Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/2013/NQ-HĐND | Điện Biên, ngày 13 háng 12 năm 2013 |
BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 23 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 3505/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2013 đề nghị ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-BDT ngày 7/12/2013 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông- lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên với các nội dung sau:
- Nghị quyết này quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Đối tượng được áp dụng: Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Các chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này nếu trùng với các chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng mức hỗ trợ cao nhất.
- Các nội dung không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.
- Quy định các xã phường, thị trấn thuộc khu vực I, II, III tại Nghị quyết này thực hiện theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc ngày 19/9/2013 về công nhận thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015.
II. Nội dung cụ thể của các chính sách hỗ trợ
1. Hỗ trợ giống cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày:
1.1 Các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I:
- Hỗ trợ 50%giá giống ngô lai, ngô kỹ thuật và đậu tương trên đất một vụ lúa, 2 vụ lúa.
- Hỗ trợ 30% giá giống đậu tương, ngô trên đất nương, đất bãi.
- Hỗ trợ 30% giá giống lúa xác nhận, 30% giá giống lúa lai.
1.2 Các xã, thị trấn thuộc khu vực II:
- Hỗ trợ 30% giá giống lúa xác nhận, 50% giá giống lúa lai.
- Hỗ trợ 50% giá giống ngô, đậu tương trên đất nương, đất bãi; hỗ trợ 80% giá giống ngô, đậu tương trên đất ruộng 1 vụ lúa; 2 vụ lúa.
1.3 Các xã, thị trấn thuộc khu vực III:
- Hỗ trợ 100% giá giống các loại: lúa lai, lúa xác nhận (lúa nước, lúa chịu hạn), ngô lai, ngô kỹ thuật.
- Hỗ trợ 100% giá giống đậu tương đối với các xã có diện tích trồng đậu tương tập trung từ 5 ha trở lên.
1.4 Định mức và hạn mức hỗ trợ
a, Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa ruộng được hỗ trợ giá giống: Không vượt quá 35% diện tích gieo trồng đối với các xã, phường thị trấn, thuộc khu vực I và khu vực II; không quá 10% diện tích gieo trồng đối với các xã thuộc khu vực III. Các đối tượng được phân bổ hỗ trợ luân phiên, không phân bổ bình quân cho các huyện, xã, bản.
b, Tỷ lệ diện tích ngô được hỗ trợ giá giống: không quá 15% đối với diện tích gieo trồng trên đất bãi, nương đối với các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I; không quá 10% đối với xã, thị trấn thuộc khu vực II và khu vực III. Hỗ trợ 100% diện tích ngô gieo trồng trên đất 1 vụ lúa, 2 vụ lúa theo kế hoạch của UBND tỉnh giao.
c, Tỷ lệ diện tích đậu tương được hỗ trợ giá giống đối với các xã sản xuất đậu tương tập trung: Không quá 20% diện tích gieo trồng trên đất bãi, đất nương đối với các xã thị trấn thuộc khu vực I và khu vực II. Hỗ trợ 100% diện tích ngô gieo trồng trên đất 1 vụ lúa, 2 vụ lúa theo kế hoạch của UBND tỉnh giao.
2. Hỗ trợ phát triển nấm thương phẩm:
- Hỗ trợ 50% giá giống nấm rơm; 50% giá bịch giống nấm sò, mộc nhĩ.
- Đối với giống nấm rơm : Mỗi huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ không quá 150 kg giống nấm /năm; Đối với bịch giống: Mỗi huyện, thành phố, thị xã hỗ trợ không quá 1000 bịch giống/năm đối với nấm sò, mộc nhĩ.
3. Hỗ trợ phát triển cây cà phê trong vùng quy hoạch
- Hỗ trợ 01 lần với mức 4.500.000 đồng/ha cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi đất trồng cây lâu năm, đât trồng cây hàng năm, đất nương rẫy sang trồng cà phê hoặc tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với doanh nghiệp để trồng cà phê.
- Hỗ trợ 50% giá cây trồng cho các hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn trồng cà phê.
- Hàng năm toàn tỉnh hỗ trợ không quá 200 ha điện tích cà phê trồng mới đối với diện tích chuyển đổi sang trồng cà phê tiêu điền nằm trong vùng quy hoạch phát triển cà phê của tỉnh (không bao gồm diện tích cà phê được đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ thực hiện đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh huyện Mường Nhé đến năm 2015 theo Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 12/01/2012 của Thủ tướng Chính Phủ do đã có chính sách riêng). Đối với cà phê đại điền năm trong vùng phát triển cà phê, diện tích trồng mới được hỗ trợ thực hiện theo kế hoạch giao hàng năm của UBND tỉnh.
4. Hỗ trợ phát triển Chè cây cao(Chè tuyết shan) trong vùng quy hoạch
- Hỗ trợ giống: Hỗ trợ 100% giá giống (bao gồm cả trồng dặm)
- Hỗ trợ tiền mua lương thực: Các hộ gia đình tham gia trồng chè cây cao được hỗ trợ tiền mua lương thực; diện tích để tích hỗ trợ theo diện tích trồng thực tế; mức hỗ trợ tương đương 700 kg gạo/ha/năm ( Thời gian không quá 5 năm, giá gạo tính theo giá thông báo của Sở tài chính tại thời điểm hỗ trợ.
- Diện tích chè trồng mới được hỗ trợ giá giống hàng năm của toàn tỉnh không quá 60 ha. Áp dụng đối với các hộ có diện tích chuyển đổi sang trồng chè tối thiểu phải từ 500m2/01 điểm trồng chè trở lên và không có tranh chấp, mỗi hộ chỉ được hỗ trợ một lần với diện tích hỗ trợ không quá 1 ha, thời gian hỗ trợ từ khi trồng chè cho đến khi thu sản phẩm nhưng tối đa không quá 5 năm.
5. Hỗ trợ phát sinh cây cao su tiểu điền trong vùng quy hoạch
Hỗ trợ các cá nhân, hộc gia đình tổ chức tự đầu tư trồng cây cao su theo quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh; mức hỗ trợ cụ thể như sau:- Hỗ trợ 50% giá giống cao su trồng mới(bao gồm cả trồng dặm).
- Hỗ trợ chuyển đổi (01 lần) cho hộ chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm và đất luân canh sang trồng cây cao su: mức hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha.
- Đối với các xã, thị trấn thuộc khu vực II, III: Ngoài các hỗ trợ trên các cá nhân, hộ gia đình còn được hỗ trợ gạo; diện tích được hỗ trợ theo diện tích trồng cao su thực tế; mức hỗ trợ tối đa không quá 700kg gạo/ha/năm (Thời gian hỗ trợ không quá 5 năm, giá gạo tính theo giá thông báo của Sở Tài chính tại thời điểm hỗ trợ).
- Diện tích chuyển đổi sang trồng cao su tiểu điền nằm trong vùng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh, hàng năm toàn tỉnh hỗ trợ không quá 50 ha diện tích cao su trồng mới.
6. Hỗ trợ phát triển Cây ăn quả
- Hỗ trợ giống cây trồng mới: Hỗ trợ 50% giá giống cây trồng mới. Số lượng giống được hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ mắt ghép: Hỗ trợ 50% giá mắt ghép, công ghép cải tạo những cây trồng năng suất kém chất lượng. số lượng giống được hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Diện tích hỗ trợ hàng năm toàn tỉnh không quá 30 ha (bao gồm cả diện tích trồng mới và cải tạo).
7. Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò
7.1. Hỗ trợ cải tạo đàn bò, đàn trâu
a, Hỗ trợ cải tạo đàn bò địa phương, bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo:
Chỉ được hỗ trợ khi tỷ lệ thụ thai đạt 70% trở lên so với số lượng bò được thụ tinh, mức hỗ trợ cụ thể như sau:
- Các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I: Hỗ trợ 100% tinh bò giống hướng thịt Zebu, Ni tơ bảo quản tinh, vật tư phối giống, cước vận chuyển, hỗ trợ 50% công phối giống.
- Các xã thuộc khu vực II: Hỗ trợ 100% tinh bò giống hướng thịt Zebu, Ni tơ bảo quản tinh, vật tư phối giống, cước vận chuyển, công phối giống.
b, Hỗ trợ cải tạo đàn bò, đàn trâu tại các khu vực không thực hiện được thụ tinh nhân tạo:
- Hỗ trợ 80% giá mua giống bò đực lai F2, trâu đực ngoài vùng (huyện, tỉnh) Để phối giống trực tiếp cho bò, trâu cái ở các địa phương không thực hiện được thụ tinh nhân tạo. Sau khi bò đực lai F2, trâu đực giống tạo được 100 con bê lai, nghé con thì chủ hộ, nhóm hộ nuôi bò đực lai F2, trâu đực giống được quyền sở hữu con bò đực giống lai F2 đó.
- Hỗ trợ các chủ hộ, nhóm hộ nuôi bò đực lai F2, trâu đực để phối giống: Hỗ trợ theo số lượng bê lai, nghé con được sinh; mức hỗ trợ 100.000đồng/con; hỗ trợ trong thời gian 4 năm.
- Hỗ trợ các chủ hộ có trâu bò đực không đủ chỉ tiêu chuẩn giống phải thiến 200.000 đồng /con; hỗ trợ công thiến bằng phương pháp kìm thiến cho cán bộ thực hiện 200.000 đồng/con.
7.2. Hỗ trợ chăn nuôi trâu bò theo quy mô hộ gia đình
- Hỗ trợ 100% giá cỏ giống trồng năm đầu tiên cho các hộ tham gia chăn nuôi trâu, bò hàng hóa có quy mô từ 5 con trâu, bò trở lên.
7.3. Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò theo quy mô trang trại
Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng trong 3 năm đầu cho các hộ gia đình, cá nhân có từ 20 con trâu, bò trở lên để xây dựng chuồng trại mua trang thiết bị chăn nuôi tiên tiến
7.4. Định mức và hạn mức hỗ trợ
a, Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn bò vàng địa phương 500 con/năm; trong đó các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I là 300 con, các xã, thị trấn thuộc khu vực II là 200 con.
b, Hỗ trợ cải tạo đàn bò, đàn trâu tại các vùng lòng chảo huyện Điện Biên và khu vực không thực hiện được thụ tinh nhân tạo.
- Định mức: Các hộ chăn nuôi có quy mô từ 20 trâu cái hoặc bò cái sinh sản trở lên; nhóm hộ chăn nuôi có cùng khu vực chăn thả, có quy mô từ 30 con trở lên được bố trí 01 con trâu đực, bò đực giống F2.
- Hạn mức hỗ trợ trâu, bò đực giống: Mỗi huyện, thị xã thành phố được hỗ trợ không quá 3 con trâu đực, bò đực giống F2/năm.
- Hạn mức hỗ trợ các chủ hộ, nhóm hộ nuôi bò đực lai F2, trâu đực để phối giống: Hỗ trợ theo số lượng bê lai, nghé con sinh ra, mỗi huyện, thị xã, thành phố không quá 60 con bê, nghé/năm.
c, Hỗ trợ trồng cỏ: Hạn mức hỗ trợ điện tích trồng cỏ chăn nuôi, mỗi huyện, thị xã, thành phố không quá 1 ha/năm).
d, Hỗ trợ tập huấn phát triển chăn nuôi giúp nông dân theo quy định chế độ tài chính hiện hành.
8. Hỗ trợ chăn nuôi lợn
8.1. Hỗ trợ chăn nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình:
a, Các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I:
Các hộ chăn nuôi lợn khi có đủ các tiêu chí kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định được hỗ trợ 01 lần bằng tiền để mua lợn giống. Mức hỗ trợ , quy mô để được hỗ trợ và hạn mức được hỗ trợ cụ thể như sau:
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 10% giá lợn giống.
- Quy mô để được hỗ trợ : Các hộ chăn nuôi có từ 10 con lợn sinh sản trở lên hoặc có từ 50 con lợn thịt trở lên.
- Hạn mức được hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 10 con giống/hộ đối với lợn sinh sản; 25 con giống/hộ đối với lợn thịt.
b, Các xã, thị trấn thuộc khu vực II, III:
Các hộ chăn nuôi lợn khi có đủ các tiêu chí kĩ thuật do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định được hỗ trợ 01 lần bằng con giống. Mức hỗ trợ và quy mô để được hỗ trợ cụ thể như sau:
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 01 con lợn giống/hộ đối với lợn sinh sản; 02 con lợn giống/hộ chăn nuôi lợn.
- Quy mô để được hỗ trợ: Các hộ chăn nuôi có từ 05 con lợn sinh sản trở lên hoặc có từ 15 con lợn thịt trở lên.
8.2. Hỗ trợ chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại:
Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng trong 3 năm đầu cho các hộ gia đình, cá nhân có từ 25 con lợn sinh sản trở lên hoặc có từ 100 con lợn thịt trở lên để xây dựng chuồng trại, mua trang thiết bị chăn nuôi tiên tiến.
8.3. Định mức và các hạn mức hỗ trợ( Bao gồm cả hộ nuôi lợn sinh sản và hộ nuôi lợn thịt): Các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I, II, III: Mỗi huyện, thị xã, thành phố được hỗ trợ không quá 15 hộ/năm.
9. Hỗ trợ chăn nuôi gia cầm
- Hỗ trợ chăn nuôi gia cầm theo quy mô hộ gia đình: Hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay ngân hàng 3 năm đầu giúp các hộ chăn nuôi gia cầm có quy mô đàn gia cầm từ 500 con trở lên để mua giống, thức ăn chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, mua trang thiết bị chăn nuôi tiên tiến.
- Hỗ trợ chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại: Hỗ trợ 100% lãi xuất vốn vay ngân hàng trong 3 năm đầu cho các hộ gia đình, cá nhân có quy mô đàn gia cầm từ 3.000 con trở lên để xây dựng chuồng trại, mua trang thiết bị chăn nuôi tiên tiến.
10. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật:
Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, lợn gia cầm cho các hộ nông dân tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; mức hỗ trợ thực hiện theo quy định chế độ tài chính hiện hành.
11. Hỗ trợ bảo vệ thực vật:
- Hỗ trợ 100% giá thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ nông dân tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh khi có quyết định công bố dịch của UBND tỉnh đối với các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp.
- Hỗ trợ tập huấn bảo vệ thực vật hàng nam giúp nông dân theo chế độ chính sách hiện hành quy định theo từng khu vực trong tỉnh.
- Hỗ trợ tập huấn các kiến thức về bảo vệ thực vật cho các cán bộ phụ trách lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tại xã, thôn, bản; mỗi năm từ 1 – 2 lần/năm.
12. Hỗ trợ thú y:
a, Các loại vắc xin và định mức hỗ trợ để tiêm phòng trên địa bàn toàn tỉnh gồm:
- Vắc xin nhiệt thán: Tỷ lệ tiêm phòng đạt 30% trên tổng đàn, tiêm 1 lần/năm (tiêm vùng ổ dịch cũ do trạm thú y cấp huyện xác định).
- Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò: Tỷ lệ tiêm phòng đạt 80% trên tổng đàn, được tiêm 2 lần /năm.
- Vắc xin tụ huyết trùng lợn: Tỷ lệ tiêm phòng đạt 80% trên tổng đàn, được tiêm 2 lần /năm.
- Vắc xin dịch tả lợn: Tỷ lệ tiêm đạt 80% trên tổng đàn, được tiêm 2 lần /năm.
- Vắc xin ung khí thán: Tiêm phòng 2 lần/năm, mỗi năm tiêm từ 8.000 – 10.000 liều vac xin/năm(tiêm vào vùng ổ dịch cũ do trạm thú y cấp huyện xác định).
b, Định mức và hạn mức hỗ trợ
- Hỗ trợ 100% tiền vắc xin cần thiết để tiêm phòng cho gia súc trong địa bàn toàn tỉnh.
- Hỗ trợ tiền công tiêm phòng: 4.000 đồng cho một mũi tiêm( Một liều vắc xin) đối với trâu bò; 2000 đồng cho một mũi tiêm(một liều vắc xin) đối với lợn; 200 đồng/con/lần tiêm đối với gia cầm.
- Hỗ trợ phòng chống dịch: Thực hiện theo Quyết định 605/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Điện Biện.
c, Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro(chết) do phản ứng sau tiêm phòng vắc xin: Hỗ trợ 100% giá trị gia súc, gia cầm theo giá thị trường tại thời điểm xả ra rủi ro. Gia súc, gia cầm được xác định là chết do phản ứng khi tiêm một số loại vắc xin sau:
- Tiêm phòng trâu, bò: Vắc xin phòng bệnh nhiệt thán, Ung khí thán, tụ huyết trùng, lở mồm long móng.
- Tiêm phòng cho lợn: Vắc xin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh tai xanh.
- Tiêm phòng cho gia cầm: vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm.
- Hỗ trợ tập huấn thú y cho lực lượng thú y xã và cán bộ thôn bản: Mỗi xã từ 10 – 15 thú y viên, cán bộ thôn bản được tập huấn, , bổ sung kiến thức chuyên môn, từ 1 – 2 lần/năm.
13. Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản
13.1 Hỗ trợ phát triển mô hình thủy sản
Hỗ trợ giá giống cho mô hình sản xuất nuôi cá, tôm càng xanh trong ruộng cấy lúa, mô hình nuôi cá trong hệ V.A.C và mô hình nuôi cá rô phi đơn tính; mức hỗ trợ là 50% đối với các xã thuộc khu vực I và II, 100% đối với các xã thuộc khu vực III.
Các loại giống cá nuôi được hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của liên Sở: Nông nghiệp và PTNT – Sở tài chính; tiêu chuẩn cá giống áp dụng theo tiêu chuẩn do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định.
13.2 Hỗ trợ phát triển đối tượng thủy sản mới:
a, Hỗ trợ nuôi trồng đối tượng nuôi trồng thủy sản mới: Hỗ trợ 50% giá giống và giá thức ăn cho các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng đối tượng thủy sản mới có giá trị kinh tế cao. Đối tượng thủy sản mới có giá trị kinh tế cao phải được Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định.
b, Hỗ trợ sản xuất giống các đối tượng thủy sản mới: Hỗ trợ 50% giá giống và giá thức ăn theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối tượng thủy sản mới là các đối tượng chưa được sản xuất trên địa bàn tỉnh.
13.3 Hỗ trợ nuôi cá cộng đồng:
Hỗ trợ cá giống cho các tổ chức nuôi cá cộng đồng tại các hồ thủy lợi ( trừ hồ thủy điện Sơn La); mức hỗ trợ 250.000 đồng/01 ha mặt nước/năm.
13.4 Hỗ trợ tập huấn, hội thảo kỹ thuật cho nông dân.
13.5 Định mức và hạn mức thực hiện chính sách hỗ trợ
a, Hỗ trợ giá giống thủy sản theo mô hình nuôi cá, tôm càng xanh trong ruộng cấy lúa: Toàn tỉnh hỗ trợ không quá 50 ha/năm.
b, Hỗ trợ giá giống cá mô hình nuôi cá trọng hệ V. A.C: Hỗ trợ không quá 5 ha/ năm/ các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I và khu vực II; Hỗ trợ không quá 3 ha/năm/các xã thuộc khu vực III.
c, Hỗ trợ nuôi trồng đối tượng thủy sản mới: Mỗi huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ không quá 0,5 ha/năm.
d, Hỗ trợ cá giống cho các tổ chức nuôi cá cộng đồng tại các hồ thủy lợi: Diện tích hỗ trợ toàn tỉnh không quá 500 ha/năm.
14. Hỗ trợ trồng cây phân tán.
- Thực hiện theo dự án trồng cây phân tán (gồm cả trồng cây phân tán trên vỉa hè, đường phố) hoặc kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% giá cây giống. Đối với cây trồng trên vỉa hè đường phố) trên các đồi di tích lịch sử ngoài hỗ trợ giá cây giống còn được hỗ trợ thêm 100% giá phân bón, rào bảo vệ trong 2 năm đầu sau khi trồng.
- Khối lượng trồng cây phân tán hàng năm, thực hiện theo quyết định giao; mức hỗ trợ toàn tỉnh không quá 500 triệu đồng/năm.
15. Hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân tham gia góp đất với Doanh nghiệp để trồng rừng sản xuất theo các dự án trồng rừng sản xuất.
- Hỗ trợ 01 lần bằng tiền các hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất nương, đất trống đồi trọc (thực bì thuộc trạng thái Ia, Ib,Ic), tham gia góp đất với doanh nghiệp để trồng rừng sản xuất theo các dự án trồng rừng đã được cấp phép theo quy định hiện hành; mức hỗ trợ là 5 triệu đồng/ ha rừng thực trồng; thời điểm được hỗ trợ là sau khi nghiệm thu rừng trồng năm thứ 2
- Hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân tham gia góp đất với doanh nghiệp để trồng rừng sản xuất: Hỗ trợ theo tiến độ trồng, chăm sóc rừng trồng hàng năm của các doanh nghiệp.
III. Thời điểm thực hiện: Chính sách này thực hiện từ ngày 01/01/2014.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được HĐND tỉnh thông qua và thay thế Nghị quyết 141/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008, Nghị quyết số 194/2010/NQ-HĐND ngày 16/7/2010 của HĐND tỉnh khóa XII về chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Điện Biên.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2013./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 194/2010/NQ-HĐND điều chỉnh Chính sách hỗ trợ sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 2Quyết định 2048/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Quyết định 39/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2013
- 5Nghị quyết 141/2008/NQ-HĐND thông qua chính sách hỗ trợ thực hiện dự án quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2015
- 6Nghị quyết 31/2005/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa năm 2004 - 2013
- 8Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ sản xuất theo Quyết định 2621/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Nghị quyết 104/2007/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 78/2006/NQ–HĐND về chính sách hỗ trợ sản xuất Nông – Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2007 – 2010
- 10Quyết định 25/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 11Nghị quyết 383/2015/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 13Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ 2014-2018
- 1Nghị quyết 194/2010/NQ-HĐND điều chỉnh Chính sách hỗ trợ sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- 2Quyết định 39/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2013
- 3Nghị quyết 141/2008/NQ-HĐND thông qua chính sách hỗ trợ thực hiện dự án quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2015
- 4Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa năm 2004 - 2013
- 5Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ 2014-2018
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Quyết định 79/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2048/QĐ-UBND năm 2012 về Quy định chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang
- 8Quyết định 447/QĐ-UBDT năm 2013 công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 9Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10Nghị quyết 31/2005/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 11Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ sản xuất theo Quyết định 2621/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Nghị quyết 104/2007/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 78/2006/NQ–HĐND về chính sách hỗ trợ sản xuất Nông – Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2007 – 2010
- 13Quyết định 25/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 14Nghị quyết 383/2015/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Nghị quyết 322/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 322/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 13/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Nguyễn Thanh Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra