Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội về kỳ họp thứ 9;

Căn cứ Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Xét Báo cáo số 150/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2021; phương án phân bổ ngân sách năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2022-2024; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách địa phương năm 2022, như sau:

1. Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 14.813.000 triệu đồng

Trong đó:

- Thu nội địa: 12.313.000 triệu đồng

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 2.500.000 triệu đồng

2. Tổng số thu ngân sách địa phương được hưởng: 15.312.529 triệu đồng

Trong đó:

- Thu điều tiết tại địa phương: 11.283.250 triệu đồng

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 4.029.279 triệu đồng

3. Tổng số chi ngân sách địa phương: 15.521.729 triệu đồng

Trong đó:

- Tổng số chi ngân sách cấp tỉnh: 5.915.809 triệu đồng

- Tổng số chi ngân sách cấp huyện: 7.938.673 triệu đồng

- Tổng số chi ngân sách cấp xã: 1.667.247 triệu đồng

4. Bội chi ngân sách địa phương: 209.200 triệu đồng

(Có các biểu chi tiết kèm theo)

Điều 2

1. Triển khai dự toán ngân sách Nhà nước gắn với mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo tính ổn định, bền vững, chủ động của ngân sách địa phương. Thực hiện phương châm điều hành ngân sách chủ động, sáng tạo, tiết kiệm và hiệu quả, thích ứng linh hoạt, tăng trưởng bứt phá. Các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng chống tham nhũng trong việc sử dụng kinh phí từ ngân sách và kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác quản lý, công tác thanh tra tài chính, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng ngân sách còn lãng phí, không đúng chế độ chính sách. Tổ chức đồng bộ các giải pháp, trên cơ sở bám sát điều hành của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương về dự toán ngân sách 2022 và tình hình thực tế địa phương, chủ động điều hành ngân sách đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương năm 2022.

2. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách ổn định, vững chắc. Đánh giá đầy đủ các yếu tố biến động ảnh hưởng đến nguồn thu, điều chỉnh kịp thời nguồn thu mới phát sinh để tính sát với thực tế sản xuất kinh doanh, khả năng nộp ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo khai thác kịp thời các nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh các giải pháp trong công tác quản lý thu ngân sách, với mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu đúng hạn định, chống thất thu ngân sách để hoàn thành mức cao nhất dự toán thu ngân sách năm 2022 của địa phương.

3. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Tiếp tục chủ động thực hiện các quy định hiện hành về chính sách tạo nguồn để cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2022 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); 70% nguồn tăng thu thực hiện so với dự toán năm 2022 (trừ thu tiền sử dụng đất và các khoản giảm trừ khác theo quy định); nguồn cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang (bao gồm cả 70% nguồn tăng thu thực hiện so với dự toán năm 2021 trừ thu tiền sử dụng đất và các khoản giảm trừ khác theo quy định) và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định để tạo nguồn cải cách tiền lương cho giai đoạn 2021-2025.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triệt để thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong chủ động nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương về nguồn kinh phí cho phòng chống dịch Covid-19, trong đó sử dụng tối thiểu 50% dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh thuộc chế độ phụ cấp, chính sách của Trung ương quy định, ngân sách cấp trên hỗ trợ kinh phí còn thiếu sau khi địa phương đã huy động các nguồn theo quy định. Các cấp ngân sách chủ động huy động nguồn kết dư năm trước (sau khi trích 70% tạo nguồn cải cách tiền lương), nguồn xã hội hóa, huy động nguồn dự phòng còn lại, nguồn sự nghiệp y tế, các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh không thuộc chế độ phụ cấp, chính sách của Trung ương quy định, trường hợp sau khi sử dụng hết các nguồn lực tại chỗ nhưng vẫn thiếu, ngân sách tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách.

d) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước; tập trung tháo gỡ các vướng mắc, rào cản trong quản lý đầu tư và xây dựng. Theo dõi sát tiến độ triển khai và giải ngân các dự án đầu tư trên địa bàn, chủ động đề xuất cắt giảm, điều chuyển kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước từ các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt hơn nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

đ) Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất, từ xổ số kiến thiết và các khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, trong điều hành các địa phương cần căn cứ vào dự toán đã giao và tiến độ thu thực tế, trường hợp giảm thu so với dự toán đã giao, đồng thời ngân sách các cấp không thể bù đắp từ khoản tăng thu khác thì phải chủ động rà soát, cắt giảm hoặc giãn tiến độ dự toán kinh phí đã bố trí từ nguồn trên.

e) Tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đảm bảo tài sản sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích. Tích cực xử lý các tài sản không còn nhu cầu sử dụng; thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai tiêu chuẩn định mức.

4. Tổ chức công khai ngân sách năm 2022 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

5. Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định dự toán ngân sách cấp huyện, cấp xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban TV Quốc hội; (để báo cáo)
- Thủ tướng Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ Tài chính; (để báo cáo)
- Ban Công tác Đại biểu; (để báo cáo)
- Ban Thường vụ Tỉnh Ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Lãnh đạo và CV Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Báo Hải Dương, Trang TTĐT Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm CNTT - VP UBND tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Phạm Xuân Thăng

 

Biểu số 01

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2022

(Kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2021

Dự toán năm 2022

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3=2-1

4=2/1

A

TỔNG NGUỒN THU NSĐP

12,722,323

15,312,529

2,590,206

120%

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

9,823,058

11,283,250

1,460,192

115%

-

Thu NSĐP hưởng 100%

3,206,000

4,187,500

981,500

131%

-

Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia

6,617,058

7,095,750

478,692

107%

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

2,899,265

4,029,279

1,130,014

139%

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

0

0

0

 

2

Thu bổ sung có mục tiêu

2,899,265

4,029,279

1,130,014

139%

B

TỔNG CHI NSĐP

12,840,323

15,521,729

2,681,406

121%

I

Tổng chi cân đối NSĐP

11,395,765

11,492,450

96,685

101%

1

Chi đầu tư phát triển

2,888,070

4,167,270

1,279,200

144%

2

Chi thường xuyên

8,275,210

7,043,644

-1,231,566

85%

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

5,700

0

-5,700

0%

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1,230

1,230

0

100%

5

Dự phòng ngân sách

225,555

280,306

54,751

124%

II

Chi các chương trình mục tiêu

1,444,558

4,029,279

2,584,721

279%

1

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

0

0

0

 

2

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1,444,558

4,029,279

2,584,721

279%

C

BỘI CHI NSĐP

118,000

209,200

91,200

177%

D

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

23,600

21,900

-1,700

93%

I

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

0

0

0

 

II

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh

23,600

21,900

-1,700

93%

E

TỔNG MỨC VAY QUỐC HỘI ĐỒNG Ý

141,600

231,100

89,500

163%

I

Vay để bù đắp bội chi

118,000

209,200

91,200

177%

II

Vay để trả nợ gốc

23,600

21,900

-1,700

93%

 

Biểu số 02

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2022

(Kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2022

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

A

B

1

2

 

TỔNG THU NSNN ( I II)

14,813,000

11,283,250

I

Thu nội địa

12,313,000

11,283,250

1

Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý

647,000

637,640

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

123,000

120,540

 

Thuế giá trị gia tăng

285,000

279,300

 

Thuế tài nguyên

179,000

179,000

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

60,000

58,800

 

Thu khác

 

 

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

115,000

112,720

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

40,000

39,200

 

Thuế giá trị gia tăng

74,000

72,520

 

Thuế tài nguyên

1,000

1,000

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

0

 

Thu khác

 

 

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3,095,000

2,739,110

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1,629,500

1,596,910

 

Thuế giá trị gia tăng

615,000

602,700

 

Thuế tài nguyên

500

500

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

850,000

539,000

 

Trong đó: Tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu

 

0

 

Tiền thuê mặt đất, mặt nước

 

0

 

Thu khác

 

 

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

2,325,000

2,279,020

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1,030,000

1,009,400

 

Thuế giá trị gia tăng

1,261,000

1,235,780

 

Thuế tài nguyên

26,000

26,000

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

8,000

7,840

 

Thu khác

 

0

5

Thuế thu nhập cá nhân

820,000

803,600

6

Thuế bảo vệ môi trường

900,000

423,360

7

Lệ phí trước bạ

440,000

440,000

8

Thu phí, lệ phí

130,000

100,000

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

0

10

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

30,000

30,000

11

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

250,000

250,000

12

Thu tiền sử dụng đất

3,200,000

3,200,000

13

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

28,000

28,000

14

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước

30,000

11,800

15

Thu khác ngân sách

270,000

195,000

16

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác

18,000

18,000

17

Lợi nhuận được chia của Nhà nước và lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước

15,000

15,000

II

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

2,500,000

 

 

Biểu số 03

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2022

(Kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2021

Dự toán năm 2022

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3=2-1

4=2/1

 

TỔNG CHI NSĐP

12,840,323

15,521,729

2,681,406

121%

A

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

11,395,765

11,492,450

96,685

101%

I

Chi đầu tư phát triển

2,888,070

4,167,270

1,279,200

144%

1

Chi đầu tư cho các dự án

2,706,470

3,908,170

1,201,700

144%

2

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

40,000

28,000

-12,000

70%

3

Chi từ nguồn bội chi NSĐP

118,000

209,200

91,200

 

4

Chi trả nợ vốn vay

23,600

21,900

-1,700

 

II

Chi thường xuyên

8,275,210

7,043,644

-1,231,566

85%

 

Trong đó:

 

 

 

 

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

3,669,860

4,138,634

468,774

113%

2

Chi khoa học và công nghệ

39,677

40,071

394

101%

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

5,700

0

-5,700

 

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1,230

1,230

0

100%

V

Dự phòng ngân sách

225,555

280,306

54,751

124%

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1,444,558

4,029,279

2,584,721

279%

I

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

0

0

0

 

II

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1,444,558

4,029,279

2,584,721

279%

 

Biểu số 04

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

(Kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2021

Dự toán năm 2022

So sánh

a

b

1

2

3=2-1

A

THU NSĐP ĐƯỢC HƯỞNG

22,117,656

15,312,529

-6,805,127

B

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

22,133,871

15,521,729

-6,612,142

C

BỘI CHI NSĐP

16,215

209,200

192,985

D

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH

6,635,297

4,593,759

-2,041,538

E

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

0

I

Tổng dư nợ đầu năm

154,237

170,452

16,215

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

2.32%

3.71%

 

1

Vay vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước

-

 

0

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

154,237

170,452

16,215

 

Dự án cấp nước sạch và VSNT Đồng bằng Sông Hồng

107,974

95,099

-12,875

 

Dự án năng lượng nông thôn Re II

46,263

38,552

-7,710

 

Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Hải Dương (WB8)

 

4,912

4,912

 

Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương

 

31,888

31,888

3

Vay trong nước khác

0

0

0

II

Trả nợ gốc vay trong năm

21,923

21,900

-23

1

Theo nguồn vốn vay

21,923

21,900

-23

-

Vay vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước

 

 

0

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

21,923

21,900

-23

 

Dự án cấp nước sạch và VSNT Đồng bằng Sông Hồng

12,875

12,875

0

 

Dự án năng lượng nông thôn Re II

7,710

7,710

0

 

Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Hải Dương (WB8)

1,338

1,315

-23

 

Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương

 

 

0

-

Vốn khác

0

0

0

2

Theo nguồn trả nợ

21,923

21,900

-23

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

 

0

-

Bội thu NSĐP

21,923

21,900

-23

 

Dự án cấp nước sạch và VSNT Đồng bằng Sông Hồng

12,875

12,875

0

 

Dự án năng lượng nông thôn Re II

7,710

7,710

0

 

Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Hải Dương (WB8)

1,338

1,315

-23

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

 

 

0

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

 

0

III

Tổng mức vay các dự án trong năm

38,138

231,100

192,962

1

Theo mục đích vay

 

231,100

231,100

-

Vay để bù đắp bội chi

 

209,200

209,200

-

Vay để trả nợ gốc

 

21,900

21,900

2

Theo nguồn vay

38,138

231,100

192,962

-

Vay vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước

 

 

0

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

38,138

209,200

171,062

 

Dự án cấp nước sạch và VSNT Đồng bằng Sông Hồng

 

 

0

 

Dự án năng lượng nông thôn Re II

 

 

0

 

Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Hải Dương (WB8)

6,250

34,304

28,054

 

Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương

31,888

174,896

143,008

-

Vốn trong nước khác

 

21,900

21,900

IV

Tổng dư nợ cuối năm

170,452

379,652

209,200

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

 

 

0

1

Vay vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước

0

 

0

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

170,452

357,752

187,300

 

Dự án cấp nước sạch và VSNT Đồng bằng Sông Hồng

95,099

82,225

-12,875

 

Dự án năng lượng nông thôn Re II

38,552

30,842

-7,710

 

Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Hải Dương (WB8)

4,912

37,901

32,989

 

Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương

31,888

206,784

174,896

3

Vốn khác

 

21,900

21,900

G

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

2,315

6,249

3,934

 

Dự án năng lượng nông thôn Re II

469

391

-78

 

Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)

141

882

741

 

Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương

1,705

4,976

3,271

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 50/NQ-HĐND năm 2021 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu chi ngân sách địa phương năm 2022 do tỉnh Hải Dương ban hành

  • Số hiệu: 50/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
  • Người ký: Phạm Xuân Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản