Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XIII, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ - CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 121/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Đề án tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Bảo vệ môi trường là nền tảng của sự phát triển bền vững, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng.
2. Ưu tiên tập trung giải quyết các vấn đề trọng điểm, cấp bách về ô nhiễm môi trường, chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với chất thải rắn, nước thải, khí thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tăng cường phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật về thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải xây dựng, rác thải nông nghiệp, nông thôn.
4. Nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp, các ngành.
1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trọng tâm là xử lý chất thải; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất; giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguồn nước mặt; khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường.
- Huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
- Cụ thể hóa các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Kiểm soát ô nhiễm đối với chất thải rắn
- 90% rác thải sinh hoạt đô thị; 80% rác thải sinh hoạt nông thôn; 100% rác thải y tế; 100% chất thải nguy hại được xử lý theo quy định.
- Tăng cường phân loại rác thải tại nguồn, từng bước chuyển đổi công nghệ xử lý, giảm thiểu lượng rác phải chôn lấp; giảm tỷ lệ sử dụng túi nilon khó phân hủy tại các chợ dân sinh và sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi nilon khó phân hủy.
- Thu gom, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn bể tự hoại, bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải theo quy định.
b) Kiểm soát ô nhiễm không khí
- 100% các cơ sở sản xuất trong danh mục quy định quan trắc tự động, liên tục đối với khí thải phải thực hiện việc lắp đặt thiết bị và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm bụi giao thông từ các hoạt động vận chuyển đất đá, vật liệu, khoáng sản, chất thải, đặc biệt là tại các khu vực mỏ, khu vực thi công xây dựng.
- 100% các cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất thuộc danh mục loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải lắp đặt và duy trì vận hành hệ thống xử lý khí thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
c) Kiểm soát ô nhiễm đối với nước thải
- 100% khu công nghiệp đang hoạt động; 100% cụm công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung, lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- 50% nước thải sinh hoạt các đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường từ loại B trở lên.
- 100% các trang trại chăn nuôi tập trung có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- 100% các cơ sở sản xuất trong danh mục quy định quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải phải thực hiện việc lắp đặt thiết bị và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tăng cường bảo vệ các nguồn nước không để gia tăng ô nhiễm và bị xâm lấn.
d) Tăng cường phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường
- 100% dự án đầu tư mới thực hiện đầy đủ các thủ tục về môi trường theo quy định pháp luật.
- Đầu tư ít nhất 18 trạm quan trắc môi trường xung quanh tự động, liên tục.
- Từng bước di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không phù hợp quy hoạch vào các khu, cụm công nghiệp.
- Các vùng đất, bùn bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác được xử lý đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- 95% số xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
1. Tiếp tục tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Tăng cường công tác quản lý các nguồn nước thải, khí thải, chất thải rắn để kiểm soát ô nhiễm không khí và nguồn nước.
4. Tăng cường phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.
5. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và nâng cao vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
6. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường từ cấp xã đến cấp tỉnh.
7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo về ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền.
Kinh phí thực hiện đề án: 360 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí: Sự nghiệp môi trường hàng năm, nguồn đầu tư phát triển và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khoá XIII, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2020./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 09/2021/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, sơ chế, tái chế, xử lý phế liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 06/2021/QĐ-UBND về quy định cụ thể mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5Quyết định 260/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 09/2021/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, sơ chế, tái chế, xử lý phế liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 06/2021/QĐ-UBND về quy định cụ thể mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 10Quyết định 331/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cà phê gắn với chế biến, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La
Nghị quyết 42/NQ-HĐND năm 2020 thông qua Đề án tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 42/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Phạm Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra