Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/NQ-HĐND | Hà Nam, ngày 08 tháng 12 năm 2021 |
VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14;
Xét Tờ trình số 3357/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị phê chuẩn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận, thống nhất của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nhất là hoạt động sản xuất - kinh doanh, tâm lý và đời sống Nhân dân; song, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 8,85% so với năm 2020. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp duy trì tăng trưởng khá. Thu ngân sách, xuất khẩu tăng cao. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được triển khai kịp thời, thiết thực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ổn định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế: Kết quả thu hút đầu tư của tỉnh giảm so với cùng kỳ; tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn; công tác giải phóng mặt bằng, thi công một số dự án, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn đổi còn chậm; quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế nhất là quản lý tài nguyên khoáng sản, môi trường; việc thực hiện thủ tục đầu tư một số dự án, nhất là dự án trọng điểm của tỉnh còn chậm trễ;...
Điều 2. Mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2022
1. Mục tiêu tổng quát:
Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thực hiện tự chủ ngân sách. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, khắc phục có hiệu quả những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường. Tập trung thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành trong thực thi công vụ. Triển khai kịp thời các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
2. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2022
(1) Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá SS2010) đạt 45.493 tỷ đồng, tăng 9,8% so với ước thực hiện năm 2021.
(2) Cơ cấu kinh tế năm 2022 phấn đấu đạt: Nông lâm ngư nghiệp: 8,7%, Công nghiệp - Xây dựng: 67,9%, Dịch vụ: 23,4%.
(3) GRDP bình quân đầu người đạt 86,1 triệu đồng, tăng 11,8% so với ước thực hiện năm 2021.
(4) Thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 12.420,0 tỷ đồng (thu nội địa 10.625 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu 1.795 tỷ đồng).
(5) Vốn đầu tư toàn xã hội đạt 39.500 tỷ đồng, tăng 11,9% so với ước thực hiện năm 2021 và chiếm 52,5% GRDP.
(6) Năng suất lao động đạt 156,2 triệu đồng/người, tăng 11,8% so với ước thực hiện năm 2021.
(7) Lao động được giải quyết việc làm mới: 23.000 người; trong đó xuất khẩu 1.000 lao động.
(8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73%; trong đó qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 57%.
(9) Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,45%, giảm 1,15% so với năm 2021 (áp dụng quy định mới về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025).
(10) Số bác sỹ/10.000 dân đạt 8,0 bác sỹ; Số giường bệnh/10.000 dân đạt 24,24 giường bệnh.
(11) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy sinh dưỡng thể nhẹ cân còn 9,6%, giảm 0,2% so với năm 2021; thể thấp còi còn 20,6%, giảm 0,4% so với năm 2021.
(12) Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đến cuối năm đạt 34,2%; Tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đạt 91%.
(13) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 38,1%.
(14) Tỷ lệ hộ dân thành thị được dùng nước sạch đạt 97%; Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh theo tiêu chí mới đạt 98% (trong đó sử dụng nước sạch từ các nhà máy cung cấp nước sạch tập trung là 87%).
(15) Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom đạt 100%, trong đó xử lý 100%; Tỷ lệ rác thải nông thôn được thu gom 98%, trong đó được xử lý 92%.
(16) Lũy kế đến hết năm 2022, có 21 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu.
(17) Đến hết năm 2022, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) phấn đấu xếp thứ 8, chỉ số cải cách hành chính (PAR - index) phấn đấu xếp thứ 35 (tăng 5 bậc so với năm 2021), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) phấn đấu xếp thứ 26 (tăng bậc 02 bậc so với năm 2021) so với các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Điều 3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
1. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu đã đề ra; nỗ lực thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”. Tập trung triển khai các Chương trình, Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
2. Tập trung hoàn thiện, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý I/2022.
3. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp có dự án mới hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy. Đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi để Dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Hồng Đức, Dự án Cụm cảng Yên Lệnh, Dự án Khu công nghệ cao, các dự án lớn...hoàn thiện thủ tục, triển khai đầu tư xây dựng.
Củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng xã hội, các dịch vụ phục vụ hoạt động của các khu công nghiệp như: Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở chuyên gia, các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các công trình công cộng, công trình phúc lợi xã hội, trường học, bệnh viện...
Thực hiện hiệu quả Kế hoạch đầu tư công năm 2022; tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, chậm giải ngân.
4. Tiếp tục thực hiện các cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp. Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng các xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; chú trọng các giải pháp nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
5. Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ; tập trung triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Tam Chúc; khai thác tiềm năng, lợi thế của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc và các di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh trên địa bàn để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh. Đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm về thương mại, dịch vụ.
6. Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách, chống thất thu, chuyển giá, hạn chế nợ đọng ngân sách; chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; thường xuyên rà soát các cơ sở, căn cứ thu để điều chỉnh kịp thời, phù hợp; phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2022 để đảm bảo cân đối thu chi của tỉnh.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, quy hoạch, trật tự đô thị. Tập trung xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường các khu chăn nuôi, môi trường làng nghề, rác thải... Thực hiện hiệu quả Chương trình xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là khu vực Tây Đáy và sông Nhuệ.
8. Làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động; tiếp tục thực hiện các kế hoạch triển khai Nghị quyết Trung ương 6 về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và dân số trong tình hình mới, Nghị quyết Trung ương 7 về chính sách bảo hiểm xã hội. Thực hiện kịp thời, đúng đối tượng các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền số, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính giai đoạn 2021-2025. Tạo chuyển biến tích cực về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
10. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
11. Làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm tuyên truyền các chính sách về đầu tư, đất đai, môi trường; cung cấp thông tin chính xác, ngăn chặn, xử lý kịp thời các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
4. Hội đồng nhân dân tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, Nhân dân và các lực lượng vũ trang trong tỉnh phát huy kết quả đạt được trong năm 2021, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XIX, Kỳ họp thứ năm (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2021) thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 166/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2021 về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2022 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Quyết định 18/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Quyết định 166/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2021 về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh năm 2022 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Quyết định 18/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Nghị quyết 46/NQ-HĐND năm 2021 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 46/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Lê Thị Thủy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra