Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2006/NQ-HĐND | Việt Trì, ngày 17 tháng 5 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ, ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ BẢY
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị;
Xét Tờ trình số 535/TTr-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2006 của UBND tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Tán thành thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:
1. Đánh giá hiện trạng hệ thống đô thị tỉnh Phú Thọ
Sự phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu dựa trên cơ sở phát triển thương mại, dịch vụ hoặc theo chức năng đô thị. Tốc độ đô thị hoá trong những năm gần đây diễn ra mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch có bước tăng trưởng khá.
Về quy hoạch xây dựng đô thị: Hiện nay tỉnh Phú Thọ có 12 đô thị, 1 thành phố, 1 thị xã, 9 thị trấn huyện lỵ và một thị trấn chuyên ngành. Điểm dân cư nông thôn toàn tỉnh hiện có 15 trung tâm cụm xã đã được quy hoạch. Thành phố Việt Trì là đô thị loại II và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020; thị xã Phú Thọ được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chung. Hiện nay, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các thị trấn Sông Thao, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Phong Châu và Yên Lập đang được triển khai thực hiện.
Việc quản lý quy hoạch xây dựng đô thị của các cấp, các ngành đã được chú trọng và có bước chuyển biển tích cực.
Tuy nhiên hệ thống đô thị của tỉnh về mật độ còn thưa và mỏng, nhịp độ phát triển đô thị của một số vùng không có đường quốc lộ đi qua còn chậm. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch giữa các vùng trong tỉnh phát triển không đồng đều. Điều lệ về quản lý quy hoạch xây dựng chậm được ban hành.
2. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
2.1. Mục tiêu quy hoạch hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội (đô thị loại I); nâng cấp thị xã Phú Thọ lên đô thị loại III, mở rộng và nâng cấp một số thị trấn lên thị xã.
Phát triển các thị trấn, điểm dân cư mới, đặc biệt với các huyện, các xã miền núi của tỉnh.
Tạo cơ sở pháp lý để lập quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Tập trung xây dựng thành phố Việt Trì thành đô thị loại I vào năm 2015; thị xã Phú Thọ lên đô thị loại III năm 2010; mở rộng và nâng cấp các thị trấn Thanh Ba, Thanh Sơn, Phong Châu lên đô thị loại IV trước năm 2020. Đầu tư hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, chỉnh trang các đô thị: Thị trấn Đoan Hùng, Hạ Hoà, Tây Cốc, Hiền Lương, Ninh Dân, Sông Thao, Phương Xá, Phú Lộc, Lâm Thao, Hùng Sơn, Hưng Hoá, Vạn Xuân, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Hương Cần, Tân Phú, Thu Cúc.
Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh xây dựng được 68 thị tứ.
2.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng kỹ thuật điểm dân cư nông thôn (có biểu phụ lục 1 và 2 kèm theo).
2.3. Định hướng phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn
2.3.1. Hệ thống đô thị
Định hướng đến năm 2020 hệ thống đô thị của tỉnh có 22 đô thị, trong đó 5 đô thị trung tâm cấp tỉnh, 11 đô thị trung tâm và 6 đô thị chuyên ngành cấp huyện, nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng sẵn có về vị trí, điều kiện tự nhiên, con người, văn hoá truyền thống, kiến trúc cảnh quan theo bản sắc riêng của từng khu vực, bảo đảm an ninh quốc phòng, hướng tới phát triển bền vững (có biểu phụ lục 3 kèm theo).
2.3.2. Hệ thống điểm dân cư nông thôn
Định hướng đến năm 2020 có 68 thị tứ-trung tâm cụm xã. Quy mô các trung tâm cụm xã với cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung cho các xã lân cận (có biểu phụ lục 4 kèm theo ).
2.4. Định hướng kiến trúc cảnh quan
Đối với các đô thị lớn cải tạo và xây dựng mới theo hướng tập trung và hiện đại, chú trọng phát triển các vùng kiến trúc cảnh quan trong đô thị và các khu, cụm công nghiệp tập trung.
Đối với các đô thị nhỏ phát triển kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng phù hợp, nhanh chóng hình thành rõ nét không gian kiến trúc đô thị.
Kiến trúc nông thôn phù hợp với đặc điểm về địa lý, dân tộc, tôn giáo và mô hình sản xuất của từng vùng, khuyến khích xây dựng nhà kiên cố.
Bảo tồn, tôn tạo các khu di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh và xác định các vùng cấm xây dựng.
2.5. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
2.5.1. Định hướng phát triển hệ thống giao thông
Hoàn chỉnh nâng cấp mạng Quốc lộ theo quy hoạch của Bộ Giao thông đã được Chính phủ phê duyệt, xây dựng 3 cầu lớn là Đức Bác, Ngọc Tháp, ấm Thượng, xây dựng đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài đi Việt Trì giai đoạn 2006 - 2010. Giai đoạn 2010 - 2020 hoàn thành các dự án lớn đường Quốc lộ, đường cao tốc Việt Trì - Lào Cai, xây dựng nâng cấp đường Hồ Chí Minh, xây mới cầu Đồng Luận huyện Thanh Thuỷ qua sông Đà nối với Hoà Lạc theo Quốc lộ 78, chuyển tỉnh lộ 316 thành quốc lộ.
Tập trung cải tạo nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ đạt cấp IV, huyện lộ đạt cấp V trở lên. Mở rộng một số đường vào khu công nghiệp, khu đô thị và du lịch đạt tiêu chuẩn cấp III trở lên và mở mới một số tuyến đường huyện lộ.
Nâng cấp đường giao thông nông thôn cấp xã phục vụ đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Tập trung cải tạo nâng cấp, xây dựng mới theo quy hoạch các tuyến đường giao thông trong đô thị.
Tập trung nâng công suất của cảng Việt Trì, Bãi Bằng; xây dựng mới cảng tổng hợp tại thị xã Phú Thọ và một số cảng, bến sông khác theo quy hoạch.
Cải tạo nâng cấp các nhà ga hiện có, xây dựng mới ga hành khách phường Bến Gót, ga tổng hợp hàng hoá và hành khách tại xã Thuỵ Vân.
Đưa tuyến đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố Việt Trì, xây dựng thêm hai nhánh chuyên dùng vào khu công nghiệp Thuỵ Vân và nhà máy xi măng Thanh Ba.
Xây dựng đấu nối giao thông khác cốt hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh tại các vị trí đường cao tốc giao cắt với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các đường khác.
2.5.2. Định hướng phát triển cấp nước
Sử dụng giải pháp cấp nước tập trung, liên vùng, liên xã. Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống cấp nước đã có, xây dựng mới hệ thống cấp nước cho thị xã, thị trấn, các điểm dân cư nông thôn theo nhu cầu cấp nước và theo phân kỳ đầu tư.
2.5.3. Định hướng phát triển cấp điện 22KV.
Định hướng lâu dài, lưới trung thế tỉnh bao gồm hai cấp điện áp 35KV và Lưới điện toàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 định hướng xây dựng 15 trạm biến áp 110KV trong đó cải tạo công xuất 4 trạm, xây mới 10 trạm.
2.5.4. Định hướng thoát nước mưa và nước thải vệ sinh môi trường
2.5.4.1. Định hướng thoát nước mưa
Đối với khu, cụm công nghiệp tập trung và các khu đô thị mới phải tổ chức hệ thống thoát nước mưa riêng. Các điểm xả thoát nước được đấu nối với các trục tiêu tự nhiên hoặc trục tiêu thuỷ lợi. Vùng không tự chảy theo độ dốc tự nhiên, được xây dựng trạm bơm cưỡng bức hoặc trạm bơm kết hợp giữa tiêu nước đô thị và thuỷ lợi.
2.5.4.2. Định hướng thoát nước thải và về sinh môi trường
Thoát nước thải được tổ chức thành hệ thống riêng. Thoát nước thải ở đô thị được tổ chức xử lý đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Những trạm xử lý đã có, hoạt động nhiều năm cần được đổi mới công nghệ xử lý để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các điểm dân cư nông thôn tạm thời sử dụng phương pháp Biôga để xử lý nước thải, ngoài ra nước thải còn được xử lý theo phương pháp hồ sinh học.
Đối với khu, cụm công nghiệp tập trung, cơ sở công nghiệp nhỏ phân tán đều phải xây dựng trạm xử lý nước thải riêng (đạt Tiêu chuẩn Việt Nam 5945-1995) trước khi xả ra môi trường.
Xử lý chất thải rắn tại các khu, cụm công nghiệp được quản lý theo phương pháp phân loại tại nguồn, thành lập các đơn vị thu gom vận chuyển đến khu xử lý tập trung. Rác thải sinh hoạt được vận chuyển về nhà máy chế biến rác xã Vân Phú, rác thải công nghiệp được vận chuyển về nhà máy xử lý rác tại Trạm Thản.
Việc quy hoạch nghĩa trang ở các đơn vị hành chính cấp huyện, thành, thị theo hướng lâu dài ở vị trí địa lý hợp lý, đảm bảo khoảng cách an toàn và vệ sinh môi trường đến các khu dân cư. Khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cho phép quy hoạch một số nghĩa trang lớn kết hợp với lò hoả táng để giảm nhu cầu chiếm đất và ô nhiễm môi trường.
2.6. Các giải pháp
2.6.1. Về ưu tiên đầu tư
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp tăng khả năng thu hút đầu tư.
Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nhà ở.
Bảo vệ môi trường tự nhiên, hạn chế các tác động xấu của việc phát triển công nghiệp và đô thị hoá.
Tăng cường quản lý đô thị, tiến hành công tác lập quy hoạch cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn theo danh mục, làm cơ sở cho quản lý xây dựng theo quy hoạch.
2.6.2. Về quản lý quy hoạch xây dựng
Xây dựng kế hoạch ban hành văn bản pháp quy về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Phân cấp quản lý đô thị nhiều hơn cho cơ sở, tạo sự chủ động, sáng tạo cho các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng đến các đối tượng cùng tham gia xây dựng, quản lý và thực hiện các quy định quản lý đô thị.
2.6.3. Về vốn
Nhu cầu vốn cho xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, điểm dân cư nông thôn được thực hiện theo lộ trình phát triển đô thị. Chú trọng ưu tiên có trọng điểm đối với một số vùng.
Vốn Nhà nước được sử dụng cho công tác lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng và bảo vệ môi trường. Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước bằng các dự án phát triển đất đô thị, đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, đầu tư xây dựng nhà để bán; khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng sản xuất, kinh doanh.
Ưu tiên sử dụng vốn ODA để xây dựng công trình kỹ thuật lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đô thị và phát triển vùng.
2.6.4. Về nhà, đất
Thực hiện Luật Đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành một cách công khai, dân chủ, công bằng đối với các đối tượng sử dụng đất. Thực hiện sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
2.6.5. Về quy hoạch kiến trúc
Tiếp tục đổi mới công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị theo Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
2.6.6. Về vệ sinh môi trường
Các chất thải có độc tính cao, gây ô nhiễm môi trường nặng cần được quản lý chặt chẽ và phải xử lý đạt Tiêu chuẩn Việt Nam 5945 - 1995. Trạm xử lý nước bẩn, khu xử lý chất thải đã hoạt động nhiều năm hoặc không đảm bảo vệ sinh môi trường cần được nâng cấp và đổi mới công nghệ xử lý. Nghĩa trang được đặt ở vị trí cuối hướng gió xa khu dân cư, bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định.
Điều 2: Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3: Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVI, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 12 tháng 5 năm 2006./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 05/2007/NQ-HĐND về bổ sung chủ trương, biện pháp tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 2Quyết định 308/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư 15/2005/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng do Bộ xây dựng ban hành
- 2Nghị định 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 6Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 05/2007/NQ-HĐND về bổ sung chủ trương, biện pháp tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
Nghị quyết 65/2006/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá XVI, kỳ họp thứ 7 ban hành
- Số hiệu: 65/2006/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 17/05/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Ngô Đức Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra