- 1Nghị định 159/2005/NĐ-CP về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
- 2Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về quy định chức danh, số lượng, hệ số phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, buôn, tổ dân phố và sinh hoạt phí đối với một số chức danh cán bộ cơ sở do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, kỳ họp thứ 15 ban hành
- 1Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 5Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 6Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 7Thông tư 12/2010/TT-BCA hướng dẫn Pháp lệnh công an xã và Nghị định 73/2009/NĐ-CP do Bộ Công an ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2012/NQ-HĐND | Buôn Ma Thuột, ngày 06 tháng 7 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ, GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII – KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh số 06/2008/PL-UBTVQH12 ngày 21 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 11 năm 2008 về Công an xã;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Công an xã”;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về “Chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công an “Quy định cụ thể thi hành một số điều của pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã”;
Xét Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Nghị quyết nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xã, giai đoạn 2012 - 2016; Báo cáo thẩm tra số 21/BC-HĐND ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành, thông qua Nghị quyết về nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xã, giai đoạn 2012 – 2016, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
a) Tiếp tục xây dựng lực lượng công an xã đảm bảo về định biên đúng theo quy định của Pháp lệnh công an xã năm 2008, Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 12/2010/TT-BCA của Bộ Công an nhằm xây dựng đội ngũ Công an xã đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới ở cơ sở, nhằm phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
b) Chính quyền các cấp tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, quan tâm đầu tư kinh phí cho lực luợng Công an xã về các mặt như: đảm bảo chế độ chính sách, mua sắm trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, kinh phí hoạt động công tác chuyên môn, xây dựng trụ sở làm việc. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã trong tỉnh có trụ sở làm việc riêng cho lực lượng Công an xã.
2. Các nhiệm vụ chủ yếu:
2.1. Về định biên.
Căn cứ danh sách phân loại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị định 159/2005/NĐ-CP , ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về “Phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn”, toàn tỉnh có 149/152 xã thuộc loại 1 và loại 2, có 03/152 xã thuộc loại 3 (xã Ea Blang – thị xã Buôn Hồ, xã Tân Lập và Ea Ngai – huyện Krông Búk). Trong số xã loại 1 và 2 có 70 xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự theo Quyết định số 2464/QĐ-BCA(V28) của Bộ Công an. Vì vậy định biên Công an các xã được bố trí cụ thể như sau:
- Xã loại 1, loại 2 và loại 3 mỗi xã gồm Trưởng Công an xã, 02 Phó trưởng Công an xã và 03 Công an viên thường trực; mỗi thôn, buôn bố trí 01 Công an viên.
- Đối với thôn, buôn thuộc 70 xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự mỗi thôn buôn bố trí 02 Công an viên.
Như vậy, định biên Công an xã toàn tỉnh từ năm 2012 có 4.043 người.
2.2. Về chế độ, chính sách.
Theo quy định tại Nghị định số 73/2009/NĐ-CP , ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã”, Công an viên thường trực là phải trực 24/24 giờ hàng ngày. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, tình hình an ninh trật tự có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, điều chỉnh tăng hệ số phụ cấp đối với Công an viên thường trực từ 0,56 (theo Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND) lên 1,0 mức lương tối thiểu chung.
Các chế độ chính sách khác đối với lực lượng Công an xã được thực hiện theo Điều 7, Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ.
Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho phó Trưởng Công an xã và bảo hiểm y tế cho Công an viên.
2.3. Về đào tạo.
Hàng năm Công an tỉnh và Công an cấp huyện tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Trưởng, Phó trưởng Công an xã, Công an viên, thời gian không quá 15 ngày.
Tổ chức đào tạo Trung cấp nghiệp vụ cho Trưởng Công an xã theo Quyết định số 746/2006/QĐ-BCA(X11) ngày 14 tháng 6 năm 2006 của Bộ Công an.
2.4. Về trang phục.
Hàng năm có Kế hoạch bố trí kinh phí để mua trang phục vụ, phục cho lực lượng Công an xã theo quy định.
2.5. Về công cụ hỗ trợ.
Công an xã được trang bị gậy cao su, roi điện, súng Rulô đa năng, còng số 8, bình xịt hơi cay… từ nguồn kinh phí của Bộ Công an.
Căn cứ tình hình thực tiễn, từng địa phương, bố trí kinh phí để mua sắm công cụ hỗ trợ nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới.
2.6. Về kinh phí, phương tiện và trụ sở làm việc
Hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp bố trí kinh phí mua sắm phương tiện thông tin, đi lại phục vụ công tác của lực lượng Công an xã.
Bằng nguồn kinh phí thường xuyên của tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp bố trí từ 3.000.000đ - 5.000.000đ/tháng để phục vụ cho hoạt động của Công an xã.
Về trụ sở làm việc: Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập Đề án xây dựng, trình kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định, trước mắt xây dựng trụ sở cho 10 xã đặc biệt khó khăn, gồm các xã: Yang Tao, Đắk Liêng, Đắk Nuê thuộc huyện Lắk; xã Cư Đrăm thuộc huyện Krông Bông; xã Krông Á, Ea M’đoal, Ea Riêng thuộc huyện M’Drắk; xã Cư Prông, Cư Huê thuộc huyện Ea Kar; xã Ea Tam thuộc huyện Krông Năng. Diện tích trung bình mỗi trụ sở Công an xã là 244 m2.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND ngày 11 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về định biên, mức phụ cấp cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên, tiêu chuẩn về trang phục, công cụ hỗ trợ, phương tiện làm việc cho lực lượng Công an xã tỉnh Đắk Lắk.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2012./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 15/2013/NQ-HĐND phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an xã” giai đoạn 2013 - 2020 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 2Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016 (01/01/2016 - 31/12/2016)
- 1Nghị định 159/2005/NĐ-CP về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
- 2Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 6Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 7Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 8Thông tư 12/2010/TT-BCA hướng dẫn Pháp lệnh công an xã và Nghị định 73/2009/NĐ-CP do Bộ Công an ban hành
- 9Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về quy định chức danh, số lượng, hệ số phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, buôn, tổ dân phố và sinh hoạt phí đối với một số chức danh cán bộ cơ sở do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, kỳ họp thứ 15 ban hành
- 10Nghị quyết 15/2013/NQ-HĐND phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng Công an xã” giai đoạn 2013 - 2020 do tỉnh Yên Bái ban hành
Nghị quyết 65/2012/NQ-HĐND nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xã giai đoạn 2012 – 2016 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 65/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 06/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Niê Thuật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/07/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực