Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2016/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH VỀ PHÍ THĂM QUAN DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA, BẢO TÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHOÁ XVII - KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Xét Tờ trình số: 180/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Báo cáo thẩm tra số: 20/BC-VHXH ngày 07/12/2016, của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại Kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

1. Đối tượng áp dụng:

a) Là người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

b) Các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thu phí, quản lý và sử dụng nguồn thu phí.

2. Mức thu tối đa:

a) Đối với người lớn: không quá 50.000 đồng/người/lượt.

b) Đối với Trẻ em (từ 6 tuổi đến 15 tuổi), bằng 50% mức thu người lớn.

3. Các đối tượng miễn, giảm phí thăm quan:

a) Miễn thu phí đối với các trường hợp sau:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng (Căn cứ Giấy xác nhận khuyết tật).

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

b) Giảm 50% phí thăm quan đối với các trường hợp sau:

- Người cao tuổi.

- Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa, gồm:

+ Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ.

+ Người có công với cách mạng: Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ "tiền khởi nghĩa"; Thân nhân liệt sĩ; Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh; các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.

+ Người thuộc diện chính sách xã hội: Người tàn tật, người già cô đơn; Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội;

c) Trường hợp người vừa thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người cao tuổi thì chỉ được giảm 50% mức thu phí.

4. Đơn vị thu phí:

a) Đơn vị được cấp có thẩm quyền giao trực tiếp quản lý tại các địa điểm thăm quan.

b) Tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

5. Quản lý và sử dụng tiền thu phí:

a) Đối với đơn vị thu phí là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập:

- Quản lý theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

- Đơn vị thu phí được trích lại tối đa 70% trên tổng số tiền thu được; số thu phí còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.

- Sử dụng số thu được trích để lại chi phí trực tiếp thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí sau đây (theo quy định của cấp có thẩm quyền đối với từng loại hình đơn vị):

+ Quỹ tiền lương, các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật đối với lao động hợp đồng ngoài biên chế cấp có thẩm quyền giao (không áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên).

+ Tiền công.

+ Chi phí biên lai thu phí.

+ Chi phí dịch vụ gồm: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường, công tác phí (nếu có).

+ Tu bổ và tôn tạo danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa; mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị liên quan (nếu có).

+ Trích khấu hao tài sản cố định (nếu có).

b) Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh: Thực hiện theo quy định của Luật thuế, Luật phí và lệ phí hiện hành.

Điều 2: Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định điểm tham quan được thu phí, mức thu đối với từng điểm thu phí và tỷ lệ phân chia số thu phí của từng điểm tham quan.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII - Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Nghị quyết số 86/2013/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí thăm quan trên địa bàn tỉnh Hà Giang./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu - UBTVQH;
- Bộ Tài chính; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTr. Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Hà Giang;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- TTr.HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP: Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh;|
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh; TT Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 45/2016/NQ-HĐND quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu: 45/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 11/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Thào Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản