Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/NQ-HĐND | Bến Tre, ngày 30 tháng 11 năm 1993 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ ĐỀ ÁN KINH TẾ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG V
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ vào Điều 120 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 18 tháng 4 năm 1992;
Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 11 tháng 7 năm 1989;
Sau khi nghe Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, Giám đốc Sở Nông - Lâm, Phó Giám đốc Sở Điện lực, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp được sự uỷ nhiệm của UBND tỉnh trình bày một số đề án kinh tế thực hiện Nghị quyết Trung ương V; Nghe thuyết trình của Ban Kinh tế - Kế hoạch và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
1. Nhất trí thông qua nội dung với những ý kiến bổ sung của Ban Kinh tế - Kế hoạch - ngân sách và của các Đại biểu HĐND tỉnh mà Đoàn thư ký đã tổng hợp báo cáo trước kỳ họp, về:
- Đề án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn tại 3 xã: Tân Thiềng (Chợ Lách) ( Hương Mỹ (Mỏ Cày) và Bảo Thạnh (Ba Tri).
- Đề án phát triển điện hóa nông thôn (l994-1995) và phương án phụ thu tiền điện do nguồn vốn hỗ trợ cho các công trình phát triển lưới điện và các xã nghèo gặp nhiều khó khăn trong năm 1994-1995.
- Việc tổ chức triển khai đề án tổng quan lâm nghiệp và 3 dự án:
+ Lâm-Ngư-Công nghiệp và rừng phòng hộ của huyện Bình Đại.
+ Rừng phòng hộ ven biển Ba Tri.
+ Lâm-Ngư-Công nghiệp và rừng phòng hộ của huyện Thạnh Phú.
- Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương tiến hành xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật nhà máy đường 300-500 tấn mía cây/ngày theo công nghệ Nhà máy đường Diên Khánh (Khánh Hoà)
2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân căn cứ vào ý kiến đóng góp của các Đại biểu HĐND tỉnh, chỉnh lý 3 đề án, dự án, phương án và nhanh chóng triển khai cho các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả, đồng thời tổ chức nghiên cứu xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật nhà máy đường đảm bảo cơ sở khoa học, khả thi và mang 1ại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, HĐND tỉnh lưu ý một số vấn đề sau:
a) Về đề án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn tại 3 xã: Tân Thiềng (Chợ Lách), Hương Mỹ (Mỏ Cày) và Bảo Thạnh (Ba Tri):
Đây 1à những đề án tổng hợp có 1iên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, do vậy cần xác định rõ mục tiêu cả về kinh tế lẫn văn hóa xã hội của 2 năm 1994-1995 và đến năm 2000. Trong biện pháp thực hiện phải có sự chỉ đạo, phối hợp đồng bộ giữa UBND các cấp, các ngành, các đoàn thể: Trong đó, cần làm rõ vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước, tỉnh, huyện, vai trò chủ đạo của xã trong việc vận động quần chúng nhân dân thực hiện đề án để đảm bảo đề án thực hiện có hiệu quả, tránh ỷ lại vào vốn đầu tư của Nhà nước, như vậy mới có thể triển khai rộng được: Do đó, việc bố trí tổ chức đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã phải có trình độ năng lực, phẩm chất tốt được quần chúng tín nhiệm, đồng thời với việc tăng cường kiểm tra, hướng dẫn của cấp trên.
Bên cạnh việc bố trí phát triển sản xuất theo quy hoạch, cơ cấu kinh tế mới, bố trí hợp lý năng lực đầu tư, chỉ đạo thi công các công trình cơ sở hạ tầng theo như đề án đã xác định, cần quan tâm đến các chính sách tín dụng, khuyến nông và đặc biệt là các chính sách xã hội. Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể về giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo trong quá trình triển khai đề án này.
Song song với quá trình triển khai thực hiện 3 đề án của 3 xã này, UBND các huyện, thị xã phải chỉ đạo xây dựng đề án ở các xã thuộc địa phương mình; cần định rõ bước đi, chỉ đạo sơ tổng kết rút kinh nghiệm từng bước để áp dụng cho những xã có điều kiện sinh thái tương tự, đảm bảo để từ nay đến năm 2000 tạo chuyển biến rõ rệt ở nhiều xã trong tỉnh có thu nhập bình quân đạt 400 USD/người như Nghị quyết Đảng đã đề ra.
b) Về đề án phát triển điện hóa nông thôn và phương án phụ thu tiền điện:
Để thực hiện mục tiêu đến năm 1995 đạt 61 triệu kwh điện thương phẩm (tương đương 72 triệu kwh điện sản xuất) về đến trung tâm 137 xã, phường/156 xã, phường; Ngoài khả năng đầu tư của Nhà nước, cần huy động vốn trong nhân dân một cách hợp lý. Cần nghiên cứu phương án thí điểm ngành điện đầu tư 100% vốn từ nguồn vốn vay, sau đó kinh doanh thu hồi hoặc thí điểm cho tư nhân đầu tư kinh doanh nhưng phải có sự quản lý chặt chẽ của ngành điện bảo đảm việc thu hồi vốn với lãi suất và giá cả hợp lý. Bên cạnh việc đầu tư phát triển, ngành điện cần chấn chỉnh, cải tiến những vấn đề chưa hợp lý, các tồn tại còn phổ biến trong quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh hệ thống điện ở nông thôn. Có chính sách giá công bằng đối với những hộ dân tự góp vốn kéo đường dây đưa điện về xã mình. Cần tổ chức thí điểm một số tổ hợp tham gia tự quản.
Về phương án phụ thu tiền điện: tán thành mức phụ thu 12% trên giá gốc đối với tất cả các thành phần kinh tế các hộ dùng điện (không phụ thu đối với hộ dân ở nông thôn, dùng cho nhu cầu ánh sáng sinh hoạt). Dành tỷ lệ 0,5% trích từ phụ thu tiền điện đề chi phí cho công tác phụ thu.
Về biện pháp sử dụng nguồn vốn thống nhất đầu tư khoảng 50% cho 1km đường dây đối với xã có trên 30% số hộ có mức sống thấp và đầu tư khoảng 25% cho 1km đường dây cho các xã có trên 20% số hộ có mức sống thấp.
Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phụ thu tiền điện trước khi thực hiện.
c) Về dự án tiền khả thi xây dựng nhà máy đường 300-500 tấn mía cây/ngày, khi xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật, chủ dự án cần 1ưu ý:
- Cần nghiên cứu kỹ và cân nhắc thận trọng trong việc đầu tư xây dựng xí nghiệp quốc doanh trong tình hình hiện nay: nếu có điều kiện nên xây dựng xí nghiệp công ty hợp doanh hoặc xí nghiệp cổ phần vay vốn 100% để triển khai dự án.
- Về địa điểm: Cần xem xét kỹ thêm chú ý bảo đảm điều kiện giao thông, điện, nước và có khả năng mở rộng sau này để tổ chức sản xuất thêm sản phẩm phụ và không gây ô nhiễm môi trường.
- Cần có phương án cụ thể về cấp nước (trong mùa khô); Phương án xử 1ý chất thải bảo đảm môi trường xung quanh, nhất là môi trường nước; Phương án đầu vào trong việc huy động nguyên liệu đáp ứng công suất nhà máy và phương án tổ chức quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ sức đáp ứng yêu cầu quản lý nhà máy đạt hiệu quả vững chắc và lâu bền.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản trình Chính phủ phê duyệt dự án trước khi thực hiện. Hội đồng xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật cần tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định kỹ các mặt về công nghệ, môi trường hiệu quả kinh tế-xã hội trước khi trình Chính phủ phê duyệt chính thức.
đ) Về đề án tổng quan lâm nghiệp và 3 dự án trồng rừng sản xuất và phòng hộ ven biển.
Cần tổ chức thẩm định lại hiện trạng sử dụng đất vùng dự án và có phương án cụ thể giải quyết các tồn tại về rừng và đất rừng một cách có lý theo đúng pháp luật, có sự thống nhất giữa tỉnh, huyện, xã và nhân dân vùng dự án trong việc xác định cụ thể lâm phận. Thành lập Ban quản lý dự án. Căn cứ vào Luật Đất đai năm 1993 và quỹ đất của huyện, định mức phân bổ hợp lý, tổ chức khoán hộ thành viên và cấp giấy quyền sử dụng đất cho các hộ thành viên để tạo sự ổn định, yên tâm sản xuất cho người trồng rừng.
- Tổ chức tốt việc điều động dân cư đến lập nghiệp, thực hiện đầy đủ chính sách kinh tế mới, tổ chức đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần cho người trồng rừng để bà con gắn bó lâu dài trên mảnh đất canh tác được nhận khoán, tổ chức xây đựng hệ thống chính trị để góp phần tăng cường khả năng quốc phòng toàn dân.
- Tổ chức tốt việc phát động cho dân học tập luật bảo vệ rừng và đề án tổng quan lâm nghiệp của tỉnh để tạo sự thống nhất và tự giác thực hiện.
- Sử dụng bộ máy tổ chức và quản lý thực hiện đề án có đủ năng lực quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do Nhà nước cấp hoặc vay Ngân hàng theo định mức của đề án, giao vốn đển tận tay người trồng rừng, nhận khoán hộ… tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng kém hiệu quả.
- Bảo đảm hướng dẫn cho dân thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, có biện pháp kết hợp hài hòa giữa trồng rừng và nuôi tôm theo tỷ lệ cho phép (rừng >70%) để vừa đảm bảo độ che phủ tán rừng, lấy ngắn nuôi dài ổn định cuộc sống người dân và khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng của đất rừng.
- Xem việc tổ chức thực hiện tổng quan lâm nghiệp của tỉnh và 3 dự án của 3 huyện ven biển là một bộ phận quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới ở các xã ven biển theo tinh thần Nghị quyết Trumg ương V.
3. Các Ban của HĐND tỉnh có trách nhiệm giúp Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục, động viên các từng lớp nhân dân hưởng ứng và tích cực thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 30 tháng 11 năm 1993./.
| TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE |
- 1Quyết định 2355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2303/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Luật Đất đai 1993
- 4Quyết định 2355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2303/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 1993 về một số đề án kinh tế thực hiện Nghị quyết Trung ương V do Tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 40/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 30/11/1993
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Dương Văn Ẩn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/11/1993
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra