- 1Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2016/NQ-HĐND | Ninh Thuận, ngày 23 tháng 8 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 85/TTr-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục tiêu và chỉ tiêu đến năm 2020
1. Mục tiêu
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính liêm chính, chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, hiệu quả; hệ thống các cơ quan Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra.
2. Chỉ tiêu đến năm 2020
a) Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh (PAR INDEX) nằm trong tốp 15 - 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố có vị trí xếp hạng cao của cả nước, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Ninh Thuận (PAPI) được xếp trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đạt thứ hạng cao của cả nước vào năm 2020.
b) Sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước và các dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80%.
c) Hàng năm, 100% văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp được ban hành theo đúng tiến độ và được kiểm tra theo đúng quy định.
d) Cập nhật và công bố kịp thời 100% các thủ tục hành chính theo quy định. Hàng năm, phấn đấu giảm thời gian giải quyết đối với 30 thủ tục hành chính trở lên trên các lĩnh vực (tương ứng giảm 30% trở lên tổng thời gian giải quyết/01 thủ tục). Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80%.
đ) 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnh vực, tránh sự chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ; 100% các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập được phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức theo quy định.
e) 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định của tỉnh; 100% công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ phù hợp với vị trí việc làm. 100% các cơ quan, đơn vị thực hiện tinh giản biên chế theo đúng chủ trương và chỉ tiêu đã đề ra.
f) Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn chiếm từ 10% trở lên trong tổng số đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
g) Có khoảng 20 - 25% vốn đầu tư được huy động từ xã hội hóa đối với các lĩnh vực y tế, dạy nghề, giáo dục, môi trường, văn hóa và thể thao.
h) 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội; tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10%.
k) Tỷ lệ văn bản không mật trình dưới dạng file điện tử đối với Ủy ban nhân dân tỉnh là 100%, đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện là 50% và cấp xã là 30%.
l) Đến năm 2020, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, sâu rộng, an toàn, bảo mật trong các cơ quan hành chính Nhà nước phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, thúc đẩy cải cách hành chính; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trong nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả các chỉ tiêu đã đề ra tại Kế hoạch số 2402/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ và Chương trình hành động số 322-CTr/TU ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
m) Tiếp tục duy trì, cải tiến và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện; 80% đơn vị hành chính cấp xã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
Điều 2. Nội dung
1. Cải cách thể chế: tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, tính khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận. Thực hiện bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ việc đặt trọng tâm vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính: rà soát, cắt giảm mạnh các thủ tục hành chính không còn phù hợp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; ưu tiên các thủ tục hành chính phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm: đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; giáo dục; lao động; bảo hiểm; thuế; hải quan; xuất khẩu; nhập khẩu; y tế; tiếp cận điện năng; quản lý thị trường, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng. Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ các cơ quan Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, dịch vụ công và các thủ tục hành chính liên thông giữa các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.
3. Cải cách tổ chức bộ máy
a) Sắp xếp bộ máy, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính; ban hành quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu triển khai thực hiện thí điểm việc nhất thể hóa các cơ quan, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương tự nhau, góp phần tránh sự chồng chéo, trùng lắp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
b) Đẩy mạnh thực hiện các quy định về phân cấp quản lý Trung ương - địa phương trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đổi mới công tác đánh giá, công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bố trí, bồi dưỡng cán bộ. Đổi mới công tác tuyển dụng, công tác bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm.
6. Hiện đại hóa hành chính: triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính Nhà nước, giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân. Chú trọng đầu tư, hiện đại hóa trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt là cấp cơ sở.
Điều 3. Các giải pháp thực hiện
1. Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác cải cách hành chính, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân các chương trình, kế hoạch, nội dung cải cách hành chính, tạo điều kiện để mọi người tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
2. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, phân định rõ trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, đưa công tác cải cách hành chính thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành và địa phương. Gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với tiêu chí bình xét thi đua-khen thưởng hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì phối hợp thông qua việc ban hành các quy định, quy chế phối hợp để thực hiện nhiệm vụ.
4. Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, lấy ý kiến của người dân, tổ chức về kết quả cải cách hành chính. Triển khai công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm của tỉnh.
5. Bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. Làm tốt công tác sơ, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Điều 4. Thời gian và kinh phí thực hiện
1. Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến 31 tháng 12 năm 2020.
2. Kinh phí thực hiện: dự kiến khoảng 77 tỷ đồng, trích từ nguồn ngân sách tỉnh.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa X kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành nghị quyết./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2012 ban hành chương trình cải cách hành chính thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015
- 2Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2016 cải cách hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 2374/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020
- 4Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu về cải cách hành chính và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan nhà nước các cấp do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Quyết định 2421/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch bổ sung Chương trình cải cách hành chính của thành phố đến năm 2020 theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2012 ban hành chương trình cải cách hành chính thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011-2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2016 cải cách hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 2374/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020
- 8Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu về cải cách hành chính và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan nhà nước các cấp do tỉnh Bình Định ban hành
- 9Quyết định 2421/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch bổ sung Chương trình cải cách hành chính của thành phố đến năm 2020 theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Nghị quyết 48/2016/NQ-HĐND phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 48/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 23/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Nguyễn Đức Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực