Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2005/NQ-HĐND | Lạng Sơn, ngày 5 tháng 8 năm 2005 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi xem xét Tờ trình số 26/TTr-UBND ngày 20/7/2005 của UBND tỉnh về việc phê chuẩn Đề án phát triển Giao thông nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn Đề án phát triển Giao thông nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, với các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát:
Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận tải của tỉnh Lạng Sơn đã được điều chỉnh bổ sung và quy hoạch phát triển giao thông vận tải của các huyện, thành phố giai đoạn 2005 - 2010. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư mở rộng, cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, nhanh chóng khắc phục tình trạng xuống cấp, từng bước nâng cao chất lượng của hệ thống đường giao thông nông thôn, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất, đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh, xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn các huyện, thành phố, Đề án khoán quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường tỉnh, huyện để áp dụng thống nhất trên toàn tỉnh.
b) Phấn đấu đến cuối năm 2010 đạt:
- 90% số xã (186/207) có đường ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa;
- Nâng tỷ lệ mặt đường tỉnh, huyện được nhựa hóa từ 35,18% lên 60% (bình quân mỗi năm thực hiện 71,2km);
- Nâng tỷ lệ mặt đường các loại trên địa bàn xã được xây dựng từ 10,24% lên 45,9% (Bình quân mỗi năm xây dựng 150 km mặt đường các loại, chủ yếu nhà nước hỗ trợ xi măng để xây dựng mặt đường xã)
c) Hoàn thành việc khai thông 2 tuyến đường ô tô liên huyện: Hữu Liên - Lân Cà (Hữu Lũng - Bắc Sơn) và Hoà Bình - Bình La - Gia Miễn (Văn Quan - Bình Gia - Văn Lãng);
d) Xây dựng được 2 cầu lớn vượt sông ở vị trí trọng yếu (Yên Bình, Hoà Lạc, huyện Hữu Lũng);
3- Một số giải pháp chủ yếu:
a) Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp đầu tư xây dựng và quản lý duy tu:
- Đối với các tuyến đường tỉnh, huyện do nhà nước đầu tư xây dựng; những tuyến quan trọng thì tỉnh quản lý và duy tu, những tuyến còn lại giao cho huyện quản lý và duy tu (theo quyết định phân cấp quản lý của Tỉnh đã có); tiếp tục điều chỉnh việc khoán quản lý, đường huyện cho hộ dân hoặc nhóm hộ dân quản lý và duy tu theo quy định chung, thống nhất trên toàn tỉnh.
- Đối với các tuyến đường xã, thôn, bản, ngõ xóm do nhân dân tự đầu tư xây dựng là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần vật tư kỹ thuật chủ yếu như xi măng, sắt, thép, ống cống... và do dân tự quản lý, duy tu sửa chữa thường xuyên.
b) Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn:
- Để đạt được các mục tiêu về phát triển giao thông nông thôn, tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 650 tỷ đồng, bình quân 130 tỷ đồng/ năm; dự kiến huy động từ các nguồn sau:
+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 350 tỷ đồng, bình quân 70 tỷ đồng/ năm;
+ Nguồn vốn vay, tài trợ: 270 tỷ đồng, bình quân 54 tỷ đồng/ năm;
+ Huy động nhân dân đóng góp bằng tiền: 30 tỷ đồng, bình quân 6 tỷ đồng/ năm (chưa kể huy động lao động công ích hàng năm);
- Trong cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cần ưu tiên vốn đầu tư cho giao thông nông thôn, lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu khác trên địa bàn.
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương, vốn vay, tài trợ của nước ngoài.
- Hàng năm, cân đối một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh và lượng xi măng địa phương hỗ trợ làm đường bê tông nông thôn, đảm bảo xây dựng mới được 150 km mặt đường.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc huy động nhân dân đóng góp sức lao động, tiền, vật tư để làm đường giao thông nông thôn; đối với số lao động trong độ tuổi huy động đóng góp 4 ngày công trong tổng số 10 ngày công lao động công ích, những người không tham gia lao động trực tiếp, có thể đóng góp bằng tiền theo mức quy định tại Nghị quyết số 07 ngày 27/7/2000 của Hội đồng nhân dân tỉnh; đối với cán bộ công nhân viên chức và lực lượng vũ trang đóng góp 2 ngày lương/1 người/năm; huy động sự đóng góp của các tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn.
- Vận động sự đóng góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm, các tổ chức kinh tế, xã hội;
Điều 2. Hội đồng nhân tỉnh giao cho UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết này, hàng năm báo cáo HĐND tỉnh kết quả thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV kỳ họp thứ 4 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVII, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 2Nghị quyết 20/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013- 2015
- 3Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2012 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành từ ngày 01/01/2000 đến hết ngày 30/9/2011 đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ văn bản
- 4Nghị quyết 42/2006/NQ-HĐND về Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010
- 5Nghị quyết 68/2008/NQ-HĐND phê chuẩn đề án hỗ trợ tiền lương nghỉ việc đối với cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2012 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành từ ngày 01/01/2000 đến hết ngày 30/9/2011 đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ văn bản
- 2Nghị quyết 05/2008/NQ-HĐND về miễn và không thu một số khoản phí, lệ phí, sửa đổi một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc huy động đóng góp của cán bộ, công chức viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVII, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 3Nghị quyết 20/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn thuộc 65 xã đạt tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013- 2015
- 4Nghị quyết 42/2006/NQ-HĐND về Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010
- 5Nghị quyết 68/2008/NQ-HĐND phê chuẩn đề án hỗ trợ tiền lương nghỉ việc đối với cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Nghị quyết 38/2005/NQ-HĐND phê chuẩn đề án phát triển Giao thông nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 38/2005/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 05/08/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Hoàng Công Hoàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2005
- Ngày hết hiệu lực: 07/09/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra