Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2005/NQ-HĐND7

Thủ Dầu Một, ngày 15 tháng 12 năm 2005

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHOÁ VII - KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội khóa XI - kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng được Quốc hội khóa XI - kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị quyết số 37/2005/NQ-HĐND7 ngày 29/7/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 2006 - 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 5589/TTr-UBND ngày 16/11/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn (Quy hoạch xây dựng vùng) của tỉnh Bình Dương đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 95 /BC-KTNS ngày 02/12/2005 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ

Điều 1. Chấp thuận Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương đến năm 2020 với các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

1. Về quan điểm và mục tiêu:

Quy hoạch xây dựng vựng của tỉnh đến năm 2020 phải xác định rõ vị trí, vai trò đặc biệt của tỉnh trong mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với cả nước và quốc tế; thường xuyên hoàn thiện việc xây dựng, phân bố và phát triển hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, có hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi sinh và môi trường trong sạch; kết hợp đẩy mạnh quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới, từng bước giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng; kết hợp tốt giữa xây dựng, phát triển với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữa cải tạo với xây dựng mới để khắc phục những bất hợp lý trong cấu trúc của tỉnh do lịch sử để lại nhằm xây dựng tỉnh trở thành một đô thị loại I vừa văn minh hiện đại, vừa có truyền thống, bản sắc riêng của Bình Dương, góp phần đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.

Mặt khác, quy hoạch xây dựng phải được định hướng gắn với kinh tế thị trường, huy động nhiều thành phần kinh tế vào mục đích cải tạo, xây dựng mới đô thị, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý nhà nước để đảm bảo cho các đô thị phát triển theo đúng quy hoạch.

2. Về định hướng phát triển không gian:

Tỉnh Bình Dương được phân thành 2 vùng đặc trưng:

- Vùng phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ (Nam Bình Dương).

+ Diện tích tự nhiên: 538 Km2, chiếm 19,96% diện tích toàn tỉnh.

+ Dân số: 1.160.000 người.

Ranh giới vùng bao gồm: đô thị Thủ Dầu Một, đô thị Thuận An, đô thị Dĩ An, đô thị mới (Tân Định An - Phú Chánh), đô thị Bến Cát, đô thị Tân Uyên.

- Vùng phát triển nông nghiệp và nông thôn (Bắc Bình Dương).

+ Diện tích tự nhiên: 2.157,54 km2, chiếm 80,04% diện tích toàn tỉnh.

+ Dân số: 240.000 người.

Ranh giới vùng bao gồm: huyện mới Tân Uyên, huyện mới Bến Cát, huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng.

3. Về các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2010 đạt 40%, năm 2020 đạt 62%.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động đến năm 2010 đạt trên 80%, năm 2020 đạt trên 90%.

- Diện tích sử dụng đất đô thị và khu dân cư nông thôn:

* Đến năm 2010 là 100 m2/người, trong đó, đất giao thông: 23m2/người; đất cây xanh, công viên, thể dục - thể thao: 15m2/người; đất phục vụ công trình công cộng: 5m2/người.

* Đến năm 2020 là 120m2/người, trong đó, đất giao thông: 25m2/người; đất cây xanh, công viên, thể dục - thể thao: 18m2/người; đất phục vụ công trình công cộng: 8m2/người.

4. Về định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn:

Thống nhất với nội dung nêu trong tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, đến năm 2020 Bình Dương sẽ trở thành thành phố loại I, lấy Thủ Dầu Một làm trung tâm, có ranh giới hành chính bao gồm 6 quận và 4 huyện (trong đó có 1 quận và 2 huyện thành lập mới), đồng thời quá trình phát triển đô thị lên thành phố Bình Dương được tiến hành theo các giai đoạn như sau:

TT

DANH MỤC

2010

2015

2020

1

Đô thị Thủ Dầu Một

II

I

2

Đô thị Thuận An

IV

III

3

Đô thị Dĩ An

IV

III

4

Đô thị mới (Tân Định An - Phú Chánh)

 

IV

5

Đô thị Bến Cát

 

IV

6

Đô thị Tân Uyên

 

IV

7

Huyện mới Bến Cát

 

 

 

8

Huyện mới Tân Uyên

 

 

 

9

Huyện Dầu Tiếng

 

 

 

10

Huyện Phú Giáo

 

 

 

Trong quá trình tổ chức thực hiện, một số đô thị có thể được xem xét để nâng cấp nhanh hơn nhưng vẫn phải bảo đảm trình tự theo quy định của pháp luật và phù hợp với cuộc sống của nhân dân. Riêng đô thị Thủ Dầu Một phấn đấu là đô thị loại III trước năm 2010. Các huyện mới sẽ được thành lập đồng thời với việc tỉnh Bỡnh Dương trở thành đô thị loại I.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Căn cứ vào các nội dung trên đây và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Dương đến năm 2020 để phê duyệt theo thẩm quyền.

- Trên cơ sở quy hoạch đã được Uỷ ban nhân dân phê duyệt, chủ động có kế hoạch chỉ đạo và bố trí đủ vốn cho việc lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng các loại đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn để trình các cấp chính quyền thông qua hoặc phê duyệt theo thẩm quyền. Trước mắt, Ủy ban nhân dân tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng và tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Thủ Dầu Một để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong năm 2006.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, nhất là việc công khai và cung cấp thông tin về quy hoạch, kịp thời ban hành quy định về quản lý quy hoạch xây dựng vùng.

- Nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cải tạo và xây dựng phát triển mới hệ thống đô thị, cần chủ động kết hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức biên chế ngành xây dựng, nhất là bổ sung đội ngũ làm công tác quy hoạch đủ năng lực chuyên môn thực hiện công việc theo quy định của Luật xây dựng.

- Nghiên cứu thành lập Trung tâm quy hoạch xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng và Ban chỉ đạo quy hoạch xây dựng trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện - thị tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng được duyệt.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII - kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2005./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT. HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- LĐVP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND các huyện, thị xã;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã;
- Chuyên viên VP: ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu HC+TH VP.HĐND tỉnh;
- Lưu trữ cơ quan (10 bộ)

CHỦ TỊCH




Vũ Minh Sang

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 57/2005/NQ-HĐND7 quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành

  • Số hiệu: 57/2005/NQ-HĐND7
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/12/2005
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Vũ Minh Sang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/12/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản