Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/NQ-HĐND | Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 07 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
Thực hiện Nghị quyết số 118/2014/NQ-HĐND, ngày 20 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Tĩnh;
Sau khi xem xét Tờ trình số 215/TTr-HĐND, ngày 10 tháng 7 năm 2016 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 62/BC-ĐGS, ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát chuyên đề “Công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2016” và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành với nội dung Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2016”. Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ bản thực hiện đúng quy định; công tác giao đất, cho thuê đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, khắc phục những tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện linh hoạt, hợp lý; việc chấp hành pháp luật của các tổ chức trong giao đất, thuê đất, sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính khá nghiêm túc. Nội dung bảo vệ môi trường đã được lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch phát triển ngành. Các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh được quy hoạch và triển khai; mạng lưới các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường phát triển; công nghệ xử lý rác thải chuyển dần từ hình thức chôn lấp sang phân loại, chế biến hoặc xử lý bằng phương pháp đốt. Bảo vệ môi trường tại nông thôn được chú trọng gắn với xây dựng nông thôn mới. Quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn còn một số tồn tại, hạn chế: Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, tính khả thi thấp; công tác giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất cho một số tổ chức còn nhiều hạn chế; công tác quản lý sử dụng đất đai có biểu hiện buông lỏng; chậm có phương án quản lý, sử dụng đất đai và tài sản trên đất sau thu hồi. Công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch thiếu đồng bộ, chồng chéo; năng lực quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế; công trình bảo vệ môi trường không đảm bảo, thiếu đồng bộ. Công tác quản lý chất thải rắn còn nhiều bất cập; tỷ lệ thu gom, vận chuyển đạt thấp; công nghệ xử lý lạc hậu. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện nghiêm túc các kiến nghị tại Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016”; đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Xây dựng trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Có cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hệ thống quan trắc kỹ thuật môi trường.
2. Ban hành trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo hướng rút ngắn thủ tục, quy định rõ trách nhiệm, phối hợp của các cấp, các ngành trong giải quyết hồ sơ; phương án quản lý đất và tài sản trên đất sau thu hồi. Sửa đổi thống nhất nội dung Phí xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất. Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường, đất đai nhằm thống nhất quản lý, lưu trữ, liên kết dữ liệu. Quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi quy mô nông hộ.
3. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu; xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ đất của các Ban quản lý rừng phòng hộ, các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp.
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức. Xem xét thu hồi đất đối với 29 tổ chức vi phạm pháp luật; yêu cầu 68 tổ chức có cam kết tiến độ thực hiện dự án; rà soát hoàn thiện thủ tục đất đai đối với 169 dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục đất đai; có phương án xử lý 09 tổ chức sử dụng đất chưa đúng mục đích; truy thu 110.302 triệu đồng tiền thuê đất, 3.765 triệu đồng tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đã được nêu tại Báo cáo kết quả giám sát. Giải quyết dứt điểm các khu đất đã có quyết định thu hồi nhưng chưa xử lý tài sản gắn liền với đất. Kiên quyết thu hồi các dự án kém hiệu quả, chậm tiến độ, có ảnh hưởng đến môi trường và an sinh xã hội.
5. Đánh giá hiệu quả kinh tế để đề xuất hướng giải quyết đối với các khu đất thí điểm thực hiện dự án nuôi cá bơn, cá mú. Rà soát, thu hồi phần diện tích không sử dụng của các tổ chức thực hiện dự án rau, củ, quả trên cát và có phương án xử lý phù hợp.
6. Soát xét việc đáp ứng các tiêu chí môi trường các dự án trước khi tham mưu, chấp thuận chủ trương đầu tư. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường của các dự án, theo dõi đánh giá mức độ triển khai thực hiện từng dự án sau khi hồ sơ môi trường được phê duyệt để kịp thời có các giải pháp khắc phục.
7. Hoàn thành, triển khai có hiệu quả Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương. Hàng năm, xây dựng và thực hiện kế hoạch cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Rà soát tổng thể, có giải pháp phù hợp đối với từng khu xử lý chất thải rắn, kịp thời cải tạo khắc phục hoặc đóng cửa các bãi rác gây ô nhiễm. Đánh giá lại hiệu quả kinh tế, xã hội, các tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ của mô hình lò đốt rác hiện nay trên địa bàn để có các giải pháp phù hợp.
8. Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành chăn nuôi, chuyển dịch chăn nuôi nông hộ trong khu dân cư sang chăn nuôi tập trung, hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm. Xây dựng lộ trình, cơ chế hỗ trợ để đóng cửa các cơ sở chăn nuôi không đúng quy hoạch và không đáp ứng tiêu chí môi trường. Kiểm tra, rà soát và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ bảo vệ môi trường đối với các đơn vị chưa làm thủ tục hoặc phải bổ sung, điều chỉnh.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn tỉnh vào kỳ họp cuối năm.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3Quyết định 1468/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- 4Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tiếp tục tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Quyết định 1299/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Nghị quyết 80/NQ-HĐND năm 2017 về biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Quyết định 43/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định kèm theo Quyết định 21/2014/QĐ-UBND và 22/2014/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 9Quyết định 714/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ lâm trường quốc doanh do các công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Nghị quyết 118/2014/NQ-HĐND tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Tĩnh
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 4Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Quyết định 1468/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
- 7Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tiếp tục tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Quyết định 1299/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 9Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2017 tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 10Nghị quyết 80/NQ-HĐND năm 2017 về biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 11Quyết định 43/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định kèm theo Quyết định 21/2014/QĐ-UBND và 22/2014/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 12Quyết định 714/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ lâm trường quốc doanh do các công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Nghị quyết 61/NQ-HĐND năm 2017 tăng cường Công tác quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 61/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 15/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Đình Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra