Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2012/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 13 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÁN CÔNG SANG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Báo cáo số 147/BC-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2012 về kế hoạch chuyển đổi thí điểm trường trung học phổ thông bán công sang trường trung học phổ thông công lập, Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định chuyển đổi trường Trung học phổ thông bán công sang trường Trung học phổ thông công lập. Cụ thể như sau:

- Việc chuyển đổi để đảm bảo có đủ hệ thống trường lớp, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, tiến tới phổ cập trung học; đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người học, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhân lực của địa phương và tranh thủ sự đầu tư của xã hội cho giáo dục. Đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường ổn định và phát triển, cơ sở vật chất được Nhà nước bảo trợ theo quy định của pháp luật; không gây gián đoạn quá trình học tập của người học; phù hợp với thu nhập của các tầng lớp nhân dân, các đối tượng chính sách xã hội; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và những người đã có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Việc triển khai, thực hiện chuyển đổi loại hình trường đảm bảo không gây tác động lớn tới giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.

1. Cơ chế quản lý đối với các trường sau khi chuyển đổi

1.1. Về tổ chức hoạt động: Sau khi chuyển đổi, trường hoạt động theo Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT, theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

1.2. Về nhân sự:

+ Giữ nguyên số biên chế như hiện nay (mỗi trường 05 biên chế: Hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ).

+ Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

- Đối với giáo viên cơ hữu: Giữ nguyên các chế độ, quyền lợi đang được hưởng đồng thời được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo và các chế độ khác theo quy định của nhà nước. Khi điều kiện cho phép sẽ tổ chức tuyển dụng vào viên chức theo quy định.

- Đối với giáo viên thỉnh giảng: Tiền công và các chế độ khác của giáo viên thỉnh giảng được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà trường với giáo viên và theo quy định của pháp luật.

- Đối với nhân viên: Tiền lương, tiền công và các chế độ khác được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà trường với người lao động và theo quy định của pháp luật.

1.3. Về tài sản: Thuộc sở hữu Nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

1.4. Về tài chính:

- Nhà nước tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí chi thường xuyên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị giáo dục.

- Mức thu học phí: Giữ nguyên mức thu như hiện nay và sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

- Được huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.5. Về học sinh:

Được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ trường THPT; Được chuyển đến học tại các trường: THPT dân lập, tư thục, các trường THPT công lập chuyển đổi từ các trường THPT bán công, các trung tâm giáo dục thường xuyên khi có nhu cầu và có đủ hồ sơ hợp lệ.

2. Lộ trình thực hiện

Quý I năm 2013 hoàn thành việc chuyển đổi thí điểm 02 trường: Trường THPT Kinh Môn II (huyện Kinh Môn) và Trường THPT Gia Lộc II (huyện Gia Lộc).

Sau khi sơ kết, rút kinh nghiệm sẽ lập kế hoạch chuyển đổi những trường còn lại trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để hoàn thành việc chuyển đổi tất cả các trường THPT bán công sang công lập trong năm 2013.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Bùi Thanh Quyến

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 46/2012/NQ-HĐND chuyển đổi trường Trung học phổ thông bán công sang trường Trung học phổ thông công lập do tỉnh Hải Dương ban hành

  • Số hiệu: 46/2012/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
  • Người ký: Bùi Thanh Quyến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản