Hệ thống pháp luật

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 66/2013/QH13

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 38/2004/QH11

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;

Căn cứ Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

Căn cứ Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 366/TTr-CP ngày 01 tháng 10 năm 2013, Báo cáo bổ sung số 434/BC-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 và Báo cáo giải trình số 489/BC-CP ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 1048/BC-UBKHCNMT13 ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

1. Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, các địa phương và nhân dân nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. Công trình đường Hồ Chí Minh đã từng bước phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cả nước; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở các khu vực, địa phương có tuyến đường đi qua. Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh là đúng đắn.

2. Bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội nhận thấy việc thực hiện công trình chưa bảo đảm tiến độ; chất lượng xây dựng, hạ tầng kỹ thuật của một số đoạn tuyến chưa bảo đảm tiêu chuẩn và yêu cầu thoát lũ; lưu lượng phương tiện ở một số khu vực còn thấp; công tác di dân, tái định cư tại một số địa phương chưa đạt yêu cầu; chậm triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội dọc tuyến làm hạn chế hiệu quả tổng hợp của công trình.

3. Nguyên nhân của những hạn chế là do công trình có quy mô lớn, địa hình phức tạp, không gian rộng, thời gian thực hiện dài trong bối cảnh nguồn lực của đất nước còn nhiều khó khăn; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện thiếu tập trung, quyết liệt và kịp thời; việc thực hiện đầu tư còn một số yếu kém.

Điều 2. Điều chỉnh nội dung Điều 1 của Nghị quyết số 38/2004/QH11 như sau:

1. Tổng chiều dài toàn tuyến là 3.183 km, trong đó tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía Tây dài 684 km.

2. Hướng tuyến: Qua một số điểm khống chế chủ yếu như Phụ lục 1 kèm theo.

3. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: Mặt cắt ngang đường được quy hoạch theo từng đoạn với quy mô từ 2 đến 6 làn xe; quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật từng đoạn như Phụ lục 2 kèm theo.

4. Phân kỳ đầu tư:

- Đến năm 2020: Hoàn thành các dự án thành phần như Phụ lục 3 kèm theo để nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe;

- Sau năm 2020: Nâng cấp các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

5. Nguồn vốn đầu tư để thông tuyến vào năm 2020:

- Vốn trái phiếu Chính phủ tập trung cho các dự án thành phần cấp thiết do Quốc hội quyết định;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và các hình thức đầu tư khác (BT, BOT, PPP) được sử dụng để hoàn thành các dự án thành phần còn lại;

- Cơ cấu nguồn vốn và dự toán từng dự án thành phần do Chính phủ thẩm định, phê duyệt và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội theo kế hoạch hằng năm.

Điều 3. Giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan phối hợp thực hiện tốt các yêu cầu nêu trong Nghị quyết số 38/2004/QH11, phù hợp với những nội dung đã được điều chỉnh trong Nghị quyết này, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

1. Khẩn trương hoàn thành dứt điểm công tác nghiệm thu và thanh, quyết toán các dự án thành phần đã hoàn thành; tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng đối với các dự án thành phần và từng đoạn tuyến, công trình. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong hạn mức đã được phân bổ; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trước hết là các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư và tính bền vững của công trình; phòng, chống tham nhũng, thất thoát, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Thực hiện việc phân kỳ đầu tư một cách khoa học, khả thi; tập trung chỉ đạo hoàn thành đồng bộ các dự án thành phần qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14 cũ) và các dự án thành phần thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mêkông với đường Hồ Chí Minh. Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các đoạn tránh đô thị và các đoạn tuyến theo quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Khẩn trương hoàn thành việc cắm mốc giới theo quy hoạch để bàn giao cho các địa phương quản lý trước năm 2015. Thực hiện các giải pháp nhằm bền vững hóa công trình, bảo đảm yêu cầu thoát lũ; xây dựng hệ thống dịch vụ và triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội dọc tuyến để phát huy hiệu quả tổng hợp của công trình.

4. Xây dựng cơ chế, chính sách và thực hiện các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, quản lý và khai thác hiệu quả công trình.

5. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Dự án đường Hồ Chí Minh sau khi nối thông toàn tuyến; dự toán tổng mức đầu tư và kế hoạch triển khai Dự án giai đoạn sau năm 2020 để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều 4. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện Dự án. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các địa phương có đường Hồ Chí Minh đi qua trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

PHỤ LỤC 1

CÁC ĐIỂM KHỐNG CHẾ CHỦ YẾU TRÊN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013)

- Tuyến chính (dài 2.499km) qua các điểm: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), ngã ba Bình Ca (Km124+700 QL2 – Tuyên Quang), ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, Ba Vì, Sơn Tây (qua Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam), Hòa Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lặc, Lâm La, Tân Kỳ, Khe Cò, Can Lộc, phía Đông hồ Kẻ Gỗ, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, PleiKu, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Đồng Xoài, Chơn Thành, ngã ba Tân Vạn, Tân Thạnh, Mỹ An, thành phố Cao Lãnh, cầu Cao Lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Lộ Tẻ, Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, Năm Căn, Đất Mũi.

- Nhánh phía Tây (dài 684km) qua các điểm: Khe Cò, Phố Châu, Tân Ấp, Khe Ve, đèo Đá Đẽo, Khe Gát (bao gồm cả đoạn Khe Gát - Bùng), đèo U Bò, Tăng Ký, Cầu Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đắk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.

PHỤ LỤC 2

QUY MÔ, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013)

TT

Tên đoạn tuyến

Chiều dài (km)

Số làn xe

Cấp thiết kế

Ghi chú

I

Pác Bó - Hòa Lạc

382

1

Pác Bó - Thị xã Cao Bằng

45

2

Cấp III MN

2

Thị xã Cao Bằng - Km124+700 QL2 (Ngã ba Bình Ca)

234

2

Cấp III MN

3

Km124+700 QL2 (Ngã ba Bình Ca) - Đoan Hùng

15

4

Cấp II
cấp 80 - 100 km/h

4

Đoan Hùng - Sơn Tây (giao đường vào Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và đường vành đai V)

73

4

Cao tốc
cấp 80 - 100 km/h

5

Sơn Tây (giao đường vào Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và đường vành đai V) - Hòa Lạc

15

6

Cao tốc
cấp 80 - 100 km/h

II

Hòa Lạc - ngã ba Tân Vạn

2,289

Tuyến chính: 1.605km
Nhánh phía Tây: 684km

6

Hòa Lạc - Chợ Bến

42

6

Cao tốc
cấp 80 -100 km/h

7

Chợ Bến - Xóm Kho

48

4 - 6

Cao tốc
cấp 60 - 80 km/h

8

Xóm Kho - Lâm La

132

Xóm Kho - Thạch Quảng

14

4 - 6

Cao tốc
cấp 60 - 80 km/h

Thạch Quảng - Lâm La

118

4 - 6

Cao tốc
cấp 80 - 100 km/h

9

Lâm La - Tân Kỳ

55

4 - 6

Cao tốc
cấp 80 - 100 km/h

10

Tân Kỳ - Khe Cò - Yên Lộc - Bùng

252

4

Cao tốc
cấp 60 - 80 km/h

11

Bùng - Cam Lộ

117

4

Cao tốc
cấp 80 - 100 km/h

12

Cam Lộ - La Sơn

103

4

Cao tốc
cấp 60 - 80 km/h

13

La Sơn - Túy Loan

79

4

Cao tốc
cấp 60 - 80 km/h

14

Túy Loan - Thạnh Mỹ

50

2

Cấp III

Đã hoàn thiện theo quy hoạch

15

Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi

170

2

Cấp III MN

16

Ngọc Hồi - Buôn Mê Thuột - Đồng Xoài - Chơn Thành

494

4 - 6

Cao tốc
cấp 80 -100 km/h

17

Chơn Thành - Tân Vạn

63

6

Cao tốc
cấp 100 km/h

18

Nhánh phía Tây (Khe Cò - Khe Gát - Khe Sanh - Đăk Rông - Thạnh Mỹ)

684

2

Cấp III
và cấp IV MN

Đã hoàn thiện theo quy hoạch

III

Chơn Thành - Đất Mũi

512

19

Chơn Thành - Tân Thạnh

133

4

Cao tốc
cấp 100 km/h

20

Tân Thạnh - Gò Quao

185

Tân Thạnh - Mỹ An - Nút giao An Bình (Cao Lãnh)

50

4

Cao tốc
cấp 80 km/h

Nút giao An Bình (Cao Lãnh) - Lộ Tẻ

51

6

Cao tốc
cấp 80 km/h

Lộ Tẻ - Rạch Sỏi

57

6

Cao tốc
cấp 100 km/h

Rạch Sỏi - Gò Quao

27

4

Cấp II

21

Gò Quao - Vĩnh Thuận

38

4

Cấp II

22

Vĩnh Thuận - Năm Căn

97

2

Cấp III ĐB

23

Năm Căn - Đất Mũi

59

2

Cấp III ĐB

Cộng

3,183

Ghi chú: Cấp thiết kế, quy mô mặt cắt ngang, cự ly từng đoạn sẽ được chuẩn xác, phù hợp thực tế trong giai đoạn lập dự án đầu tư.

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN ĐỂ NỐI THÔNG TOÀN TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013)

TT

Danh mục

Chiều dài
(km)

Tiến độ thực hiện

Ghi chú

Khởi công

Hoàn thành

TỔNG CỘNG

1,165.8

I

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

561.56

1

Cầu Ngọc Tháp và tuyến nối QL2 - QL32 (ngã ba Phú Hộ - Cổ Tiết)

19.00

2009

2016

2

Kon Tum - Pleiku

35.50

2010

2014

3

Đoạn phía Nam TP Buôn Ma Thuột

13.00

2009

2014

4

Chơn Thành - Đức Hòa

84.00

2009

2016

5

Năm Căn - Đất Mũi

59.00

2009

2016

6

Cầu Năm Căn

4.00

2012

2014

7

Tuyến tránh thị trấn Ngân Sơn và thị trấn Nà Phặc

10.00

2016

2018

8

Chợ Mới - Ngã ba Trung Sơn

47.00

2016

2018

9

Cầu Bình Ca (cả đường dẫn từ ngã ba Phú Thịnh đến ngã ba Bình Ca)

13.00

2016

2018

10

Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận

65.00

2016

2018

11

Tân Cảnh - Kon Tum

23.70

2013

2016

Các dự án mở rộng qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14 cũ)

12

Km607+600 - Km678+734

70.16

2013

2016

13

Buôn Ma Thuột Km765 - Km817 và cả cầu Serepok (trừ đoạn qua TT Đắk Mil)

50.70

2013

2016

14

Cây Chanh - Cầu 38 (Km887+200 đến Km921+025,91 QL14)

33.80

2010

2016

15

Đồng Xoài - Chơn Thành (Km970+700 - Km994+188 kể cả đoạn đi theo đường hiện hữu đến Chơn Thành dài khoảng 7km)

30.70

2011

2016

16

14 cầu trên đoạn Đắk Nông và Bình Phước

3.00

2014

2016

II

Các dự án thành phần sử dụng nguồn vốn ODA và đầu tư theo hình thức BT, BOT

604.24

1

PleiKu - Cầu 110
(Km542 - Km607+600 QL14)

57.60

2013

2016

Các dự án mở rộng qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14 cũ) đầu tư theo hình thức BOT

2

Km678+734 - Bắc TP Buôn Ma Thuột (Km704 QL14)

25.46

2013

2016

3

Đoạn Nam TP Buôn Ma Thuột
Km734+600 - Km765 QL14

29.31

2013

2016

4

Km817 - Cây Chanh (Km887 QL14) trừ đoạn qua TX Gia Nghĩa, TT Kiến Đức

53.57

2010

2016

5

Cầu 38 (Km921+025,91) - Đồng Xoài (Km962+331)

41.30

2011

2016

6

La Sơn - Túy Loan

79.00

2014

2017

Đầu tư theo hình thức BT

7

Cam Lộ - La Sơn

103.00

2014

2017

8

Cầu Cao Lãnh

8.00

2013

2017

Đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi

9

Tuyến nối cầu Cao Lãnh - cầu Vàm Cống

16.00

2014

2017

10

Cầu Vàm Cống

6.00

2013

2017

11

Lộ Tẻ - Rạch Sỏi

55.00

2014

2017

12

Đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến

130.00

2016

2020

Đầu tư theo hình thức BOT

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 66/2013/QH13 điều chỉnh nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 38/2004/QH11 do Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 66/2013/QH13
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 29/11/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1013 đến số 1014
  • Ngày hiệu lực: 29/11/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản