- 1Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 2Luật Tổ chức Quốc hội 2014
- 3Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 4Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020
- 5Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Hiến pháp 2013
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 413/NQ-UBTVQH15 | Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14;
Căn cứ Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 1227/NQ-UBTVQH14 ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 287/NQ-UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15 ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp tại Tờ trình số 321/TTr-VNCLP ngày 12 tháng 10 năm 2021 về Định hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ thực hiện tại cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội giai đoạn 2021-2026,
QUYẾT NGHỊ:
2. Viện Nghiên cứu lập pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước tại cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường; vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
| TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THỰC HIỆN TẠI CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI, CƠ QUAN THUỘC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ VĂN PHÒNG QUỐC HỘI GIAI ĐOẠN 2021-2026
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 413/NQ-UBTVQH15 ngày 03 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
Nội dung nghiên cứu khoa học thực hiện tại cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội giai đoạn 2021-2026 bao gồm các nhóm định hướng sau:
1. Nghiên cứu thể chế hóa các văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và những vấn đề do yêu cầu thực tiễn đặt ra, những vấn đề mang tính dự báo gắn với việc thực hiện chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao của Quốc hội khóa XV. Cụ thể:
1.1. Nghiên cứu phục vụ việc tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tạo lập khung khổ pháp lý thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra. Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng, tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, tăng cường cơ chế giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển đất nước nhanh, bền vững.
1.2. Nghiên cứu phục vụ chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, tập trung vào vấn đề đổi mới cơ chế thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; hoạt động giám sát tập trung vào các vấn đề lớn, quan trọng, được cử tri và dư luận Nhân dân quan tâm.
1.3. Nghiên cứu phục vụ chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội trong quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước và các lĩnh vực khác; nghiên cứu, cung cấp các luận cứ khoa học góp phần phục vụ các quyết sách của Quốc hội về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.
1.4. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong việc tiếp tục cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội gắn với việc thực hiện nhiệm vụ lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội (như xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội; v.v...); vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả công tác dân nguyện, công tác đại biểu của Quốc hội.
1.5. Nghiên cứu phục vụ việc đổi mới tăng cường mối quan hệ công tác giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với hệ thống cơ quan dân cử ở địa phương, trong đó tập trung vào chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; việc đổi mới phương thức, nội dung bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho đại biểu dân cử và các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách đối với đại biểu dân cử.
2. Nghiên cứu phục vụ việc thể chế hóa định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Cụ thể:
2.1. Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm tháo gỡ các “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển; nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện khung khổ pháp lý cho những vấn đề mới (như phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số); tiếp tục hoàn thiện pháp luật về các lĩnh vực như ngân sách nhà nước, thuế, ngân hàng, phát triển kinh tế, năng lượng.
2.2. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.
2.3. Nghiên cứu phục vụ quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội; hoàn thiện pháp luật về y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với dịch bệnh có quy mô tác động lớn; nâng cao chất lượng dân số.
2.4. Nghiên cứu phục vụ quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội với bảo vệ môi trường.
2.5. Nghiên cứu phục vụ tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh.
2.6. Nghiên cứu phục vụ triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng.
2.7. Nghiên cứu phục vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của Nhân dân; đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân.
3. Nghiên cứu phục vụ việc xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Xác định rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền; bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.
Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; tăng tính chủ động của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong công tác lập pháp; tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri; nâng cao chất lượng lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; tiếp tục nghiên cứu, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp; xây dựng Chính phủ số, đô thị thông minh đi đôi với phát triển nền kinh tế số, xã hội số; đẩy mạnh phân công, phân quyền hợp lý, hiệu quả đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, đẩy mạnh cải cách tư pháp; đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.
4. Nghiên cứu phục vụ tổng kết 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; tổng kết 40 năm đổi mới đất nước; nghiên cứu khoa học phục vụ kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam.
Theo nội dung Định hướng trên đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp cập nhật yêu cầu nghiên cứu hàng năm, gắn với chương trình công tác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, cụ thể hóa thành kế hoạch nghiên cứu để triển khai thực hiện./.
- 1Quyết định 3418/QĐ-BKHCN năm 2021 phê duyệt khung Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao, phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 604/QĐ-TANDTC năm 2021 phê duyệt công trình nghiên cứu khoa học năm 2022 của Tòa án nhân dân tối cao
- 3Quyết định 829/QĐ-BKHCN năm 2022 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí và tự động hóa", mã số: KC.03/21-30 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 98/QĐ-VKSTC năm 2023 phê duyệt Định hướng nghiên cứu khoa học năm 2024 của ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Nghị quyết 413/NQ-UBTVQH15 năm 2021 về Định hướng nghiên cứu khoa học thực hiện tại cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội (giai đoạn 2021-2026) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 413/NQ-UBTVQH15
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 03/11/2021
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực