- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 5Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 1Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 2Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2017/NQ-HĐND | Quảng Ngãi, ngày 9 tháng 12 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU GỖ LỚN; HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH TRỒNG CÂY GỖ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Xét Tờ trình số 235/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; hỗ trợ, khuyến khích trồng cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; hỗ trợ, khuyến khích trồng cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2017./.
| CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
MỨC HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU GỖ LỚN; HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH TRỒNG CÂY GỖ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 56 /2017/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn; hỗ trợ, khuyến khích trồng rừng là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm theo dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn được UBND tỉnh phê duyệt.
b) Hỗ trợ đầu tư trồng cây phân tán (là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
c) Hỗ trợ đầu tư trồng rừng, trồng cây phân tán thực hiện đối với các loài cây nằm trong Danh mục loài cây được hỗ trợ.
d) Hỗ trợ rủi ro, hỗ trợ tín dụng khi trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; trồng rừng là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm; chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn theo dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn được được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (gọi tắt là chủ rừng) tham gia trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn; trồng rừng, trồng cây phân tán là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm.
b) Đơn vị được giao chuẩn bị cây giống trồng phân tán.
Trong quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn: Là trồng các loài cây lâm nghiệp để cung cấp nguyên liệu gỗ lớn, khai thác sau 10 năm tuổi đối với cây mọc nhanh, sau 25 năm tuổi đối với cây bản địa và cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm.
2. Chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn: Là việc tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào rừng trồng như: Chăm sóc, tỉa thưa điều chỉnh mật độ, kéo dài thời gian nuôi dưỡng rừng đối với cây mọc nhanh để cung cấp nguyên liệu gỗ lớn.
3. Cây mọc nhanh: Là các loài cây sinh trưởng nhanh, được trồng rừng sản xuất chủ yếu trên địa bàn tỉnh như các loài keo, xoan, bạch đàn.
4. Cây bản địa: Là các loài cây sinh trưởng chậm, được gây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh như sao đen, sao xanh, dầu rái, hủynh, lát hoa, trám trắng, trám hồng.
5. Cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm: Là các loài cây như Lim xanh, Sưa (Huê mộc vàng), Gơ đỏ (Cà te), Gụ mật (Gơ mật), Gụ lau, Trắc (Cẩm lai nam bộ), Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa), Giáng hương (Giáng hương trái to), Vù Hương (Xá xị).
6. Trồng cây phân tán: Là trồng cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm trên ranh giới lô, cây cảnh quan ven đường giao thông, trường học, cơ quan, bệnh xá, vườn nhà …. trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét.
7. Thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng: Là thiệt hại gây ra do ảnh hưởng của các loại hình thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Điều 3. Nguồn vốn hỗ trợ: Ngân sách tỉnh.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; hỗ trợ, khuyến khích trồng rừng là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm; hỗ trợ trồng cây phân tán
1. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn là cây mọc nhanh:
a) Điều kiện:
- Chủ rừng có cam kết trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn.
- Mỗi đơn vị diện tích chỉ hỗ trợ một lần.
- Cây giống trồng rừng được kiểm soát về chất lượng theo quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp hiện hành.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ bổ sung 2.000.000 đồng/ha cho các đối tượng đã được hưởng chính sách theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg.
c) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền, tổng số tiền hỗ trợ được cấp làm 3 lần; Lần 1 cấp 30% số tiền hỗ trợ khi trồng rừng hoàn thành, lần 2 cấp 40% số tiền hỗ trợ khi rừng trồng đủ 4 năm tuổi, lần 3 cấp 30% số tiền hỗ trợ khi rừng trồng đủ 7 năm tuổi.
2. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng là cây bản địa:
a) Điều kiện: Đảm bảo điều kiện quy định như điểm a khoản 1 Điều này.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ bổ sung 5.000.000 đồng/ha cho các đối tượng đã được hưởng chính sách theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP; 7.000.000 đồng/ha cho các đối tượng đã được hưởng chính sách theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg.
c) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền, tổng số tiền hỗ trợ được cấp làm 3 lần; Lần 1 cấp 30% số tiền hỗ trợ khi chủ rừng hoàn thành trồng rừng, lần 2 cấp 40% số tiền hỗ trợ khi kết thúc chăm sóc năm thứ nhất, lần 3 cấp 30% số tiền hỗ trợ khi rừng trồng đủ 5 năm tuổi.
3. Hỗ trợ, khuyến khích trồng rừng là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm:
a) Điều kiện: Đảm bảo điều kiện quy định như điểm a khoản 1 Điều này.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ bổ sung 10.000.000 đồng/ha cho các đối tượng đã được hưởng chính sách theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP; 12.000.000 đồng/ha cho các đối tượng đã được hưởng chính sách theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg.
c) Phương thức hỗ trợ: Thực hiện như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
4. Hỗ trợ trồng cây phân tán:
a) Điều kiện: Cây giống để trồng cây phân tán được kiểm soát về chất lượng theo quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp hiện hành.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 40.000 đồng/cây.
c) Phương thức hỗ trợ: Dùng 10% số tiền hỗ trợ để chuẩn bị cây giống theo kế hoạch hàng năm; cấp đủ số tiền hỗ trợ còn lại sau khi nghiệm thu cây trồng.
Điều 5. Hỗ trợ chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn
1. Điều kiện:
a) Chủ rừng có cam kết chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn.
b) Mỗi đơn vị diện tích chỉ hỗ trợ một lần.
c) Cây giống trồng rừng được kiểm soát về chất lượng theo quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp hiện hành.
2. Mức hỗ trợ:
a) 5.000.000 đồng/ha để thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa.
b) 300.000 đồng/ha/năm để quản lý bảo vệ, thời gian không quá bảy năm kể từ thời điểm thực hiện chuyển hóa.
c) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền, tổng số tiền hỗ trợ được cấp làm 2 lần. Lần 1 cấp 30% số tiền hỗ trợ khi chủ rừng thực hiện xong việc chặt tỉa thưa điều chỉnh mật độ lần đầu, lần 2 cấp phần còn lại khi đã điều chỉnh mật độ rừng trồng đến mật độ cuối cùng nhưng không quá năm tuổi thứ 7 của rừng trồng.
Tiền hỗ trợ quản lý bảo vệ được cấp hàng năm sau khi nghiệm thu.
Điều 6. Hỗ trợ rủi ro khi trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; trồng rừng là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm; chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn
1. Điều kiện:
a) Thiệt hại diện tích cây rừng từ 30% trở lên do các nguyên nhân bất khả kháng đối với rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn; rừng trồng là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm; rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ chuyển hóa sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn.
b) Đơn đề nghị hỗ trợ của chủ rừng có diện tích rừng trồng bị thiệt hại.
c) Biên bản xác minh hiện trường có xác nhận của tất cả các thành viên đoàn kiểm tra (thành phần đoàn kiểm tra theo quy định hiện hành).
2. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 50% giá trị thiệt hại của phần diện tích thiệt hại mà chủ rừng đã tự đầu tư đối với rừng trồng chưa có trữ lượng (dưới 3 năm tuổi đối với cây mọc nhanh; dưới 5 năm tuổi đối với cây bản địa, cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm).
b) Hỗ trợ 30% giá trị thiệt hại của phần diện tích thiệt hại mà chủ rừng đã tự đầu tư đối với rừng trồng đã có trữ lượng (từ đủ 3 năm tuổi đối với cây mọc nhanh; 5 năm tuổi đối với cây bản địa và cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm).
3. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền; trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP.
Điều 7. Hỗ trợ tín dụng khi trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; trồng rừng là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm; chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn
1. Nguyên tắc cho vay:
Thực hiện theo Điều 3 Thông tư số 27/2015/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
2. Hạn mức và thời gian vay
a) Hạn mức vay được hỗ trợ lãi suất: Tối đa là 15.000.000 đồng/ha.
b) Thời hạn hỗ trợ lãi vay: Từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.
3. Lãi suất và hỗ trợ lãi suất vay
a) Lãi suất vay: Chủ rừng được vay với mức lãi suất là 1,2%/năm
b) Hỗ trợ lãi suất vay: Ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho các đối tượng vay vốn không được ngân sách Trung ương hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.
Điều 8. Trách nhiệm của chủ rừng
1. Chỉ được khai thác sau 10 năm tuổi đối với cây mọc nhanh, sau 25 năm tuổi đối với cây bản địa và cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm.
2. Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn, trồng rừng là cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm, nếu khai thác trước thời gian quy định tại khoản 1 Điều này hoặc nếu sau 5 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách Nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.
Đối với trường hợp rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước hoặc mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ rừng không phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ./.
- 1Quyết định 1735/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt mức hỗ trợ đầu tư Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg từ năm 2008 trở đi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng thuộc các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 32/2014/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 1, Điều 1 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng thuộc chương trình dự án trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 4857/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt suất đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 4246/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025
- 6Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 7Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 155/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2020 và văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021
- 2Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Quyết định 1735/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt mức hỗ trợ đầu tư Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg từ năm 2008 trở đi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng thuộc các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 32/2014/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 1, Điều 1 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng thuộc chương trình dự án trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 8Thông tư 27/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hảnh
- 9Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 11Quyết định 4857/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt suất đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 12Quyết định 4246/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025
Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; hỗ trợ, khuyến khích trồng cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
- Số hiệu: 56/2017/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Bùi Thị Quỳnh Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực