ, cơ quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo lĩnh vực được phân công; trước hết, đẩy mạnh tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tập trung vào ngành nghề chính, sắp xếp lại quy mô cho phù hợp với thị trường, năng lực tài chính; đẩy mạnh cổ phần hóa; tăng cường năng lực quản trị gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo của người đứng đầu các doanh nghiệp. Tăng cường năng lực dự báo vĩ mô để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
- Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã ban hành, tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có công, đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; tập trung giải quyết khiếu nại của công dân; tiếp tục chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền định hướng đúng về chính sách vĩ mô và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ đã đề ra. Các thành viên Chính phủ chủ động cung cấp thông tin trên các phương tiện truyền thông về các chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực mà bộ, ngành quản lý để tạo niềm tin và sự đồng thuận xã hội.
- Các thành viên Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và trình các đề án trong chương trình công tác quý IV và cả năm, khắc phục tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật.
2. Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công theo hướng xác định phạm vi điều chỉnh phù hợp, tránh trùng lặp, chồng lấn với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về Dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình.
Việc tôn vinh những bà mẹ Việt Nam có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế có ý nghĩa to lớn nhằm khẳng định sự trân trọng, lòng biết ơn, ghi nhận của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Trong quá trình xây dựng dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng cần căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về nội dung và hình thức của hệ thống pháp luật hiện hành, tạo sự đồng thuận của xã hội.
Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Pháp lệnh. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Pháp lệnh này.
4. Chính phủ thảo luận dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn thi hành án đối với những khoản thu cho ngân sách nhà nước không có điều kiện thi hành, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình.
Thực tiễn công tác thi hành án dân sự đặt ra yêu cầu cần có cơ chế miễn thi hành đối với một số khoản thu cho ngân sách nhà nước không có điều kiện thi hành nhằm tiết kiệm kinh phí, nhân lực theo dõi, xác minh đối với việc này, tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án dân sự hoàn thành nhiệm vụ được giao; giảm sự bức xúc của dư luận xã hội đối với công tác thi hành án dân sự.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết này.
5. Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, do Bộ trưởng Bộ Y tế trình.
Bảo hiểm y tế toàn dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Trong quá trình xây dựng lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân cần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới và Luật Bảo hiểm y tế năm 2008; cần đề xuất cơ chế, chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng: người thuộc gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên, nông dân, ngư dân, diêm dân có mức sống trung bình. Nghiên cứu để tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo; có biện pháp để tăng tỷ lệ người lao động trong các loại hình doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân tự nguyện tham gia bảo hiểm. Từ năm 2013, các bộ, ngành, địa phương, phải đưa tiêu chí về bảo hiểm y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%.
Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6
- 2Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2012 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2012
- 3Nghị quyết 55/NQ-CP năm 2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8
- 4Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10
- 5Nghị quyết 90/NQ-CP năm 2012 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 do Chính phủ
- 6Nghị quyết 112/NQ-CP năm 2013 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9
- 7Nghị quyết 72/NQ-CP năm 2015 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2015 do Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 01/NQ-CP về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 do Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 38-CT/TW năm 2009 vể “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” do Ban Bí thư ban hành
- 3Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2012 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường do Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6
- 5Nghị quyết 37/NQ-CP năm 2012 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2012
- 6Nghị quyết 55/NQ-CP năm 2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8
- 7Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2012 tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 175/2012/TT-BTC hướng dẫn gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 67/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10
- 10Nghị quyết 90/NQ-CP năm 2012 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 do Chính phủ
- 11Nghị quyết 112/NQ-CP năm 2013 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9
- 12Nghị quyết 72/NQ-CP năm 2015 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2015 do Chính phủ ban hành
Nghị quyết 67/NQ-CP năm 2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9
- Số hiệu: 67/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 05/10/2012
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực