HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2024/NQ-HĐND | Quảng Ninh, ngày 10 tháng 7 năm 2024 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Xét Tờ trình số 1610/TTr-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2024, Văn bản số 1699/UBND-KTTC ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Báo cáo thẩm tra số 92/BC-HĐND ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận, biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về chính sách hỗ trợ, đối tượng, điều kiện, phương thức hỗ trợ và nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn; hỗ trợ sản xuất dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ban hành Danh mục các loài cây được áp dụng chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn (tại Phụ lục I kèm theo); danh mục các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu được áp dụng chính sách hỗ trợ sản xuất dưới tán rừng (tại Phụ lục II kèm theo).
2. Đối tượng áp dụng
a) Doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), hợp tác xã đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là tổ chức) tổ hợp tác (từ 02 hộ gia đình, cá nhân tham gia trở lên, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật), hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có liên quan đến hoạt động phát triển trồng rừng gỗ lớn.
b) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.
3. Nguyên tắc, điều kiện áp dụng
a) Tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có nguyện vọng tham gia các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết này phải được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; lập phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng (trồng cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm) theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành lâm nghiệp, nông nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được hưởng chính sách hỗ trợ phải có diện tích từ 03 ha trở lên nằm trong phân vùng trồng rừng gỗ lớn được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và công bố và các loại cây gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng trong Phương án phải nằm trong danh mục quy định tại phụ Phụ lục I, Phục lục II kèm theo Nghị quyết này.
c) Tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được hưởng nhiều nội dung hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này nhưng mỗi nội dung chỉ được hỗ trợ một lần cho cả chu kỳ kinh doanh theo từng loài cây. Trong cùng một thời gian, một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ khác theo các quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
d) Tổ chức, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân đã nhận kinh phí hỗ trợ mà không thực hiện đúng theo phương án được phê duyệt thì phải hoàn trả 100% kinh phí Nhà nước hỗ trợ, trừ các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro theo quy định. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể việc hoàn trả ngân sách tỉnh đối với kinh phí đã hỗ trợ và xử lý rủi ro thực hiện chính sách theo quy định của pháp luật.
đ) Đối với các nội dung không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này thì thực hiện theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.
c) Nhà nước thực hiện cấp ngân sách cho đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân để trồng rừng gỗ lớn theo Nghị quyết này.
4. Chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn
a) Đối tượng hỗ trợ theo điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Trồng rừng bằng các loài cây thuộc Danh mục tại Phụ lục I Nghị quyết này theo phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy mô diện tích trồng rừng: tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân từ 03 ha trở lên; hợp tác xã, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 ha trở lên; doanh nghiệp từ 10 ha trở lên.
- Cây giống để trồng rừng của chủ rừng phải có đủ hồ sơ theo quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
- Được kiểm tra, nghiệm thu theo quy định.
c) Hình thức hỗ trợ và mức hỗ trợ
7 Hỗ trợ bằng tiền: Hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống và công chăm sóc; hỗ trợ 400.000 đồng/ha chi phí lập phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng. Nhà nước cấp ngân sách với mức tối đa không quá 20 triệu đồng/ha để đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân trồng rừng gỗ lớn theo Nghị quyết này.
- Hỗ trợ vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đối với thành viên thuộc tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân: Mức cho vay theo phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được phê duyệt nhưng không quá 30 triệu đồng/ha. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ. Thời hạn cho vay theo phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng nhưng tối đa không quá 25 năm. Trong 05 năm đau khách hàng chưa phải trả nợ gốc. Tổng số tiền vay trên 200 triệu đồng/hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết này phải bảo đảm tiền vay theo quy định tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Áp dụng đối với danh mục loài cây trong Phụ lục I kèm theo Nghị quyết này và loài cây Quế.
d) Phương thức hỗ trợ
- Hỗ trợ bằng tiền đối với tổ chức: cấp làm 02 lần, lần 1 vào năm thứ nhất, cấp 60% tổng mức kinh phí hỗ trợ theo phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được phê duyệt sau khi đạt nghiệm thu trồng rừng; lần 2 vào năm thứ tư, cấp kinh phí còn lại sau khi nghiệm thu chăm sóc rừng.
- Hỗ trợ bằng tiền đối với tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân: cấp làm 02 lần, lần 1 vào năm thứ nhất, hỗ trợ tối đa không quá 15 triệu đồng/ha sau nghiệm thu trồng rừng; lần 2 vào năm thứ ba, cấp kinh phí còn lại sau khi nghiệm thu chăm sóc rừng.
- Hỗ trợ chi phí lập phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng: Cấp 1 lần sau khi phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đối với thành viên thuộc tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân 02 lần, trong đó lần 1 giải ngân 50% số tiền sau khi có quyết định phê duyệt phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng; lần 2 giải ngân số tiền còn lại sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ kinh phí. Đối với hỗ trợ vay vốn trồng rừng bằng cây Quế thực hiện giải ngân 01 lần sau khi phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Chính sách hỗ trợ sản xuất dưới tán rừng
a) Đối tượng hỗ trợ: tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tham gia chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn quy định tại khoản 4 Điều này.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu thuộc Danh mục tại Phụ lục II Nghị quyết này trên diện tích đã tham gia chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn chăn nuôi gia súc (lợn, dê), gia cầm theo phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không hỗ trợ đối với trồng rừng bằng loài cây Quế.
- Quy mô diện tích trồng tập trung cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu từ 0,2 ha trở lên.
- Cây giống lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu phải có đủ hồ sơ theo quy định hiện hành.
- Được kiểm tra, nghiệm thu theo quy định.
c) Hình thức hỗ trợ và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ bằng tiền: Hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/ha rừng gỗ lớn để mua cây giống, con giống.
- Hỗ trợ vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đối với thành viên tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân: Mức cho vay tối đa không quá 30 triệu đồng/ha diện tích trồng rừng gỗ lớn được nghiệm thu theo quy định. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Thời hạn cho vay theo phương án trồng rừng gỗ lớn và sản xuất dưới tán rừng được phê duyệt nhưng tối đa không quá 05 năm. Tổng số tiền vay trên 200 triệu đồng/hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các chính sách tại Nghị quyết này phải bảo đảm tiền vay theo quy định tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
d) Phương thức hỗ trợ
- Hỗ trợ bằng tiền: Cấp kinh phí 01 lần bằng tiền sau khi được kiểm tra, nghiệm thu theo quy định.
- Hỗ trợ vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ kinh phí trồng rừng gỗ lớn.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách tỉnh từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, chương trình, đề án, dự án có liên quan và nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Ngân sách tỉnh bố trí hàng năm để ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh thực hiện cho vay.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026 và thay thế Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
1. Các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
2. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2026, Nghị quyết hết hiệu lực thi hành, các nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 1 Nghị quyết này được tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.
Điều 5. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định và phù hợp với phân cấp quản lý. Quy định cụ thể về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu phương án trồng rừng gỗ lớn, phương án sản xuất dưới tán rừng; quy chế quản lý, khai thác đối với diện tích trồng rừng gỗ lớn.
Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm: xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, phê duyệt, nghiệm thu, quản lý, theo dõi hồ sơ hỗ trợ; báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện Nghị quyết; việc xử lý các trường hợp không thực hiện đúng theo phương án được duyệt và xử lý rủi ro khi thực hiện chính sách theo quy định của pháp luật, đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, vi phạm trong thực hiện chính sách.
2. Thường trực, các ban, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2024./.
| CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG GỖ LỚN ĐƯỢC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
(Kèm theo Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2024 của HĐND tỉnh)
TT | Loài cây | Tên Khoa học |
1 | Giổi xanh | Michelia mediocris |
2 | Sồi phảng | Castanopsis cerebrina |
3 | Vù hương | Cinnamomum balansae |
4 | Trám trắng | Canarium album |
5 | Lát hoa | Chukrasia tabularis |
6 | Mỡ | Manglietia glauca |
7 | Xoan đào | Prunus arborea |
8 | Chò nâu | Diptercarpus retusus |
9 | Dẻ đỏ | Lithocarpus ducampii |
10 | Lim xanh | Erythrofloeum fordii |
11 | Sưa đỏ | Dalbergia tonkinensis |
12 | Xoan nhừ | Choerospondias axillaris |
13 | Re gừng | Cinnamomum obtusifolium |
14 | Sao đen | Hopea odorata |
15 | Xoan ta | Melia azedarach |
16 | Hồi | Illicium verum |
17 | Dó bầu | Aquilaria crassna |
18 | Đàn hương | Santalum album |
19 | Dẻ trắng | Lithocarpus dealbatus |
20 | Giổi bắc | Michelia macclurei |
21 | Lát Mexico | Cedrela odorata |
22 | Thông caribe | Pinus caribaea |
23 | Thông nhựa | Pinus merkusii |
24 | Thông mã vĩ | Pinus massoniana |
25 | Sa mộc | Cunninghamia lanceolata |
26 | Lõi thọ | Gmelia arborea |
27 | Gáo trắng | Neolamarckia cadamba |
28 | Trám đen | Canarium tramdenum |
29 | Sở | Camellia oleifera, Camellia Sasanqua |
DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ, CÂY DƯỢC LIỆU ĐƯỢC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
(Kèm theo Nghị quyết số 37/2024/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2024 của HĐND tỉnh)
STT | Loài cây | Tên Khoa học |
1 | Trà hoa vàng | Camellia chrysantha |
2 | Ba kích tím | Morinda officinalis |
3 | Bảy lá một hoa | Paris polyphylla |
4 | Cát sâm | Miletia speciosa |
5 | Cẩu tích | Cibotium barometz |
6 | Đảng sâm bắc | Codonopsis pilosula |
7 | Đảng sâm nam | Codonopsis javanica |
8 | Hà thủ ô đỏ | Fallopia multiflora |
9 | Hoàng đằng | Fibraurea tinctoria |
10 | Hoàng tinh đỏ | Polygonatum kingianum |
11 | Hoàng tinh hoa trắng | Disporopsis longifolia |
12 | Khôi tía | Ardisia silvestris |
13 | Kim ngân hoa | Lonicerae japonica |
14 | Nhân trần | Adenosma caerulea |
15 | Nghệ vàng | Curcuma longa |
16 | Sa nhân tím | Amomum xanthioides |
17 | Sâm cau đỏ | Curculigo orchioides |
18 | Địa liền | Kaempferia galanga |
19 | Bách bộ | Stemona tuberosa |
20 | Thiên niên kiện | Homalomena occulta |
21 | Xạ can | Belamcanda chinensis |
Nghị quyết 37/2024/NQ-HĐND quy định chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 37/2024/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/07/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Xuân Ký
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết